Cách tính phần trăm hao hụt trong sản xuất

Liên quan đến định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, Bộ phận tư vấn của Tổng cục Hải quan có nội dung trả lời câu hỏi của doanh nghiệp. Vlegal Đồng Khánh xin giới thiệu để Quý Khách hàng tham khảo.

Câu hỏi:

Chúng tôi là Doanh nghiệp chế xuất, chúng tôi nhập khẩu NPL: HẠT NHỰA về, sau đó bỏ vào máy ép, ép ra sản phẩm: HỘP NỐI BẰNG NHỰA để xuất đi. Trong quá trình sản xuất sản phẩm, do sản phẩm có nhiều góc cạnh, chúng tôi phải cắt gọt nhiều phần dư thừa nên tỷ lệ hao hụt sản phẩm là 108%.

Theo như điều 55 của Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 thì không có quy định nào của hải quan quy định tỷ lệ hao hụt của sản phẩm là tối đa bao nhiêu phần trăm.

Vậy chúng tôi muốn hỏi là trường hợp của công ty chúng tôi, tỷ lệ hao hụt 108% thì có được không, hải quan có chấp nhận không và ngoài ra còn có thông tư nào quy định về tỷ lệ hao hụt tối đa của sản phẩm của doanh nghiệp chế xuất hay không?

Trả lời:

Trả lời câu hỏi doanh nghiệp, Bộ phận tư vấn của Ban Biên tập có ý kiến trao đổi như sau để doanh nghiệp tham khảo:

Căn cứ Khoản 3, Khoản 4 Điều 55 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quy định về định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu:

Điều 55. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu

1. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, gồm:

a) Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm;

b) Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm;

c) Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao. Trường hợp lượng phế liệu, phế phẩm đã tính vào định mức sử dụng hoặc định mức vật tư tiêu hao thì không tính vào tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư.

Định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư.

2. Định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu ban đầu là lượng nguyên liệu thành phần sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu được tách ra từ một nguyên liệu ban đầu.

3. Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức.

4. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Khi xác định số tiền thuế được hoàn hoặc không thu, tổ chức, cá nhân quan căn cứ vào quy định tại Thông tư này và định mức thực tế sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.”

Đề nghị Công ty căn cứ vào thực tế sản xuất, đối chiếu quy định tại Điều 55 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 để xây dựng định mức và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong quá trình gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Cơ quan hải quan không quy định tỷ lệ hao hụt cụ thể đối với sản phẩm của công ty.

…”

Cách tính phần trăm hao hụt trong sản xuất

Nhận xét:

Cũng liên quan đến vấn đề này, Điều 40 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương có quy định:

Điều 40. Định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư

1. Định mức sử dụng, tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư do các bên thỏa thuận trong hợp đồng gia công, có tính đến các định mức, tỷ lệ hao hụt được hình thành trong các ngành sản xuất, gia công có liên quan của Việt Nam tại thời điểm ký hợp đồng.

2. Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nhận gia công trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khu vào đúng mục đích gia công và tính chính xác của định mức sử dụng, tiêu hao và tỷ lệ hao hụt của nguyên phụ liệu gia công.

Như vậy, có thể thấy rằng, định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư là do doanh nghiệp tự xây dựng và được lưu tại doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các định mức này, đồng thời, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền kiểm tra, yêu cầu giải trình và xử phạt trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm.

Theo kinh nghiệm của mình, Vlegal Đồng Khánh có một số khuyến cáo đối với Quý Khách hàng như sau:

(i) Trong quá trình đàm phán hợp đồng gia công, phải tính toán các định mức tiêu hao sát với thực tế sản xuất và phù hợp với định mức tiêu hao được hình thành trong ngành sản xuất, gia công tương ứng tại Việt Nam;

(ii) Thỏa thuận cụ thể các định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và ghi cụ thể tại hợp đồng gia công với đối tác;

(iii) Lưu giữ đầy đủ các tài liệu, chứng từ về việc thỏa thuận, xây dựng định mức tiêu hao làm cơ sở xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra;

(iv) Trong điều khoản thỏa thuận về nguyên liệu, vật tư tại hợp đồng gia công, nên có thỏa thuận về việc bên nhận gia công hoặc các bên có thể thỏa thuận về việc thay đổi định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư trong trường hợp cần thiết.

Về mẫu hợp đồng gia công hàng hóa quốc tế, Quý Khách hàng có thể tham khảo tại bài viết: MẪU HỢP ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG HÓA./.

