Chính sách khuyến khích xã hội hóa tỉnh nam định năm 2024

Sở Tài chính Nam Định cho biết, thủ tục đầu tư dự án xã hội hóa còn phức tạp cũng gây khó khăn cho quá trình vận động đầu tư, giới thiệu dự án.

Ảnh minh họa: Bùi Tư

Theo Sở Tài chính Nam Định, số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực khuyến khích xã hội hóa được thành lập, cấp giấy phép hoạt động trên địa bàn kể từ khi Nghị định 69/2008/NĐ-CP có hiệu lực đến năm 2016 là 9 dự án, trong đó có 5 dự án đã đi vào hoạt động. 9 dự án đều là dự án ngoài công lập với tổng mức đầu tư là 299,78 tỷ đồng.

Trong năm 2017, tỉnh Nam Định có 3 dự án xã hội hóa được thành lập, các dự án này đều thuộc lĩnh vực môi trường với tổng mức đầu tư là 174 tỷ đồng.

Cũng theo Sở Tài chính Nam Định, việc triển khai những ưu đãi về giao đất hoặc cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng; cho thuê đất, cơ sở vật chất với giá ưu đãi, ưu đãi tín dụng trên thực tế triển khai rất hạn chế do nhiều nguyên nhân như vượt quá khả năng cân đối ngân sách địa phương, thiếu quy hoạch sử dụng đất đai cho mục đích xã hội hóa, phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện một số dự án, ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện.

Ngoài ra, do quỹ đất của tỉnh Nam Định có hạn nên các trường mầm non, phổ thông ngoài công lập chưa được ưu tiên xem xét thực hiện giao đất, cho thuê đất, thuê nhà hoặc đã được giao đất, thuê đất nhưng không đảm bảo diện tích đất tối thiểu. Để đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất, các trường ngoài công lập tự thu xếp nguồn vốn trong việc chuyển nhượng hoặc thuê đất của tư nhân để đầu tư xây dựng nên chi phí đầu tư cao, quy mô học sinh/trường thấp, nhất là cấp học mầm non.

Cùng với đó, thủ tục đầu tư còn phức tạp cũng gây khó khăn cho quá trình vận động đầu tư, giới thiệu dự án./.

Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê quyệt tại Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15-3-2017 đã xác định: Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thư viện là một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng để phát triển văn hóa đọc. Thực hiện Đề án 329, thời gian qua, tỉnh ta đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động của hệ thống thư viện, tủ sách góp phần lan tỏa tri thức, nâng cao trình độ văn hóa của cộng đồng.

Học sinh Trường THCS Hồng Thuận (Giao Thủy) đọc sách tại thư viện trường.

Những năm gần đây, trước yêu cầu của tình hình mới, Thư viện tỉnh đã không ngừng sáng tạo, tích cực tìm kiếm, huy động các nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện, đáp ứng yêu cầu phục vụ bạn đọc; tăng cường luân chuyển sách báo đến các điểm bưu điện văn hóa xã, hỗ trợ các tủ sách trường học, tủ sách nhà văn hóa, phục vụ bạn đọc bằng xe thư viện lưu động đa phương tiện... Mỗi năm, Thư viện tỉnh xây dựng, bổ sung từ 500-1.000 bản sách cho các kho thư viện và hỗ trợ xây dựng thư viện cơ sở. Từ năm 2016 đến nay, Thư viện tỉnh đã tiếp nhận 4.721 bản sách từ nhiều nguồn như: sách Chương trình mục tiêu quốc gia, sách Thư viện quốc gia, sách của các nhà xuất bản, sách trao đổi, biếu tặng… Năm 2018, Thư viện tỉnh đã tiếp nhận 2.000 tài liệu quý gồm 747 bản sách, 2 thùng báo, tạp chí, kỷ yếu từ gia đình cố PGS.TS Phạm Tú Châu vào tủ sách tại Phòng đọc Tổng hợp. Tủ sách gồm nhiều cuốn sách là những công trình nghiên cứu chuyên sâu, sưu tầm tổng hợp trong 40 năm công tác tại Viện Văn học Việt Nam của dịch giả Phạm Tú Châu; trong đó có nhiều đầu sách có giá trị về văn học Việt Nam, văn học Trung Quốc cùng nhiều bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Việt, Hán Nôm… Từ Dự án “Tủ sách ước mơ” trong định hướng nhằm gia tăng kết nối với cộng đồng các địa phương, Công ty Tài chính Prudential Việt Nam đã trao tặng Thư viện tỉnh 1.300 cuốn sách, 3 giá sách, 1 thảm sàn, 2 tranh tường trị giá 100 triệu đồng cho Phòng đọc Thiếu nhi của thư viện. Các bản sách trao tặng chủ yếu của NXB Kim Đồng; trong đó có nhiều sách văn học viết về các gương “anh hùng nhỏ tuổi” được nhiều em học sinh tìm đọc như: “Phạm Ngọc Đa” - tác giả Xuân Sách, “Kim Đồng” - tác giả Tô Hoài, “Dương Văn Nội” - tác giả Lê Vân, “Chị Sáu ở Côn Đảo” - tác giả Lê Quang Vịnh… Tháng 4-2020, Thư viện tỉnh tiếp tục nhận được tài trợ, ủng hộ về cơ sở vật chất từ Công ty Dược phẩm Nam Hà. Dự án trao tặng gói trang thiết bị cho Phòng đọc Thiếu nhi bao gồm 10 giá, kệ sách, 2 điều hòa, 2 máy hút ẩm, hỗ trợ vẽ tranh trang trí có tổng trị giá 100 triệu đồng. Triển khai Dự án “Xe thư viện lưu động đa phương tiện” của Vụ Thư viện (Bộ VH, TT và DL) và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn VinGroup), năm 2018, Thư viện tỉnh đã tiếp nhận 1 xe ô tô thư viện lưu động mang tên “Ánh sáng tri thức” trị giá 1,4 tỷ đồng, có đầy đủ trang thiết bị: máy tính, máy chiếu, ti vi, máy phát điện cùng 4.500 cuốn sách, các phần mềm ứng dụng, tài liệu điện tử, sách nói phục vụ người khiếm thị… Từ khi tiếp nhận xe thư viện lưu động đa phương tiện đến nay Thư viện tỉnh đã tổ chức hơn 100 chuyến, phục vụ lưu động 280 nghìn lượt bạn đọc, 570 nghìn lượt sách báo luân chuyển, trên 11 nghìn lượt truy cập internet tại các địa phương, đơn vị, trường học trong toàn tỉnh.

