Lời ăn tiếng nói là gì năm 2024

Lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày bộc lộ nhân cách, lối sống (tính cách) của một dân tộc.

Nhiều khi chỉ một hiện tượng (một hành xử) cũng đã để người ta có cảm tình hay khó chịu về dân tộc đó. Ví dụ có người nhận xét:

Tính cách người Hàn Quốc qua hiện tượng lặng lẽ xếp hàng cả tiếng đồng hồ trước giờ lên máy bay (còn người Nhật thì qua vụ sóng thần và thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fucưxima hồi 11/3/2011 từ người dân tới ông Thủ tướng đã hành động, ứng xử như thế nào (qua màn hình ti vi) đủ cho cả thế giới kính phục người xứ mặt trời mọc.

- Người Tàu (Trung Hoa) có một nền văn minh rực rỡ cỡ 5000 năm lịch sử, nhưng khi tiếp cận với số đông cụ thể thì lại thấy như bước vào xã hội thiếu trật tự như 'vào đến phòng đợi ở sân bay, đã thấy rất đông người ngồi la liệt trên ghế hoặc dưới đất, nói chuyện ồn ả hoặc ăn uống nhồm nhoàm. Nét nổi bật của người Trung Quốc là ăn to, nói lớn… khi lên máy bay thì xô đẩy chen lấn, la hét chửi bới nhau, rồi giành giật chỗ để hành lý. Khi đã vào ghế ngồi yên vị rồi là họ bắt đầu mở miệng để chuyện trò, tranh luận to tiếng như một cái chợ'.

Hai tính cách nổi bật là: Chen lấn và sẵn sang xâm phạm vào sự riêng tư của người khác.

Về đi lại hình như người ta không bao giờ chú ý (nhường đường) hoặc có nhường họ thì cũng không có lời cảm ơn. Về sinh hoạt thì hở cái gì ra là mất cắp, tính vùng miền cục bộ (như ở ta là dân Nghệ Tĩnh) rất mạnh mẽ.

Việc khạc nhổ thì người Tàu đứng số một thế giới đến nỗi khi tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh (2008…), lãnh đạo phải có chỉ thị cấm khạc nhổ ngoài đường phố Thủ Đô.

- Người Hà Nội: Xưa nổi tiếng là thanh lịch, hào hoa phong nhã, thì nay xuống cấp đáng báo động: Ra đường thấy bất cứ cái gì lạ (như tai nạn xe máy, cãi nhau) là xúm đông xúm đỏ gây tắc nghẽn giao thông. Ăn tục, nói tục thì chắc Tàu cũng phải chào thua: Xô đẩy chen lấn, nói to, trộm cắp…, đái bậy thì thôi rồi.

Tính khoe mẽ, trưởng giả, học làm sang (kể cả tham nhũng) đang trỗi dậy, hoành hành đáng sợ, sự coi thường kỷ cương, luật pháp diễn ra khá phức tạp.

Còn về người Thái, qua nhiều năm 'cắm bản' Nguyễn Khôi tôi thấy có hai điều nổi bật: Chất phác thật thà (không nói dối = ba vẹo), không trộm cắp (kin lắc); nếu ai mắc phải thì bị cộng đồng dân bản tẩy chay, xua đuổi.

Đặc biệt trong sinh hoạt thường ngày của người Thái là nhẹ nhàng, dịu dàng, rất ít khi to tiếng (vợ chồng ít khi cãi nhau), không đánh mắng trẻ con, phụ nữ (phụ nữ được tôn trọng, yêu quý), trong các bữa liên hoan tiệc tùng diễn ra khá lớp lang, trật tự - khi vui là 'hát' (khắp) là xòe (xe) là hút hai sừng trâu rượu cần, là cụng ly vài ba chén rượu cất (lẩu xiêu). Không đồng ý thì nói 'đồng ý thôi' một cách nhẹ nhàng

Nói năng vào thưa ra gửi (xo phép), gặp nhau có lời chào 'khẳn qua, xiểng qua' cho tặng nhau có lời cảm ơn chân thành và còn hẹn gặp lại. Dân bản sống với nhau kiểu công xã thị tộc nông thôn 'tắt lửa, tối đèn'có nhau, chia ngọt sẻ bùi, tình nghĩa thủy chung.

Lời ăn tiếng nói của người Thái được bộc bạch trong 'Quăm son Côn' (lòi khuyên răn người). Đó là những câu tục ngữ rất đậm đà bản sắc dân tộc.

