Cách xét tuyển bằng học bạ

Phương thức xét tuyển học bạ những năm gần đây nhận được sự quan tâm của nhiều thí sinh, phụ huynh vì sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật… Tuy nhiên, không ít phụ huynh, thí sinh tỏ ra lo lắng vì không biết sinh viên trúng tuyển bằng hình thức xét học bạ có gì khác với trúng tuyển bằng cách xét điểm thi không?

Phương thức xét tuyển học bạ THPT ngày càng được nhiều trường đại học áp dụng như hình thức tuyển sinh riêng, đây cũng là một trong những phương pháp xét tuyển được các nước tiên tiến trên thế giới triển khai. Thế nhưng, khi đối sánh với phương thức xét điểm thi THPT quốc gia, nhiều thí sinh vẫn băn khoăn: “Học Đại học bằng phương thức xét học bạ thì có gì khác biệt?”

Học Đại học bằng phương thức xét học bạ thì có gì khác biệt?

Cách xét tuyển bằng học bạ

Xét tuyển học bạ THPT lớp 12 là phương thức tuyển sinh riêng của các trường, hoàn toàn không bị chi phối bởi việc chọn môn thi THPT quốc gia. Đối với một số trường, kết quả học bạ còn trở thành một trong những tiêu chí trong việc sơ tuyển vào trường bên cạnh những yêu cầu về mức điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia.

Với các trường áp dụng xét tuyển học bạ là phương án tuyển sinh riêng thì hầu hết hệ thống các tổ hợp môn xét tuyển ở phương thức xét tuyển học bạ đều trùng với các tổ hợp môn của phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018. Do đó, các thí sinh không gặp quá nhiều khó khăn khi lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển cho mình. Bên cạnh đó, ở phương thức xét tuyển học bạ, thí sinh bắt buộc phải tốt nghiệp THPT thì mới được phép đăng ký xét tuyển.

Về cơ bản, điều khác biệt duy nhất giữa phương thức xét tuyển chính là về điều kiện xét tuyển và mốc thời gian xét tuyển. Ở mỗi trường, điều kiện và thời gian xét tuyển học bạ sẽ do trường Đại học đó quy định. Có một số trường sử dụng điểm năm lớp 12, điểm 3 năm cấp 3 hay xét cả yếu tố hạnh kiểm,… tùy theo Đề án từng trường thí sinh có thể tham khảo.

Trúng tuyển bằng xét tuyển học bạ: không khác biệt về cơ hội học tập

Xét tuyển học bạ là phương thức tuyển sinh đầu vào được các trường có đề án tuyển sinh riêng thực hiện đồng thời với phương thức xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia và không có sự phân biệt về chương trình học tập giữa các thí sinh trúng tuyển.

Tất cả thí sinh trúng tuyển vào các trường theo phương thức xét tuyển học bạ cũng như thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia đều học cùng lớp với nhau và được thụ hưởng những điều kiện học tập tốt nhất;

Vì sao thí sinh ngày càng “chuộng” xét tuyển học bạ?

Sở dĩ xét tuyển học bạ ngày càng chiếm ưu thế, được đông đảo thí sinh quan tâm, lựa chọn bởi những ưu điểm: điều kiện xét tuyển tương đối “mềm”, thí sinh gần như biết trước cơ hội vào đại học sớm mà không cần hồi hộp chờ đợi, so sánh kết quả thi THPT quốc gia, tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm áp lực thi cử.

Đây cũng là cơ hội cho các bạn thí sinh học khá, giỏi nhưng trong quá trình thi cử có thể không đạt thành tích như mong muốn.

Cách xét tuyển bằng học bạ

Một số lưu ý gì khi xét tuyển vào đại học bằng học bạ.

Điều kiện và thời gian xét tuyển học bạ khác nhau giữa các trường. Đa số các trường xét tuyển bằng điểm học tập năm lớp 12.

Thường các trường đưa ra tiêu chí, ngoài điều kiện tốt nghiệp THPT, thí sinh cần đảm bảo: tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 18.0 trở lên. Tuy nhiên, vẫn có trường xét điểm của cả 5 học kỳ THPT.

Do đó, thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh cụ thể của trường đại học mà mình dự định nộp hồ sơ, tránh nhầm lẫn đáng tiếc.

