Cách ủ chua thức ăn cho gà

Thứ 3, 11/02/2020 | 16:52:39

2,411 lượt xem

Thay vì nuôi gà bằng cám viên hay thức ăn công nghiệp , gia đình ông Nguyễn Văn Thuyến, xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy lại chọn cách ủ tinh bột lên men làm thức ăn cho gà. Phương pháp này đã giúp gia đình ông tiết kiệm 1/3 chi phí thức ăn so với nuôi bằng cám công nghiệp và mang lại cho gia đình ông lợi nhuận 250 triệu đồng mỗi năm.

Cách ủ chua thức ăn cho gà

Nuôi gà ri lai bằng nguồn thức ăn ủ lên men, thay thế cho nguồn thức ăn công nghiệp đã được gia đình ông Nguyễn Văn Thuyến, xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy áp dụng  4 năm nay. Theo đó, những phụ phẩm từ nông nghiệp, như cám gạo, bột ngô và bã đậu phụ sẽ được trộn, đảo cùng với men vi sinh, sau đó được ủ trong vòng 1 ngày là có thể đem ra cho gà ăn.

Cách ủ chua thức ăn cho gà

Ông Nguyễn Văn Thuyến, xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy: Gia đình tôi tìm mua con gà ri lai ở Trại giống Thụy Phương, Hà Nội. Vì có đầu ra ổn định nên gia đình áp dụng nuôi bằng thức ăn ủ lên men, con gà thương phẩm được đánh giá chất lượng hơn so với nuôi cám công nghiệp.


Cách ủ chua thức ăn cho gà

Cách ủ chua thức ăn cho gà

80% thức ăn ủ lên men sẽ được trộn cùng với 20% cám viên, làm nguồn thức ăn cho gà hàng ngày. Dự tính, mức chi phí thức ăn mỗi ngày khoảng 700 nghìn đồng cho tổng đàn gà hơn 3.000 con. Giảm 1/3 chi phí so với nuôi gà bằng cám công nghiệp. Ông Thuyến nhận thấy, gà ri lai nuôi bằng thức ăn ủ lên men, gà ăn khỏe, có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, mà giảm hẳn mùi hôi trong chăn nuôi.

Cách ủ chua thức ăn cho gà

Ông Nguyễn Văn Thuyến - xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy: Gà nuôi theo thức ăn ủ lên men, ngoài ra cần bổ sung thêm tỏi và vitamin cho gà ăn để phòng bệnh, sẽ đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi. Hiện tại, gia đình còn hơn 2.500 con gà, còn để lại để giữ mối, chứ bán chỉ 2 ngày là hết.

Cách ủ chua thức ăn cho gà
Gà ri lai nuôi bằng thức ăn ủ lên men, có thời gian nuôi từ 5-6 tháng sẽ đạt trọng lượng từ 4 – 4,5kg, đạt giá thành từ 90-100 nghìn đồng/kg, cao hơn 20-30 nghìn đồng/kg so với gà nuôi theo hình thức công nghiệp. Nhờ có đầu ra ổn định cho một số thương lái và nhà hàng tại thành phố Thái Bình, mà mỗi năm gia đình ông Thuyến thu về 250 triệu đồng tiền lãi.

Phương Thúy

Hơn 10 năm làm cán bộ thú y, chị Nguyễn Thu Thoan ở xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã nghiên cứu và học hỏi từ các trang trại lớn để phát triển mô hình nuôi gà, lợn vi sinh.

Cách ủ chua thức ăn cho gà

Chị Thoan kiểm tra độ lên men của cám.

Chị Thoan tự chế thức ăn vi sinh cho gà được lên men từ hỗn hợp: cám gạo, cám mạch, cám ngô, bột đậu tương, bột tỏi nguyên chất, tinh bột nghệ, phấn hoa, bột quế, men vi sinh.

Chị chia sẻ cách trộn như sau: cho các nguyên liệu vào máy trộn sơ qua, sau đó cho nước men vào trộn cho đến khi bột tơi và ẩm đều. Bốc vào thùng hoặc bao tải có lót nilon, để hở miệng sau 5-6 giờ, sau đó đậy kín nắp. Không nên nén chặt hỗn hợp vào thùng bởi trong quá trình ủ men, các loại cám sẽ nở ra.

Nhiệt độ và thời tiết quyết định thời gian ủ men. Nếu nhiệt độ vào khoảng 30 độ C thì ủ men khoảng 12 giờ, trường hợp nhiệt độ ngoài trời thấp hơn 30 độ C thường ủ từ 20-24 giờ. Khi thức ăn ấm lên và có mùi chua nhẹ có thể đem ra cho gia súc, gia cầm ăn.

Để đảm bảo chất lượng thức ăn vi sinh, tránh bị mốc, người chăn nuôi nên chú ý lượng thức ăn mỗi ngày để ăn vật nuôi ăn hết trong ngày. Khi ủ, không để các thùng, các bao đè lên nhau bởi sẽ kìm hãm quá trình lên men. Bảo quản thức ăn vi sinh ở nơi thoáng mát, khô ráo.

Tùy theo loại vật nuôi của trang trại để có cách cho ăn phù hợp. Tại trang trại nuôi gà, lợn vi sinh của chị Thoan, chị cho gà ăn trực tiếp thức ăn lên men, còn lợn rừng thì trộn thêm nước thành dạng lỏng, mỗi ngày 2 bữa sáng– chiều. Từng độ tuổi của vật nuôi phân phối lượng thức ăn phù hợp.