- Về mặt 'xưng hô' thì:

Thẩu hịa me/ Ké hịa lua

(Già gọi Mẹ/ vừa gọi Thím)

- Ăn xem nồi, ngồi trông hướng, có ý tứ:

Năng hảu bấng thí

Ní hảu bấng bón

(Ngồi phải xem chổ/ đi phải xem nơi)

Nung sửa bang nha ngoi táng

Nung xỉn hang nha ngoi tu

(Mặc áo mỏng (nữ) đừng đứng trước cửa sổ

Mặc váy mỏng đừng đứng trước cửa vào ra)

Au mia bấng me nai

Sự quai bấng me tổn lang

(Lấy vợ xem mẹ vợ/mua trâu xem trâu đầu đàn)

Thốm nặm sa lai hảu bấng chong

(nhổ nước miếng phải xem khe dát)

Khong xáu ca đi ca panh nha chăm xảu

(thấy người có của quí giá đừng sán đến gần)

Cốn tai pợ sốp/cốp tai pợ o

(người chết vì cái miệng/ ếch chết do lắm tiếng kêu)

Phua mia cu mưng nha va

(tình vợ chồng chớ gọi mày tao)

Quăm đi phăng cảu sok

Quăm hại hí cảu na

(chớ lời lành chôn chín tấc

Chở lời xấu dài chín xải)

Xép khẩu é kin nốt háy

Quây khanh né xỉ nột bản

(Đói bụng tưởng ăn hết cả chõ (xôi)

Nha chằm díp nha khịt ton

(Khi cầm nắm xôi chấm chớ có

Kẹp thêm miếng thức ăn (cá thịt) - tức là đừng ăn tham - xấu.

Nhay pay đón mưa đăm

(Đừng có đi trắng về đen - ăn ở hai lòng).

Nha du chăm nưa xiêu

(Đừng có xán vào vợ người khác)

Chẩu bái ngắm xiêu ngăm

(Mình không nghĩ ngợi, ý tứ gì (vô tư) thì sẽ có người khác nghĩ (nhớ) đến mình).

Xin trích một số câu đã trích ra tiếng phố thông:

* Người Thái có luật Mường, lệ bản.

Có thấp có cao/ biết cao biết thấp.

* Nhiều người đắp thành bờ.

Một người phá thành thác.

* Không được ba hoa

Không được nói phét

Không được sợ việc

Không được lười biếng

Không được ngủ sớm

Không được dậy trưa…

* Không được nhai chộp choạp

Không được cái không bảo có

Không được kề cà say rượu

Không được đánh vợ

Không được ăn trộm

Không được nói dối

* Ăn cơm trước khi nuốt phải nhai

Giơ dao ba lần mới chém

Nghĩ ba lần mới nói

* Bố mẹ nuôi không bằng thầy dạy

Thầy dậy không bằng tự mình làm nên

* Đông con cháu, thiếu gạo ăn

Sướng con cu, mù con mắt.

Những cái buồn của người Thái:

'Con dại, vợ chết, bố mẹ mất sớm, anh em ở xa'

Vợ chồng xa nhau, bỏ nhau, thiếu cơm, thiếu muối

Đi thuyền không có mái chèo

Lạc rừng trời tối/ cơm không, chẳng có thức ăn. Đêm nằm không có vợ để ôm. Dằm (gai) chọc móng tay / ve cắn lỗ tai.

Mắt mù, tai điếc

Đào con dúi hang sâu / nói chuyện tình với gái nặng tai.

Đắp bờ phải bùn nhão.

Ăn không có bạn

Ở chẳng có phường

Đau bụng không có thuốc

Đau mắt, đói chữ chẳng có thầy.

Anh em ghét chẳng ai thương.

*

* *

Lai côn đi/ lai phi pương cáy / lai mạy pên hươn chăn

(Nhiều người thì tốt / nhiều ma thì tốn gà - phải cúng / nhiều cây thành nhà đẹp).

Đông luông báư mi mạy

Chí au săng pên pá

(núi rừng to không có cây

Thì lấy đâu thành rừng)

Lời ăn tiếng nói (tư cách đạo đức Thái) được đúc kết thành tục ngữ, thành luật Mường lệ bản để giáo dục mọi người sống, lao động trở thành những con người tốt, có kỷ cương, có tình nghĩa xây dựng bản mường - đất nước ngày một giàu đẹp.

Ăn nói hàng ngày là gì?

(TCTG) - Văn nói là lới ăn tiếng nói hàng ngày, là khẩu ngữ (parlando). Người ta nghĩ sao nói vậy, tuỳ văn cảnh, tuỳ đối tượng và tuỳ ở trạng thái tâm lý, cảm xúc của họ. Văn nói cần dễ hiểu, gần gũi với đời thường, phù hợp với tính cách người nói và trình độ người nghe.