Để phát huy các nguồn lực tạo điều kiện cho nhân dân có thêm cơ hội tiếp cận thông tin, tri thức, bên cạnh việc củng cố hệ thống thư viện công lập, nhiều thư viện trường học, tủ sách lớp học trên địa bàn tỉnh ngày càng được đầu tư về cơ sở vật chất, bổ sung sách, báo bảo đảm điều kiện hoạt động. Hưởng ứng Chương trình “Xây dựng 12.662 tủ sách lớp học tỉnh Nam Định”, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm, doanh nhân đã tài trợ; tiêu biểu như Hội doanh nhân các huyện: Ý Yên, Hải Hậu tại Hà Nội; Hội cựu học sinh Giao Thủy; nhóm doanh nhân trẻ huyện Nghĩa Hưng, nhóm doanh nhân: Rạng Đông, Quỹ Nhất; các doanh nhân: Nguyễn Thị Hương Liên, Vũ Minh Đức, Đinh Quang Chiến, Trần Ngọc Anh; cộng đồng người Việt tại nước ngoài; các hội đồng hương, hội từ thiện các xã, thị trấn… Trong mỗi dịp khai giảng năm học mới, đã có hơn 20 nghìn đầu sách với hơn 80 nghìn cuốn sách được trao cho các trường học các cấp trên địa bàn. Năm 2019, toàn tỉnh đã xây dựng được thêm 1.972 tủ sách lớp học, tiêu biểu như các huyện: Hải Hậu (646 tủ sách), Ý Yên (452 tủ sách), Trực Ninh (268 tủ sách), Nghĩa Hưng (194 tủ sách). Khối các trường THPT, trung tâm GDTX-GDNN đã xây dựng thêm hơn 200 tủ sách lớp học. Các trường THPT: Mỹ Lộc (Mỹ Lộc), Đỗ Huy Liêu (Ý Yên), Hoàng Văn Thụ (Vụ Bản), Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền (thành phố Nam Định)… có 100% các khối lớp có tủ sách, đa dạng về đầu sách tham khảo, bồi dưỡng kiến thức từ cơ bản đến nâng cao trong chương trình giáo dục. Đến nay, 100% trường học các cấp trong tỉnh đều có thư viện, 10.976 tủ sách lớp học với 210.440 đầu sách, 766.035 bản sách, kinh phí hơn 16 tỷ 450 triệu đồng. Hoạt động của hệ thống tủ sách lớp học đã góp phần bồi dưỡng thói quen đọc sách cho học sinh, tạo ý thức rèn luyện, phấn đấu sáng tạo trong học tập. Nhiều nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo các chủ đề nhằm khuyến khích các em tự nghiên cứu sách báo để có tư liệu, kiến thức như: Tìm hiểu về chủ quyền biển, đảo, an toàn giao thông, ứng phó với biến đổi khí hậu, môi trường; các cuộc thi: Rung chuông vàng, Theo dòng lịch sử, Em là nhà khoa học tương lai, Viết về cuốn sách yêu thích của em… Thông qua việc học sinh xây dựng, biểu diễn các tiểu phẩm, tự sáng tác truyện, thơ để thể hiện khả năng hùng biện, thuyết trình, xử lý các tình huống rèn luyện kỹ năng sống.

Xã hội hóa các hoạt động thư viện, tủ sách với các hoạt động thiết thực, đầy ý nghĩa của các đơn vị, tổ chức, cá nhân, tập thể đã góp phần nâng cao tri thức, kỹ năng đọc, khích lệ tinh thần đọc sách của người dân, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng./.

Chủ đề