Chỉ huy kỹ thuật công binh là gì

-

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2022
*********

TRƯỜNG SĨ QUAN CÔNG BINH

Ký hiệu trường: SNH

- Địa chỉ: Phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

- Điện thoại: 0274 3859632.

- Email: .

-Website: http://www.tsqcb.edu.vn

Ngành học

Mã ngành

Tổ hợp xét tuyển

Chỉ tiêu

Đào tạo đại học quân sự

252

* Ngành Chỉ huy kỹ thuật Công binh

7860228

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, tiếng Anh

- Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Bắc

164

- Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam

88

- Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển trên cơ sở kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh đăng ký và dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo quy định của Bộ GD & ĐT.

- Thí sinh đăng ký xét tuyển vào hệ đại học quân sự phải qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn quy định của Bộ Quốc phòng (thanh niên ngoài Quân đội sơ tuyển tại Ban TSQS cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; quân nhân tại ngũ sơ tuyển tại Ban TSQS cấp trung đoàn và tương đương).

- Vùng tuyển sinh: Tuyển thí sinh nam trong cả nước (63 tỉnh, TP).

- Thí sinh đã nộp hồ sơ sơ tuyển vào trường được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (nguyện vọng 1) trong nhóm các trường gồm: HV Hậu cần, HV Hải quân, HV Biên phòng, HV PK-KQ (hệ Chỉ huy tham mưu) và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Đặc công, Pháo binh, Tăng Thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin theo đúng vùng miền và đối tượng tuyển sinh (thời gian, phương pháp điều chỉnh thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ Quốc phòng ban hành năm 2022).

- Trong xét tuyển đợt 1, nhà trường chỉ xét tuyển đối với các thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào trường theo đúng tổ hợp xét tuyển của trường.

- Thực hiện một điểm chuẩn chung giữa tổ hợp xét tuyển A00 và tổ hợp xét tuyển A01.

- Điểm trúng tuyển: Theo chỉ tiêu khu vực phía Nam và phía Bắc.

- Khi có nhiều thí sinh cùng bằng điểm thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ, như phần quy định xét tuyển tiêu chí phụ của Học viện Kỹ thuật quân sự.

- Chỉ tiêu tuyển thẳng học sinh giỏi, ưu tiên xét tuyển không quá 05% và chỉ tiêu tuyển thẳng thí sinh diện 30a không quá 03% tổng chỉ tiêu của từng miền Nam - Bắc. Khi có hướng dẫn về tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Ban TSQSBQP, nhà trường sẽ công bố chỉ tiêu và các tiêu chí tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển; chỉ tiêu tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển sẽ trừ vào chỉ tiêu tuyển sinh;

- Tuyển 02 chỉ tiêu đi đào tạo ở nước ngoài.

Chỉ huy kỹ thuật công binh là gì

Viện Kỹ thuật Công binh có chức năng, nhiệm vụ chính là tham mưu, giúp Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Công binh, Bộ Quốc phòng hoạch định chủ trương, định hướng xây dựng, phát triển ngành Kỹ thuật Công binh; nghiên cứu thiết kế, chế tạo, cải tiến hiện đại hóa, sửa chữa các trang thiết bị, vũ khí, khí tài công binh; đảm bảo đo lường, thử nghiệm, đánh giá chất lượng các công trình quốc phòng thuộc lĩnh vực công binh; đào tạo, chuyển giao công nghệ và dịch vụ khoa học - công nghệ lĩnh vực kỹ thuật công binh, v.v.

Trải qua 40 năm xây dựng, trưởng thành, các thế hệ cán bộ, kỹ sư, nhân viên của Viện luôn nêu cao tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hết mình, tìm ra những giải pháp kỹ thuật sáng tạo, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đến nay, Viện đã thực hiện thành công hàng trăm đề tài nghiên cứu; trong đó, nhiều đề tài thuộc các chương trình, dự án khoa học - công nghệ trọng điểm của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và Binh chủng. Từ kết quả nghiên cứu của Viện, nhiều trang bị, thiết bị công binh đã được chế tạo, nhiều giải pháp kỹ thuật mới đã được ứng dụng trong thực tiễn, nhiều nút thắt về kỹ thuật công binh đã được giải quyết, v.v. Qua đó, góp phần tích cực vào thành tích của Bộ đội Công binh và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Những năm gần đây, trước yêu cầu xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc, Viện được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, tham gia thực hiện nhiều dự án lớn, trọng điểm của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và Binh chủng, với độ phức tạp, yêu cầu rất cao. Bên cạnh những thuận lợi, Viện đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao, Đảng ủy, chỉ huy Viện đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều chủ trương, giải pháp, trọng tâm là: đầu tư xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học, nhất là các ngành mũi nhọn và đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học với các cơ quan, đơn vị trong nước và quốc tế,... nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học.

