Làm mai lãnh nợ gác cu cầm chầu là gì năm 2024

Câu ca dao đó đã có từ lâu. Để xác định thời gian và tác giả – chắc khó có câu trả lời thỏa đáng. Tuy nhiên, bình luận, giải thích thì đã nhiều người nói. Và đa số đứng trên góc độ “duy lợi” đều cho rằng: Những việc làm này chỉ tốn công, tốn của chứ chẳng mang lại lợi lộc gì, có khi còn chuốc lấy rắc rối - tai vạ cho bản thân và gia đình, vì vậy được liệt vào bốn “cái ngu” ở đời.

Theo tôi: Câu ca dao trên, có thể do người trong “nghề” (gặp lúc bất đắc chí, hay “tai nạn nghề nghiệp”) sáng tác để tự trách mình “ngu”. Sau này, người đời thường giải thích theo quan điểm duy lợi, nên có cái nhìn phiến diện. Nếu xem xét trên mọi phương diện – chắc câu ca dao này còn có những ý nghĩa sâu sắc hơn.

Nhìn từ góc độ xã hội, thì làm được những việc này - phải là người hiểu biết, có uy tín, cao thượng, trọng nghĩa tình, đam mê nghệ thuật, sống tao nhã,…Nói như thế chắc nhiều người không đồng tình – không sao, đó là quyền – phải tôn trọng sự khác biệt mà.

Trước tiên xin nói về việc làm mai.

Tập tục của người Việt: xưa nay, “dựng vợ gả chồng” thường phải cậy nhờ người làm mai. Đó phải là người có đạo đức, hiểu biết và có uy tín trong xã hội. Người làm mai cũng chỉ vì nghĩa - giúp đôi trẻ nên nghĩa vợ chồng – không nhận thù lao, lợi lộc gì. Nhưng nếu gặp trường hợp vợ chồng ăn ở với nhau “cơm không lành, canh không ngọt”, có khi ông mai phải cất công đi hòa giải. Thử hỏi người có việc làm, nghĩa cử như vậy thì sao gọi là ngu được.

Trừ phi làm mai vì hám danh – thuần phong mỹ tục, lễ giáo chưa thông - nghĩ sao làm vậy, hoặc thấy người khác làm cũng bắt chước làm theo mà chẳng hiểu đúng sai.

Về việc lãnh nợ.

Đây phải là người có uy tín, trọng tình nghĩa, sống cao thượng. Nếu chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, thì chẳng ai dại đi lãnh nợ cho người khác. Còn những kẻ làm việc bao đồng, tự lấy “ách giữa đàng, quàng vào cổ” đó là chuyện khác.

Về việc cầm chầu.

Cầm chầu là chỉ người đánh trống chầu trong các buổi hát bội, hay hát chèo. Họ là người yêu nghệ thuật - ca hát, tính tình rộng rãi phóng khoáng. Cầm chầu để cổ vũ động viên, giúp đỡ bạn hát – cả tiền bạc, lẫn tinh thần.

Ngày nay, nhiều đám hát bội ở lễ hội đình làng, ít ai chịu cầm chầu – bỏ tội cho các cụ già sức yếu phải cố mà gánh vác - hỏi sao các môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc không mai một.

Còn việc gác cu.

Vì đây là một “nghề” mới có ở Phú Quý, nên xin “múa rìu qua mắt thợ”, giới thiệu sơ qua một chút. “Gác cu” thực ra là chỉ người đi đánh bẫy, để bắt chim bồ câu rừng (tiếng dân gian là: cu cườm) sống hoang dã.

Muốn đi “gác cu” phải có “chim mồi” là những con cu cườm có tiếng gáy hay (trong giới “gác cu” còn phân ra nào là: giọng đồng, giọng thổ, giọng kim, rồi thêm đồng pha thổ, đồng pha kim…lại còn: giọng trơn, giọng một, giọng thầu đâu…nói chung cũng lắm công phu, người “ngoại đạo” khó mà biết hết). Nuôi và luyện chim mồi thành thục, mới cho nó vào “lục” (loại lồng có gắn bẩy lưới), hay vào “gáo” (loại lồng bẩy bằng dây thắt vòng), đưa ra bìa rừng, hay nơi hoang vắng có những cây to mà cu cườm hoang dã thường đậu. Treo “lục”, hay đóng “gáo” lên cây xong, người “gác cu” phải tìm chỗ núp để canh chừng. Chim mồi gặp cảnh thiên nhiên, cất tiếng “cúc cu…cu”. Cu cườm bên ngoài nghe, sẽ bay đến cùng đọ tiếng gáy. Sau một hồi so kè, “tức nhau tiếng gáy”, nó nhảy vào lồng đá chim mồi, bị bẩy lưới sập xuống, hay vòng thắc vào chân. Người gác phải kịp thời bắt lấy.

Nói thì như vậy, nhưng cũng tùy, mỗi người có cách “chơi” riêng. Có người coi “gác cu” chỉ là một thú chơi tao nhã – để được gần giũ với thiên nhiên – tìm những phút tĩnh tâm, tránh nơi xô bồ, náo nhiệt.