Cách tính phần trăm hao hụt trong sản xuất

1. Khái niệm: Định mức là gì? Là lượng nguyên vật liệu sử dụng tính trên 1 đơn vị thành phẩm.

Ví dụ:

+/ May 1 chiếc áo sơ mi chúng ta cần 1m2 vải. Đó là thực tế số lượng vải chúng ta cần phải dùng trong việc sản xuất ra 1 chiếc áo. +/ Một xe máy chạy 100 km hết 2.8 lít xăng, do đó định mức trên 1km nó là 0.028 Lít. +/ Một điện thoại dùng 1 cục pin vậy định mức sử dụng NVL Pin là : 1


2. Những chú ý trong việc xây dựng định mức:


+/ Định mức phải sát với thực tế theo điều 55 thông tư 38/2015/TT-BTC +/ Định mức của XNK phải phù hợp với định mức của kế toán : Điều này bạn phải làm định mức từ mã NVL của kế toán( Sẽ được hướng dẫn trong phần sau).

+/ Không phải truyền định mức, phải khai báo định mức với cơ quan hải quan, chỉ lưu bản cứng khi có cơ quan kiểm tra. Theo điều 55 thông tư 38/2015/TT-BTC.

+/ Khi xây dựng định mức cần xây dựng phương án giải trình định mức: Bằng quy trình sản xuất thực tế hoặc bằng bản vẽ, mẫu sản phẩm. Nên lưu trữ mỗi model sản phẩm 1 mẫu để giải trình khi có cơ quan chuyên ngành kiểm tra. +/ Đối với hàng may mặc cần phải làm riêng biệt theo các Size : S,M,XL… vì định mức sử dụng nguyên vật liệu của chúng không giống nhau. +/ Cần xây dựng đơn vị tính chuẩn xác để thực hiện định mức đúng.
  • TỶ LỆ HAO HỤT NGUYÊN VẬT LIỆU HÀNG GIA CÔNG
1. Định nghĩa: Là tỷ lệ nguyên vật liệu mất đi hoặc chuyển hóa thành phế liệu trong quá trình thực hiện sản xuất ra sản phẩm được tính trên đơn vị 1 sản phẩm. + Giải thích từ ngữ: Mất đi nghĩa là hao hụt này biến mất 1 cách tự nhiên : Như xăng bay hơi, nước bị ngấm, cồn bay hơi, … Bị chuyển hóa thành phế liệu : nghĩa là các nguyên vật liệu sẽ bị loại bỏ, bị loại bỏ thành phế liệu trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. +/ Phế liệu phát sinh trong hao hụt mang tính chất mặc định, chu kỳ và sẽ chắc chắn bị mất đi trong quá trình sản xuất, sẽ bị lỗi hỏng trong quá trình thực hiện. Nó không mang tính chất bột phát, tai nạn.

Ví dụ:

- Nếu định mức 1 chiếc áo hết 1m2 vải, chúng ta chắc chắn sẽ phải dung > 1m2 vải vì quá trình cắt vải sinh ra hao hụt, đầu thừa đuôi thẹo . Cái đầu thừa đuôi thẹo ở đây chính là hao hụt. 6.3.4: Những chú ý khi đăng ký tỷ lệ hao hụt: +/ Tỷ lệ hao hụt không cứ là 3% như nhiều bạn lầm tưởng mà tuân theo thực tế sản xuất ( Ví dụ mua cái đũa xe về để mài 1 cây kim thì tỷ lệ hao hụt nó lên tới 500%) +/ Tỷ lệ hao hụt là tỷ lệ thường xuyên, gần như cố định sẽ mất đi trong quá trình sản xuất ra sản phẩm chứ ko mang tính tình huống ( Ví dụ : Nhập 10000 cái kính về sản xuất nhưng do công nhân làm đổ vỡ hết 10000 cái kính đó => Phế liệu ngoài định mức chứ ko phải là phế liệu trong định mức do hao hụt sinh ra). +/ Cần cân đối với kế toán, đưa ra tỷ lệ hao hụt cố định cho 1 sản phẩm và cân đối phế liệu trong định mức và ngoài định mức để giải trình. +/ Có các phương án giải trình đối với tỷ lệ hao hụt này.

Tác giả : Phạm Thành Nam - www.xnkvietnam.net

Cùng nhau chia sẻ - Cùng nhau thành công!
Những bài viết của mình chỉ mang tính chất tham khảo - Rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý từ các bạn.

+/ Đối với hàng may mặc cần phải làm riêng biệt theo các Size : S,M,XL… vì định mức sử dụng nguyên vật liệu của chúng không giống nhau.==> định mức xưởng xây dựng đi sơ đồ ra định mức bình quân thì sao mình làm định mức từng size được anh?

bên công ty e có lượng hàng xuất để chạy thử máy móc ( xuất hàng ngày để test máy) sau đó sẽ thành phế liệu thì lượng Nguyên vật liệu này được tính trong định mức hay ngoài định mức ah ?