Chùa cổ thạch nằm ở đâu

Chùa Cổ Thạch hay còn có tên gọi khác là chùa Hang, chùa Đá Cổ là một điểm hành hương và tham quan nổi tiếng của cộng đồng Phật Giáo khu vực Nam Trung Bộ. Chùa Cổ Thạch (còn gọi chùa Đá Cổ, hay chùa Hang) tọa lạc ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (Bình Thuận), trong khu vực bãi biển Cổ Thạch

Với kiến trúc độc lạ trong một cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, chùa Cổ Thạch đã được công nhận là một di tích, thắng cảnh cấp Quốc gia của Việt Nam.

Lịch sử

Từ những năm 1835-1836, thiền sư Bảo Tạng tìm đến Bình Thạnh đã khai lập nên chùa Cổ Thạch và trụ trì nơi đây năm năm. Sau đó, vị thiền sư giao chùa cho các đệ tử trông coi, ông tiếp tục độc hành về phía Nam của Tổ quốc và dừng chân ở miền Đông Nam bộ (Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu).

Ban đầu, chùa chỉ là một thảo am nhỏ vách ván, lợp lá, qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo đến thời Thiệu Trị chùa được xây dựng lớn cả về không gian lẫn nghệ thuật và còn giữ hầu như nguyên vẹn đến ngày nay.

Cho đến nay, dù đã trải qua 170 năm nhưng ngôi chùa vẫn còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa Hán Nôm; liên; đối; hoành phi và nhiều tài liệu cổ quý giá. Trong số đó, Đại Hồng chungtrống sấm đã có niên đại từ đầu thế kỷ thứ XIX.

Kiến trúc

Khu vực chùa Cổ Thạch là một quần thể kiến trúc, am, điện, cốc liên hoàn với nhau trên khu đồi đá rộng hơn 4 ha. Đầu năm 1997, chùa xây dựng thêm nhiều tượng Phật Bà Quan Âm rải rác ven biển, tạo phong cảnh đẹp khi đứng trên chùa nhìn xuống.

Đường vào cổng Tam quan gồm 36 bậc thang gắn kết bằng phiến thạch. Dưới chân bậc thang là đôi rồng uốn lượn hai bên. Bên phải chiếc cầu nơi cổng là bức tượng hình hổ ngồi và đối xứng qua là tượng voi nằm với kỹ thuật tạc tạo tinh vi.

Chính điện chùa nằm trong quần thể núi đá tự nhiên, có khi nằm lọt thõm giữa những tảng đá to. Kế đó là các nhà thiền, từ đường, nhà tổ, gác chuông, lầu trống, am cốc thờ tự, với những câu liễn phi, hoành đối khá ấn tượng và bảo quản tốt. Nhiều di sản văn hoá Hán Nôm, liên, đối, hoành phi và những tài liệu có từ ngày tạo lập chùa. một số cổ vật có giá trị lịch sử văn hoá. Mỗi hang động thờ một vị Phật, hoặc Bồ tát, hoặc một nhà sư đã viên tịch. 

Ba phiến đá tự nhiên xếp thành hàng ngang trước khu chánh điện tạo dáng con cá kình (theo kinh của Phật gọi là con “ma kiệt”, một loài thủy quái được xem là hóa thân từ Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát để giúp đỡ ngư dân khi gặp nạn ở biển khơi).

Ngôi chùa đi theo lối kiến trúc cổ xưa nên trược bày phối với nhàu màu sắc sặc sỡ rất bắt mắt. Bởi vị trí địa hình là núi đá cao nên mỗi lối đi của ngôi chùa đều có các bậc thang lên xuống thoai thoải theo sườn dốc. Ngay phía dưới chân chùa là đại dương mênh mông tạo nên một cảnh quan sơn thủy hữu tình.