Thử hình dung: Một buổi đẹp trời, ta tìm về nơi thiên nhiên thanh vắng, nghiêng mình trên thảm cỏ xanh, nhìn ánh vàng trong nắng, phản chiếu trên những giọt sương long lanh còn đọng trên cành biếc, nghe tiếng chim cùng tiếng côn trùng hòa tấu lên bản đồng ca của rừng, chen vào đó là tiếng “cúc cu…cu’ – tâm hồn ta nhẹ bổng - mệt mỏi, buồn phiền như tan biến!

Trở lại với nghề “gác cu” ở Phú Quý.

Lúc trước, ở đảo Phú Quý không có cu cườm, chỉ có chim sẻ và sáo sậu (cưởng) sống trên những ngọn dừa – vì vậy, cũng không có nghề “gác cu”.

Người xưa có câu “đất lành chim đậu”, còn đất ở đảo Phú Quý trước đây: Gió thổi triền miên – cát bay theo mùa – nam đi, bấc về – tiêu điều, xơ xác. Để chắn gió - bảo vệ cây trồng, người dân chia đất thành từng ô (ngăn) nhỏ, xung quang trồng cây dứa dại. Xa xa, nơi đồi, núi mới có một vài cây cổ thụ.

Đời sống của người dân thì khó khăn, thiếu thốn đủ bề - cái đói thường xuyên đeo đẳng. Mọi ngóc ngách trên Đảo đều được tận dụng trồng bắp, trồng khoai…để có cái ăn. Cây ăn quả, chỉ cây dừa là tương đối nhiều, các loại cây khác rất hiếm (vì bị gió, cây không sống được).

Những năm sau giải phóng (1975), Nhà nước mới phát động và tổ chức trồng cây phi lao (dương) để chống cát bay, sau này thành rừng phòng hộ. Khoảng ba mươi năm trở lại đây, người dân đã chuyển sang đánh bắt cá là nghề chính, hơn nữa kinh tế của Đất nước cũng dần dần khá lên. Nhờ vậy, đời sống của người dân trên Đảo đã khá hơn trước rất nhiều. “Cơm, đã được nấu từ gạo ” – gạo thì mua ở Đất liền chở về. Vì vậy, đất trồng bắp, trồng khoai…trước đây, một số đã chuyển qua trồng các loại cây ăn quả, nào là: Xoài, mít, đào, nhãn, mận…

Ngày nay, nếu từ trên cao nhìn xuống thì đảo Phú Quý đã có màu xanh. Đất đã lành, nên chim về đậu nhiều hơn. Năm ba năm nay, thêm cu cườm sinh sôi khá nhiều.

Theo quy luật, “ở đâu có chim, thì ở đó có kẻ bắt chim”. Người dân Phú Quý trước giờ chưa biết cách bẫy cu cườm. Những anh từ đất liền ra Đảo làm việc, hay sinh sống là những người tiên phong trong việc “gác cu” ở Phú Quý. Thỉnh thoảng, có năm ba du khách cũng mang chim mồi từ đất liền ra góp vui. Nay, có thêm mấy anh thanh niên địa phương cũng bắt chước làm theo. Nghe đâu, có anh vì mê “gác cu” quá, bỏ công việc ăn làm bị vợ: nặng - nhẹ.

Để viết bài này, tôi đã theo mấy người bạn đi “gác cu” một ngày. Thú thật, tôi vẫn chưa cảm nhận được cái tao nhã của “nghề” này. Nhưng nhận thấy: cu cườm ở trên Đảo không phải là nhiều, nếu chúng ta không biết bảo vệ, bảo tồn nó – sẽ có ngày mất giống – đến lúc đó ở Phú Quý không còn nghề “gác cu” nữa – cũng là điều đáng tiếc!

Làm mai lãnh nợ gác cu cầm chầu là ý nghĩa gì?

Làm mai là để giúp người tìm được hạnh phúc, lãnh nợ là cách tương trợ vốn liếng làm ăn, gác cu là chia sẻ khó khăn trong sản xuất và cầm chầu là góp vui trong những dịp hội hè.

Người cắm chậu là gì?

Cầm chầu là chỉ người đánh trống chầu trong các buổi hát bội, hay hát chèo. Họ là người yêu nghệ thuật - ca hát, tính tình rộng rãi phóng khoáng. Cầm chầu để cổ vũ động viên, giúp đỡ bạn hát – cả tiền bạc, lẫn tinh thần.

Cầm cự là gì?

Chống đỡ để chặn lại sự tấn công của lực lượng mạnh hơn. Quân địch chỉ cầm cự được một thời gian.

Cái ngữ thứ 2 là gì?

Cái ngu thứ hai chính là lãnh nợ. Lãnh nợ là việc làm trung gian để giúp người này vay tiền của người kia. Tại sao nói đây là việc làm ngu ngốc bởi vì đang yên đang lành tự dưng đi làm trung gian giữa hai người vay nợ nhau. Cuối cùng, người đi vay trả được tiền thì bạn không được gì.