Chân vịt tàu biển loại fps là gì năm 2024

Hai thông số này thường đước thể hiện dưới dạng n x DD x PP trong đó n là số cánh quạt, DD là đường kính (inch), PP là bước chân vịt (inch).

Chân vịt tàu biển loại fps là gì năm 2024

Chân vịt Suzuki

Ví dụ: Khi chúng ta mua máy 30HP của hãng bất kỳ, đi theo máy là 1 chân vịt gắn sẵn, thông số ghi trên đó là 3 x 10 1/4 x 10, nghĩa là chân vịt 3 cánh, đường kính 10,25 inch, pitch 10 inch. Sau khi gắn vào thuyền, động cơ sẽ hoạt động tốt và chúng ta sẽ cảm thấy yên tâm vì đây là chân vịt với kích thước mà nhà sản xuất cung cấp. Và dĩ nhiên động cơ vẫn sẽ hoạt động ổn định vì đây là loại tiêu chuẩn cho sức tải trung bình và tốc độ trung bình ứng với công suất máy đó.

Tuy nhiên, khi ta cho tàu tải nặng hơn thì cần lắp chân vịt dành cho tải nặng, nếu tải nhẹ hơn thì lại nên lắp loại dành cho tải nhẹ để đạt được hiệu suất tối ưu nhất. Vậy phương pháp nào chọn chân vịt tối ưu nhất cho tàu?

2. Nguyên tắc chọn chân vịt phù hợp với tàu và mục đích sử dụng

Hãy luôn nhớ nguyên tắc:

Thuyền có tải trọng nhẹ hơn thường sử dụng chân vịt lớn hơn trong khi thuyền tải trọng nặng hơn thường yêu cầu chân vịt nhỏ hơn.

Ban đầu nghe nguyên tắc có vẻ ngược, tuy nhiên về nguyên lý thì đúng là như vậy:

  • Khi đường kính chân vịt lớn hơn sẽ giúp khả năng tăng tốc nhanh hơn, lực đẩy mạnh hơn và bước (pitch) lớn hơn sẽ giúp đạt tốc độ cao hơn. Tuy nhiên, mỗi máy vận hành ở một vòng tua tối đa (RPM) khác nhau với công suất khác nhau.
  • Vì vậy, nếu sử dụng chân vịt lớn với thuyền có tải nặng, động cơ sẽ không đạt được vòng tua tối đa dẫn đến tình trạng quá tải, tiêu tốn nhiên liệu, giảm tuổi thọ của máy. Và ngược lại, sử dụng chân vịt nhỏ với thuyền có tải nhẹ sẽ khiến động cơ bị dư tải, không đạt được tốc độ mong muốn.

Chân vịt tàu biển loại fps là gì năm 2024

Nguyên tắc chọn chân vịt

Chính vì nguyên lý trên, khi tư vấn khách hàng, đội ngũ Suzuki Marine luôn tìm hiểu về thông số kĩ thuật của tàu, thuyền; mục đích sử dụng của khách hàng để có thể tư vấn lựa chọn động cơ gắn ngoài có công suất phù hợp và đi kèm tối ưu.

Bên cạnh đó, khi lắp đặt động cơ mới cho khách hàng đội ngũ kĩ thuật của Suzuki sẽ tiến hành chạy thử tải để đánh giá hiệu suất hoạt hoạt động của động cơ, đảm bảo chân vịt được lựa chọn là tối ưu nhất với tàu, thuyền của khách hàng. Nếu xét thấy chân vịt đang hoạt động không đảm bảo hiệu quả tối ưu, Suzuki Marine Việt Nam cam kết đổi chân vịt tối ưu nhất mà KHÔNG phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào.

Việc thay chân vịt là vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Vì vậy, với những khách hàng sử dụng cano, tàu với nhiều mục đích khác nhau, hay di chuyển xa; tải nặng thì nên cân nhắc trang bị nhiều hơn 1 chân vịt với kích thước khác nhau để thay thế khi cần thiết giúp sử dụng máy được tối ưu.