Cách ủ chua thức ăn cho gà

Thức ăn ủ vi sinh được pha với nước sạch cho lợn ăn.

Theo quan sát và những kiến thức học hỏi được chị Thoan nhận thấy, thức ăn vi sinh có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa và hô hấp của gà, lợn tránh các bệnh về đường ruột, hen, giúp gà tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn, giảm khí amoniac từ, kết hợp với đệm lót sinh học để có nguồn phân sạch. Nguồn thức ăn tự nhiên kết hợp với thảo dược giúp tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho gà, lợn.

Đàn gà nhà chị Thoan lớn nhanh, khỏe mạnh, cứng cáp, sau 3 tháng nuôi đạt trọng lượng 1,2 - 1,4 kg. Đặc biệt, xã Ninh Hiền nằm trong vùng dịch tả lợn nhưng đàn lợn rừng 50 con của chị cũng hoàn toàn khỏe mạnh, kháng bệnh.

Cách ủ chua thức ăn cho gà

Đàn gà ri khỏe mạnh nhờ thức ăn vi sinh.

Sau một năm thử nghiệm, mô hình nuôi gà vi sinh sạch của chị Thoan cho sản lượng 5000 con mỗi năm, tiêu thụ ở nhiều tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Mô hình của chị Thoan nhanh chóng được những người trong giới nông nghiệp hữu cơ, khởi nghiệp đến tham quan và học hỏi phương pháp ủ thức ăn vi sinh. Hai năm trước, anh Trần Anh Văn ở xã Thạch Bình, huyên Nho Quan, tỉnh Ninh Bìn đã học hỏi mô hình chăn nuôi sạch theo phương pháp ủ men vi sin giống chị Thoan. Anh chia sẻ: "Tôi nuôi gà khỏe mạnh, đề kháng với bệnh tật tốt hơn. Lứa gà đầu tiên sau 45 ngày, đạt 0,8-1kg. Giá thành thức ăn giảm nhiều so với thức ăn công nghiệp".

Cũng học từ mô hình chăn nuôi vi sinh, anh Bùi Văn Bân, Thành phố Yên Bái nuôi thử nghiệm 500 con gà cho thấy hiệu quả. Sau đó, anh Bân tiếp tục nuôi thêm 1500 con gà ri vàng rơm. Chất thải sinh học của gà anh dùng bón cho vườn bưởi rộng 1,2 ha với 400 cây bưởi da xanh.

Phạm Mơ

Trước tình hình trên, để giải quyết lượng thức ăn cho đàn gà và tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có tại địa phương, nhiều nông dân tại Tây Ninh áp dụng phương pháp ủ thức ăn chăn nuôi bằng men vi sinh.

Ông Võ Thanh Tùng, ngụ ấp Cẩm Long, xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu nuôi gà quy mô gia đình. Nhận thấy mua thức ăn hỗn hợp có giá thành cao, xem trên mạng, thấy việc ủ thức ăn chăn nuôi bằng men vi sinh có lợi nên ông tìm hiểu và làm thử

Cách ủ chua thức ăn cho gà

Gà cho ăn thức ăn ủ men.

 “Trước thời điểm dịch, thức ăn hỗn hợp có giá khoảng 290.000 đồng/bao, hiện nay trên 300.000 đồng/bao. Một bao như vậy đàn gà nhà tôi ăn trong vòng 4 ngày. Khi ủ thức ăn, tôi sử dụng cám và bắp xay là hai nguyên liệu dồi dào, sẵn có tại địa phương, ủ xong có thể cho ăn khoảng 1 tuần lễ. Thức ăn sau khi ủ có mùi thơm dịu, thời gian đầu, gà ăn chậm vì chưa quen, dần dần thì ăn được nhiều”, ông Tùng chia sẻ.

Phương pháp này ông Tùng đã áp dụng gần 2 năm nay và mang lại hiệu quả rất tốt, nhất là trong thời điểm hiện nay, vừa tiết kiệm được chi phí, gà ít bệnh, đường tiêu hóa tốt hơn, khi xử lý phân cũng không có mùi hôi.

Cách ủ chua thức ăn cho gà

Ủ thức ăn bằng men vi sinh hoạt tính (Ảnh minh họa).

Ông Nguyễn Văn Dũng- Trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Gò Dầu cho biết, thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn đã liên hệ với Trạm để được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng men vi sinh ủ thức ăn cho gà.

Cách thức thực hiện rất đơn giản: cho 125 g men (1/4 gói men vi sinh hoạt tính) và 1 kg cám gạo vào xô có chứa 10 lít nước, hòa tan và để trong 1 giờ (mục đích để nhân lên số lượng vi khuẩn). Sau đó, trộn đều hỗn hợp 14 kg cám chà, 10 kg bắp xay với dung dịch lên men cho vào thùng đậy kín, sau 24 giờ là cho gia cầm ăn được. Thức ăn ủ men vi sinh để được trong 6 ngày.

Ông Dũng cho biết thêm, dùng men vi sinh để lên men làm chín cám gạo, bắp tạo ra nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng từ những nguyên liệu dồi dào tại địa phương. Phương pháp này mang lại lợi ích thấy rõ, thức ăn lên men có mùi thơm, giúp gà tăng tính thèm ăn, sinh trưởng phát triển tốt, thịt có phẩm chất tốt, tăng trọng nhanh, giảm tối đa mùi hôi, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế.

Trúc Ly

Nguồn: Báo Tây Ninh