Là cơ quan đầu ngành về nghiên cứu thiết kế, ứng dụng khoa học - công nghệ lĩnh vực kỹ thuật công binh, có tính đặc thù cao; vì vậy, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, Viện luôn chú trọng xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, coi đây là nhân tố then chốt, quyết định chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học. Trước thực trạng đội ngũ cán bộ của Viện còn thiếu, chưa cân đối về ngành nghề, trình độ chuyên môn một số mặt còn hạn chế; số cán bộ, chuyên gia đầu ngành, cán bộ kỹ thuật giỏi còn ít,... Viện đã có biện pháp đồng bộ về tư tưởng, tổ chức, chính sách và chuyên môn; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật có bản lĩnh chính trị vững vàng, từng bước chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, có năng lực, trí tuệ, đủ khả năng độc lập nghiên cứu, thực hiện các đề tài, dự án khoa học - công nghệ. Thời gian qua, Đảng ủy, chỉ huy Viện thường xuyên rà soát, đánh giá số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp; xây dựng bộ tiêu chuẩn cán bộ nghiên cứu khoa học và kế hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, gắn quy hoạch, đào tạo với sử dụng chặt chẽ, đúng nguyên tắc, quy trình, nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học, nhất là cán bộ đầu ngành, có học vị, chức danh khoa học, cán bộ khoa học kế cận và cán bộ khoa học trẻ, bảo đảm nguồn kế cận vững chắc. Viện thực hiện đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dưỡng; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ với tuyển chọn, cử cán bộ đi đào tạo, học hỏi kinh nghiệm tại các cơ sở trong nước và nước ngoài­­. Đặc biệt, Viện coi trọng việc cử cán bộ tham gia hoạt động thực tiễn khảo sát, thiết kế tại các công trình quốc phòng và nhà máy. Đây cũng là cơ sở để Viện phát hiện những cán bộ có năng lực, tư duy nghiên cứu tốt, ý tưởng sáng tạo để định hướng quy hoạch, bồi dưỡng, sử dụng. Cùng với đó, Viện chủ động phối hợp với cơ quan chức năng của Binh chủng có chính sách hợp lý trong tuyển dụng nhân lực có chất lượng cao và tạo điều kiện để cán bộ yên tâm công tác. Đến nay, 100% cán bộ của Viện có trình độ đại học trở lên; trong đó, có 65,6% trình độ sau đại học, 05 tiến sĩ; bước đầu xây dựng được đội ngũ cán bộ đầu ngành giỏi, đủ khả năng chủ trì thực hiện các dự án lớn, thiết kế sản phẩm có trình độ kỹ thuật cao.

Cùng với đó, Viện quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và công nghệ theo hướng hiện đại, đồng bộ, tạo nền tảng kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Trong đó, Viện tích cực quy hoạch, tham mưu cho Binh chủng huy động các nguồn lực để đầu tư mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị thí nghiệm đúng quy định và định hướng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Binh chủng và phục vụ công tác nghiên cứu. Đáng chú ý là, để phục vụ nhiệm vụ thi công đường tuần tra biên giới và các công trình biển đảo, Viện đã được Binh chủng đầu tư xây dựng Phòng thí nghiệm vật liệu, với các trang thiết bị hiện đại, như: tủ mù muối, tủ vi khí hậu, v.v. Qua đó, có kết quả nghiên cứu tác động của môi trường lên vật liệu, vũ khí, trang bị trong 20 năm sau vài giờ, tạo sự đột phá về hạ tầng kỹ thuật, phục vụ có hiệu quả công tác nghiên cứu, chế thử. Thời gian tới, Viện tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư đã được phê duyệt; đồng thời, đề xuất đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ đồng bộ, nhất là hệ thống phòng thí nghiệm chuyên ngành, xưởng chế thử và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008,... tạo sự chủ động hơn nữa trong nghiên cứu khoa học.

