Cach soạn văn bản bai con rong chau tien năm 2024

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tác giả, tác phẩm, bố cục, tóm tắt, luyện tập và đọc hiểu văn bản của soạn văn bài Con Rồng cháu Tiên, Nhằm giúp các em tham khảo bài soạn và chuẩn bị tốt cho bài giảng tốt sắp tới của mình. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

Soạn văn 6 bài Con rồng cháu tiên

Bố cục:

- Phần 1 (Từ đầu ... Long Trang): Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.

- Phần 2 (tiếp ... lên đường): Việc sinh con và chia con.

- Phần 3 (còn lại): Việc lập nước Văn Lang và nguồn gốc dân tộc Việt.

Tóm tắt:

Lạc Long Quân là thần thuộc nòi rồng, một lần lên cạn diệt yêu quái đã gặp và kết duyên cùng Âu Cơ họ Thần Nông. Sau đó, Âu Cơ đẻ một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai. Lạc Long Quân vốn quen dưới nước, đành chia cách Âu Cơ. Năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi theo cha xuống biển, hẹn khó khăn giúp đỡ. Người con trưởng theo Âu Cơ làm vua, hiệu Hùng Vương, lập nước Văn Lang. Đó là nguồn gốc nước Việt bây giờ.

Câu 1 (trang 8 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1):

Về nguồn gốc, hình dạng Lạc Long Quân và Âu Cơ:

- Lạc Long Quân nòi rồng, con trai thần Long Nữ. Thân mình rồng, thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, diệt yêu trừ ma.

- Âu Cơ dòng họ Thần Nông, xinh đẹp.

Câu 2 (trang 8 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Kết duyên và đẻ bọc trứng: Nước – cạn là hai môi trường sống tách biệt; bọc trăm trứng nở ra trăm con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi.

- Lạc Long quân và Âu Cơ chia con để khi có việc giúp đỡ lẫn nhau, đây là sự phát triển của cộng đồng mở mang đất nước.

- Theo truyện, người Việt Nam là con cháu vua Hùng, nguồn gốc rồng tiên.

Câu 3 (trang 8 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1):

Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết hư cấu hoang đường, được sáng tạo có mục đích. Chúng tạo sự hấp dẫn, màu sắc thần thoại, tô đậm tính kì lạ, cao quý của nhân vật, suy rộng ra nguồn gốc Rồng Tiên của người Việt.

Câu 4 (trang 8 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1):

Ý nghĩa câu chuyện: Giải thích, tôn vinh nguồn gốc cao đẹp của dân tộc, đồng thời thể hiện ước nguyện đoàn kết dân tộc anh em mọi miền đất nước.

Luyện tập

Câu 1* (trang 8 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1):

Một số truyện các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự truyện Con Rồng cháu Tiên:

- Quả trứng to nở ra con người của dân tộc Mường.

- Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ Mú.

Sự giống nhau ấy cho thấy sự tương đồng cách giải thích nguồn gốc và sự giao thoa văn hóa các tộc người trên nước ta.

Câu 2 (trang 8 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1):

Xem lại phần tóm tắt ở trên.

File tải miễn phí ngữ văn lớp 6 bài con rồng cháu tiên:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải bài soạn soạn văn bản con rồng cháu tiên chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Tham khảo bài học tiếp theo:

  • Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy môn Văn lớp 6
  • Soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng việt lớp 6
  • Soạn bài Thánh Gióng môn Văn lớp 6 chi tiết

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm tài liệu Ngữ văn như: hướng dẫn soạn bài, đề cương ôn tập, đề thi, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra 15 phút trên lớp, những bài văn mẫu,... được cập nhật liên tục mới nhất tại chuyên trang của chúng tôi.

Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc của Âu Cơ và Lạc Long Quân.

Những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ là:

  • Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng:
    • Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần Long Quân là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông.
    • Lạc Long Quân "sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ", còn Âu Cơ "xinh đẹp tuyệt trần".
  • Sự nghiệp mở nước:
    • Lạc Long Quân "giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh"
    • Những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần còn "dạy dân cách trồng trọt chăn nuôỉ và cách ăn ở".

2. Soạn câu 2 trang 8 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh con có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?

  • Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.
  • Chuyện sinh nở của Âu Cơ thật kì lạ: nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra trăm con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
  • Âu Cơ và Lạc Long Quân chia các con: Năm mươi con xuống biển theo Lạc Long Quân, còn năm mươi con lên rừng theo Âu Cơ, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
  • Theo truyện này thì người Việt là con Rồng, cháu Tiên.

3. Soạn câu 3 trang 8 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của chi tiết này trong truyện?

  • Tưởng tượng, kì ảo là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.
  • Trong truyền thuyết này các chi tiết tưởng tượng có vai trò:
    • Tô đậm tính thần kì, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
    • Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc dể chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
    • Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.

4. Soạn câu 4 trang 8 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Thảo luận ý nghĩa của truyện Con Rồng, cháu Tiên.

Truyện có ý nghĩa sau:

  • Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
  • Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam, dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay ở nước ngoài đều cùng chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ, vì vậy, phải luôn thương yêu, đoàn kết.

5. Soạn câu 1 trang 8 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng, cháu Tiên? Sự giống nhau ấy thể hiện điều gì?

  • Một số tộc người khác ở Việt Nam cũng có truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiền như: người Mường có truyện Quả trứng to nở ra con người, người Khơ Mú có truyện Quả bầu mẹ.

Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cuội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các tộc người trên đất nước ta.