Hang động chùa

Ngôi chùa Cổ Thạch nằm trên quần thể núi đá nên cũng có rất nhiều hang động đặc biệt. Tận dụng địa thế này, các thiền sư đã dùng chúng làm nơi thờ phụng.Trong mỗi hang động ở chùa Cổ Thạch đều thờ một vị Phật, Bồ tát hoặc một nhà sư đã viên tịch. Ở đây, có một hang động của Tổ sư – người đã khai sơn ra ngôi chùa này, phía trọng ngoài tượng thờ Tổ sư còn có các bài vị có công lao xây dựng chùa. Kế bên đó là hang thờ Phật Mẫu Chuẩn Đề. Trong hang động này có tượng Phật 8 tay và nhiều tượng cổ khác. Còn ở hang Tam Bảo, các thiền sư dùng để thờ phụng 23 pho tượng Phật cổ với nhiều kích thước và niên đại khác nhau.

Lễ hội

Vào ngày 25/05 âm lịch hàng năm sẽ là ngày giỗ Tổ của chùa Cổ Thạch. Đây là ngày mà để tăng ni, phật tử nơi đây tưởng nhớ công ơn to lớn của vị Thiền Sư Bảo Tạng – người có công lao to lớn trong việc xây dựng chùa ngày ấy.

Những lưu ý khi tham quan

Trang phục: Chùa Cổ Thạch có địa hình núi đá nên việc di chuyển đi lại khá khó khăn, đặc biệt là với các bạn nữ. Hãy mặc trang phục kín đáo, thoải mái và đeo giày thể thao để tiện đi lại nhé!

Đi lại tham quan: Chùa là nơi linh thiêng, thanh tịnh nên các bạn cần hạn chế nắm tay, khoác vai,… Trong lúc đi lại ở khuôn viên chùa nên sử dụng ngôn ngữ phù hợp và giữ gìn vệ sinh chung. Không nên tùy tiện chạm tay lên các di vật và tài sản của chùa.

Ăn uống: Vì thời gian tham quan chùa không mất quá nhiều. Bạn chỉ nên sử dụng nước lọc và đồ ăn chay trong chùa, những.

Ngoài ra hãy tuân thủ theo các quy định khác của chùa, chi tiết bạn hãy chú ý ở các tấm biển báo được gắn ở quanh chùa nhé!

Tham khảo

  • https://luhanhvietnam.com.vn/du-lich/chua-co-thach-chon-tam-linh-o-binh-thuan.html\
  • https://disantrangan.vn/chua-co-thach
  • https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_C%E1%BB%95_Th%E1%BA%A1ch

Cổ Thạch là khu du lịch tâm linh và nghỉ mát có nhiều nét độc đáo, cách trung tâm huyện Tuy Phong, Bình Thuận khoảng 10 km. Nơi đây nổi tiếng với ngôi chùa Hang cổ, gần đó là bãi biển thiên nhiên hoang dã với bãi đá bảy màu tuyệt đẹp.

Chùa cổ thạch nằm ở đâu

Du lịch Cổ Thạch

Khoảng mươi năm trước, khách đến Cổ Thạch đa phần chỉ là những người hành hương với mục đích lễ Phật tại ngôi chùa cổ mang tên chùa Hang hay chùa Cổ Thạch. Thuở ấy, hai dãy phòng trọ bình dân dành cho khách đã xuất hiện ở hai bên đường lên chùa - những phòng thật thô sơ với bệ ngủ bằng xi măng trải chiếu, trang bị chỉ có ngọn đèn và quạt...

Từ khi địa phương quy hoạch lại thành khu du lịch thì đường vào được mở rộng, ngã 3 đường đã thoáng mát sạch sẽ và trở thành công viên. Các khách sạn, nhà nghỉ... mọc lên như nấm ở hai bên con đường lớn dẫn vào KDL khiến bạn có thể an tâm không lo thiếu chỗ nghỉ dù ngay trong mùa cao điểm hè.