Với nỗ lực trên, tiềm lực nghiên cứu khoa học của Viện không ngừng được nâng lên, nhất là về con người và trang thiết bị, công nghệ. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi, nhất là trước sự phát triển nhanh của khoa học, công nghệ. Vì vậy, Viện chủ trương đẩy mạnh liên kết, hợp tác nghiên cứu khoa học - công nghệ với các cơ sở có uy tín trong và ngoài Quân đội. Viện tích cực phối hợp, kết hợp với các cơ sở nghiên cứu, như: Viện Tàu quân sự, Viện Dầu khí, Viện Hóa học, Viện Công nghệ sinh học, Đại học quốc gia Hà Nội triển khai thực hiện các đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thiết kế, chế tạo giàn khoan dầu khí di động phục vụ kinh tế biển và an ninh quốc phòng”, “Nghiên cứu môi trường đường hầm quân sự”, “Nghiên cứu vật liệu phát siêu âm”, “Thông minh hóa trang thiết bị điện tử phục vụ rà phá bom mìn” và Đề án “Môi trường Biển Đông và hải đảo”, v.v. Mặt khác, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư, Viện chủ động phối hợp với Cộng hòa Bê-la-rút triển khai “Nghiên cứu ứng dụng thanh, lưới bazan làm cốt trong kết cấu bê tông cho các công trình quân sự vùng ven biển và hải đảo” và thu được kết quả tích cực. Qua đó, Viện tận dụng tối đa thế mạnh của các cơ sở này cả về kinh nghiệm, trang thiết bị, trình độ công nghệ,... nâng cao kết quả hoàn thành các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu được giao; đồng thời, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu của đội ngũ cán bộ, kỹ sư của Viện.

Song song với đó, Viện đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý, điều hành và ứng dụng các sản phẩm khoa học - công nghệ. Đây vừa là yêu cầu thường xuyên, vừa là mục tiêu, giải pháp quan trọng nâng cao năng lực, chất lượng nghiên cứu khoa học. Với quan điểm đổi mới phương thức quản lý nghiên cứu khoa học từ chiều rộng sang chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm, Viện kết hợp chặt chẽ giữa quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của chỉ huy Viện với phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, tính chuyên nghiệp của các tập thể, cá nhân, nhất là phát huy vai trò của chủ nhiệm đề tài. Cùng với đó, Viện cũng đổi mới quy trình, phương pháp lựa chọn đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu theo hướng “Hiệu quả, tăng tính ứng dụng của đề tài và lấy sản phẩm cuối cùng là mục tiêu, tiêu chí để đánh giá chất lượng nghiên cứu”. Nội dung nghiên cứu được Viện chỉ đạo bám sát sự phát triển của nghệ thuật quân sự, tập trung giải quyết những vấn đề đặt ra đối với công tác công binh. Trong đó, ưu tiên đầu tư nghiên cứu thiết kế công trình phòng thủ ở địa hình ven biển, đảo, vùng đồng bằng, vùng ngập nước; các giải pháp, biện pháp thi công đường hầm, thi công các công trình ở khu vực có địa chất đặc biệt phức tạp; nghiên cứu thiết kế các trang thiết bị, khí tài cầu, đường, vượt sông, các trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ rà phá bom mìn. Đặc biệt, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các loại vật liệu mới phục vụ thiết kế, chế tạo, đồng bộ, tăng hạn, cải tiến, hiện đại hóa các trang bị, thiết bị công binh, công trình, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong điều kiện mới. Mặt khác, Viện thường xuyên nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện quy chế, quy định, nhằm hỗ trợ phát triển các ý tưởng khoa học có tính sáng tạo, hướng phát triển, khả thi; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án, đề án kiên quyết, giải quyết dứt điểm các vấn đề nảy sinh, nâng cao năng lực chất lượng nghiên cứu khoa học.

Với tinh thần chủ động, sáng tạo và quyết tâm cao, cùng những biện pháp phù hợp, Viện Kỹ thuật Công binh đã và đang có bước phát triển toàn diện, vững chắc. Nổi bật là, năng lực nghiên cứu thiết kế, chế tạo mới vũ khí, khí tài công binh, công trình quốc phòng của Viện được nâng lên; hoạt động khoa học - công nghệ phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng và quy mô. Từ năm 2010 đến nay, Viện đã triển khai thực hiện hơn 40 đề tài các cấp, trong đó có 03 đề tài cấp Nhà nước, 05 đề tài cấp Bộ Quốc phòng, 02 đề tài cấp Tổng cục Kỹ thuật và 07 đề tài cấp Binh chủng, tạo ra những sản phẩm và những giải pháp mới có tính đột phá, đạt chất lượng, hiệu quả cao, được đưa vào sản xuất hàng loạt để trang bị cho các đơn vị công binh toàn quân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ huấn luyện, tác chiến hiện đại.

Hướng tới kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống (01-7-1977 – 01-7-2017), cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Viện Kỹ thuật Công binh đang nỗ lực học tập, rèn luyện, không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng Viện vững mạnh toàn diện, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần tô thắm truyền thống “Mở đường thắng lợi” của Bộ đội Công binh anh hùng trong thời kỳ mới.

Đại tá NGUYỄN ĐỨC THẮNG, Viện trưởng