Nếu quý khách hàng có bất kì thắc mắc nào cần được tư vấn giải đáp, hãy liên hệ với Bộ phận Kĩ thuật của Suzuki Marine Việt Nam để được hỗ trợ nhanh nhất!

Thép dùng để đóng tàu biển thường có yêu cầu khá cao về mặt kĩ thuật. Vậy nên chọn những loại thép nào để đóng tàu, để làm trục tàu, trục chân vịt để đảm bảo độ an toàn, chất lượng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua những thông tin dưới đây:

Thép làm trục tàu hay chân vịt thường có phi to, cần độ cứng cao, rắn chắc và không có bọt khí. Vì vậy thép rèn sẽ là lựa chọn tối ưu cho bộ phận này. Vậy nên chọn mác thép rèn nào để làm trục chân vịt đóng tàu

SF55

Thép rèn SF55 có độ cứng, rắn chắc, mỗi sản phẩm rèn đều được kiểm tra bằng phương pháp siêu âm cẩn thận. Thép SF55 được dùng để sản xuất các bộ phận như chân vịt tàu, thuyền, bởi chúng có những thành phần như sau:

CSiMnPSCr0.43-0.50.17-0.370.60-0.90≤ 0.04≤ 0.04≥ 0.3

Thép SF55 thực chất là thép S55C (JIS) thông qua quá trình rèn để trở nên cứng hơn, loại bỏ các bọt khí bên trong. Loại thép này tương đương với 1055 theo tiêu chuẩn ASTM. Bạn cũng có thể chọn các loại mác thép như SF45, SF60, SF35,

Chân vịt tàu biển loại fps là gì năm 2024

Bản chất của các loại thép rèn là có độ bền dẻo, kết cấu thép tốt, ít gây ra sự biến dạng khi sản xuất.

SCM440

Thép rèn SCM440 là loại thép rèn từ thép hợp kim. Chúng tương đương với 42CrMo(GB), 4140 (ASTM) hay các mác thép khác trong nhóm rèn hợp kim như SCR420, SCR440, SCM415, SCM418, SCM430, SCM435, SNCM220, SNCM439.

CSiMnPSCrMo0.38~0.430.15~0.350.6~0.85≤ 0.03≤ 0.030.9~1.20.15~0.3

Chân vịt tàu biển loại fps là gì năm 2024

Thép rèn SCM440 là thép hợp kim do hàm lượng Cr>0.3 do đó chúng có độ chống biến dạng, chịu mài mòn cao hơn so với các loại thép cacbon. Với ưu điểm đó nên loại thép này cũng là lựa chọn tốt cho các trục tàu, chân vịt của tàu thủy.

Inox 316

Inox 316 còn được gọi là thép không gỉ 316, có đặc điểm là chống mài mòn cao. Trong thành phần có Niken cao nên giúp thép phù hợp với môi trường biển, thậm chí là vùng biển bị ô nhiễm hoặc vùng nhiệt độ dưới 0 độ C. Chính vì vậy mà inox 316 sau khi trải qua quá trình rèn loại bỏ bọt khí sẽ là lựa chọn tốt nhất cho đóng tàu, làm trục chân vịt tàu biển

CMnPSSiCrNi0.082.000.0450.031.0016.0010.00

Chân vịt tàu biển loại fps là gì năm 2024

Thép rèn inox 316 có khả năng chống oxy hóa ở nhiệt độ lên đến 925 độ C, chống ăn mòn, có thể dùng được trong môi trường có tính axit, bromua, iodides. Tuy nhiên loại thép rèn inox này thường mắc hơn so với các loại thép rèn từ thép carbon và rèn hợp kim.

Dù là nguyên liệu inox, cacbon hay thép hợp kim thì sau khi trãi qua phương pháp rèn chúng đều thích hợp cho việc đóng tàu. Do đó để đạt được độ bền, tuổi thọ cao cho các tàu biển bạn nên ưu tiên chọn nguyên liệu thép rèn. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn chọn được nguyên liệu thép phù hợp để đưa ra những sản phẩm tàu biển chất lượng.