Đặc biệt, khi xét tuyển bằng học bạ, thí sinh nên đăng ký sớm. Số lượng chỉ tiêu có hạn, nếu đủ số lượng đạt tiêu chí trúng tuyển rồi thì thí sinh nộp sau sẽ không còn cơ hội. Thêm nữa, thí sinh nộp sớm bao giờ cũng lợi thế hơn nộp sau vì điểm chuẩn đợt sau tại nhiều trường thường cao hơn từ 1 – 3 điểm so với đợt trước.

Nguồn: Báo tuổi trẻ

Xét tuyển học bạ là một trong những “phao cứu sinh” trong quá trình xét tuyển đại học mà rất nhiều thí sinh quan tâm. Vậy thí sinh khi chọn phương thức xét tuyển học bạ cần phải chuẩn bị những gì? Có những lưu ý ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cùng bạn.

Cách xét tuyển bằng học bạ

Xét tuyển học bạ là một trong những “phao cứu sinh” trong quá trình xét tuyển đại học

Nhằm tạo điều kiện cho thí sinh có thêm cơ hội bước vào đại học và giảm áp lực thi cử, nhiều trường hiện nay vẫn giữ lại 1 phần chỉ tiêu nhỏ để tuyển chọn những thí sinh có mong muốn xét theo kết quả học bạ THPT.

Cách xét tuyển bằng học bạ

Xét tuyển dựa vào kết quả học tập (học bạ) THPT là hình thức xét tuyển dựa trên điểm trung bình các môn (tính theo tổ hợp môn xét tuyển) qua 03 năm học THPT của học sinh. Tùy vào mỗi trường, sẽ có cách lấy điểm, tính điểm riêng từng ngành, từng năm học. Vì vậy, thí sinh cần nắm rõ thông tin và cách thức tuyển sinh học bạ của trường để tránh những sai sót đáng tiếc.

Thí sinh có thể tham khảo một số hình thức xét học bạ của các trường đại học, cao đẳng đã áp dụng:

– Xét tuyển dựa trên điểm trung bình học tập của 3 năm THPT;

– Xét tuyển dựa trên kết quả học tập năm lớp 12;

– Xét tuyển dựa trên tổng điểm trung bình 3 môn trong tổ hợp xét tuyển;

– Xét tuyển dựa trên điểm trung bình từng môn trong tổ hợp xét tuyển của 3 năm học THPT;

Các trường/ngành sử dụng phương thức xét tuyển học bạ.

Mục lục

  • Hồ sơ xét tuyển học bạ cần những gì?
  • Một số lưu ý khi xét tuyển học bạ

Hồ sơ xét tuyển học bạ cần những gì?

– Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu của từng trường);

– Học bạ (bản photo công chứng);

– Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (bản photo công chứng);

– Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (bản photo công chứng);

– Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);

– Phong bì dán sẵn tem, ghi đầy đủ địa chỉ, số điện thoại của thí sinh (đây là phong bì được trường sử dụng để gửi giấy báo nếu thí sinh trúng tuyển);

– Ảnh 3×4 (04 ảnh);

– Lệ phí xét tuyển (tùy từng trường);

Hình thức nộp: Thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển theo đường bưu điện hoặc tới trực tiếp các địa điểm nhận hồ sơ của trường. Thời gian xét tuyển thí sinh cần theo dõi giai đoạn mà trường công bố thu hồ sơ học bạ, phần lớn sẽ được chia làm 2 đợt.

Một số lưu ý khi xét tuyển học bạ

– Thí sinh phải đảm bảo đủ điều kiện đỗ tốt nghiệp THPT;

– Phương thức xét tuyển nguyện vọng và xét tuyển học bạ không ảnh hưởng lẫn nhau. Chính vì vậy, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển học bạ vào một trường dù không đăng ký nguyện vọng vào trường đó;

– Thí sinh cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xét học bạ, để đảm bảo hồ sơ không bị loại;

– Thí sinh cần nắm rõ kết quả học tập của bản thân cũng như tìm hiểu yêu cầu xét tuyển của trường mình định nộp hồ sơ.

– Thí sinh có thể nộp hồ sơ xét học bạ ở nhiều trường cùng một lúc để chọn lựa

– Số chỉ tiêu xét tuyển học bạ còn tùy từng trường, các thí sinh nên đăng ký tham dự thi THPT quốc gia và dùng điểm thi xét tuyển đại học, tránh trường hợp xét tuyển học bạ nhưng không đỗ.

– Thí sinh nên nộp hồ sơ xét tuyển học bạ càng sớm càng tốt, vì một số trường có lượng nộp hồ sơ xét tuyển đợt 1 đông dẫn đến tiêu chí xét tuyển của đợt 2 cao hơn.