Cấu tạo mặt máy ô to

Động cơ ô tô là một cỗ máy phức tạp. Được cấu thành từ rất nhiều thành phần khác nhau.

Chức năng chính của nó là chuyển hóa nhiên liệu hóa thạch như xăng dầu, than đá, hơi nước, điện…thành công năng. Mục đích cuối cùng của nó là cung cấp năng lượng giúp xe di chuyển.

Vậy cấu tạo động cơ ô tô như thế nào? Chức năng của từng bộ phận đó? Chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Cấu tạo mặt máy ô to
Động cơ Mercedes

Mục lục nội dung bài viết

  • Những thành phần chính cấu tạo nên động cơ ô tô
    • Xi lanh
    • Bugi
    • Xu-páp
    • Trục cam
    • Trục Khuỷu

Những thành phần chính cấu tạo nên động cơ ô tô

Động cơ ngày nay được biết đến gồm 2 loại : Động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài.

Động cơ đốt ngoài đã được ra đời cách đây rất lâu, công nghệ khá lạc hậu, nhược điểm của nó là kích thước rất lớn.

Cấu tạo mặt máy ô to
Động cơ Toyota

Vì vậy các nhà khoa học đã nghiên cứu phát triển cho ra đời mẫu động cơ mới đó là động cơ đốt trong. Động cơ này có nhiều ưu điểm vượt trội, nó đang được sử dụng phổ biến trên hầu hết những chiếc xe ô tô ngày nay.

Ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo động cơ ô tô tốt trong. Một khối động cơ đốt trong sẽ được tạo nên bởi 5 thành phần bao gồm: Xi lanh, Bugi, Xu pap, Trục cam, Trục Khuỷu.

Xi lanh

Xi lanh là một trong những thành phần chính trong động cơ. Với một chiếc xe phổ thông động cơ phải có ít nhất 1 xi lanh, thông thường là 4 đến 8 xi lanh.

Số lượng xi lanh càng nhiều thì năng lượng mà động cơ sản sinh ra càng lớn. Vì vậy với một số dòng siêu xe thể thao số lượng xi lanh có thể lên tới 18 cái.

Cấu tạo mặt máy ô to
Xi-lanh

Về cách bố trí xi lanh trong động cơ có 3 kiểu sắp xếp tất cả. Gồm xếp thẳng hàng theo một đường dọc, ngang, xếp theo dạng hình chữ V và xếp theo kiểu đối xứng qua đỉnh.

Mỗi cách bố trí lại mang lại hiệu quả vận hành riêng. Tùy vào mỗi dòng xe nhà sản xuất sẽ lựa chọn cách sắp xếp xi lanh phù hợp.

Bugi

Để có thể đốt cháy được nhiên liệu điều kiện cần là phải có tia lửa điện. Và bugi chính là bộ phận đảm nhiệm vai trò này. Trong động cơ Bugi được tính toán đánh lửa với độ chính xác gần như tuyệt đối.

Cấu tạo mặt máy ô to
Bugi

Mỗi khi động cơ bị chết máy hay dừng hoạt động thì ta thường nghĩ ngay tới Bugi đang gặp vấn đề.

Điều này tương đối hợp lý vì trong động cơ Bugi là phần hay hỏng nhất. Nó cũng là chi tiết mà ta có thể dễ dàng kiểm tra được dù không phải thợ chuyên nghiệp.

Xu-páp

Xu-páp là hệ thống van đóng, mở xi lanh. Nó có nhiệm vụ đóng hoặc mở đúng thời điểm giúp lượng nhiên liệu và khí thải ra vào hợp lý.

Cấu tạo mặt máy ô to
Xu-páp

Xu-páp hoạt động chính xác tới đâu thì năng lượng đốt cháy hoàn toàn tới đó, lượng khí thải vì thế cũng sản sinh ra ít hơn.

Tuy nhiên nó không thể tự hoạt động được mà phải nhờ vào hệ thống trục cam.

>> Xem Thêm

  • Bảo vệ xe toàn diện với Phủ gầm cao su non cho ô tô

Trục cam

Trục cam gồm 2 loại trục cam kép và trục cam đơn. Nó là một thanh kim loại liền khối. Trên bề mặt được phay cắt tạo thành các ô rãnh nhấp nhô còn được gọi là mấu cam.

Cấu tạo mặt máy ô to
Động cơ dạng chữ V

Khi trục cam quay quanh trục các mấu cam cũng được quay tròn theo một chu kì được tính toán từ trước. Qua đó đóng mở các van xu-pap của xi lanh.

Đối với trục cam đơn nó đảm nhiệm cả 2 nhiệm vụ đóng và mở các xi lanh. Còn với trục cam kép mỗi thanh lại đạm nhiệm một nhiệm vụ độc lập.

Trục Khuỷu

Trục khuỷu đảm nhận vai trò chuyển đổi chuyển động. Tất cả các pít tông sẽ được gắn vào 1 trục duy nhất đó là trục khuỷu. Từ chuyển động thẳng lên xuống của pít tông sẽ chuyển thành chuyển động quay của trục khuỷu.

Cấu tạo mặt máy ô to
Trục khuỷu

Động cơ sở hữu bao nhiêu xi lanh thì bấy nhiêu lực sẽ được cộng dồn vào chiếc trục khuỷu này. Vì vậy chất liệu và cấu tạo của nó cũng phải rất đặc biệt, độ chính xác trong các khớp nối ở mức tuyệt đối, để mang lại hiệu suất vận hành cao nhất.

Nguồn: https://dprovietnam.com/