Đi lại tại Cổ Thạch

Chùa Hang: Nằm gần biển Cổ Thạch, các khách sạn tại Cổ Thạch cũng nằm gần Chùa nên việc đi lại rất dễ dàng, mất 5 phút đi bộ là bạn đã có mặt tại Chùa rồi. Chùa tương đối rộng, bạn có thể nhờ một em nhỏ người dân địa phương dẫn đường để có thể đi hết mọi ngóc ngách của Chùa. Khu vực nàytập trung tương đối nhiều người ăn xin cho nên bạn cũng nên thận trọng với đồ đạc cá nhân.

Lăng Ông Nam Hải (Lăng cá Ông) và Đồi Cát: Hai điểm tham quan này nằm gần nhau. Bạn có thể đi bộ từ biển Cổ Thạch để tới 2 điểm tham quan nà, tuy nhiên mất khá nhiều thời gian (nếu đi nên chọn thời gian đi là buổi sáng). Nếu không, bạn có thể đi xe ôm tới 2 điểm tham quan này. Khi thuê xe thì nhớ thỏa thuận giá cả, và nhớ nhắc tài xế chờ để chở bạn về lại khách sạn nhá. Khu vực nàytập trung tương đối nhiều người ăn xin cho nên bạn cũng nên thận trọng với đồ đạc cá nhân.

Chợ: Người viết bài này cũng chưa biết tên gọi của chợ này là gì, nó giống như chợ đêm tại đường Thùy Vân ở Vũng Tàu vậy (khác với Thùy Vân là chợ này mở cả đêm lẫn ngày). Chợ nằm gần khu vực khách sạn. Bạn bước ra cửa là tới. Chợ bán các loại hải sản, đồ lưu niệm, ….

Ở Cổ Thạch còn có một ngôi chợ khác (chợ của người dân địa phương), nó nằm ngày trên đường đi vào Đồi cát.

ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN Ở CỔ THẠCH

Tắm bùn Vĩnh Hảo (chạy ra Cà Ná)

Vĩnh Hảo là suối nước khoáng nổi tiếng ở xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Từ Tuy Phong theo quốc lộ 1 đi về phía bắc khoảng chừng 7km, vượt qua đèo Yên Ngựa rồi qua núi Tào và rẽ trái đi độ chừng 1,5km thì đến ngay suối nước khoáng Vĩnh Hảo nằm trong khuông viên của nhà máy nước suối Vĩnh Hảo.

Chùa cổ thạch nằm ở đâu

Tắm bùn Vĩnh Hảo

Vĩnh Hảo là nơi giao hòa dãy Trường Sơn với biển Đông tạo nên một hình tượng tràn đầy hấp dẫn, quyến rũ du khách khắp mọi nơi. Phong cảnh núi non hùng vĩ, chùa tháp, hang,…là điểm du lịch kỳ thú cho du khách.

Hướng dẫn

Từ thành phố Phan Thiết đi dọc theo quốc lộ 1 độ chừng 100km, du khách sẽ đến Khu du lịch Tắm khoáng- Tắm Bùn Vĩnh Hảo. Khu du lịch này nằm giữa núi rừng thiên nhiên hoang dã, du khách sẽ có được những cảm giác thoải mái hít thở không khí trong lành.

Điều tuyệt vời hơn nữa, đến đây du khách được ngâm mình trong dòng nước khoáng ấm hay ngâm mình trong bùn khoáng. Đây là loại hình du lịch nghỉ dưỡng phổ biến nhất trong thời đại ngày này. Không chỉ được thư giản vui chơi mà dịch vụ này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cho con người. Ngoài ra, trong khu du lịch còn phục vụ ăn uống, vui chơi hấp dẫn cho du khách.

Từ khu du lịch Tắm Khoáng- Tắm Bùn nhì xa xa về hướng tây du khách sẽ thấy hệ thống núi đá trùng điệp, tọa lạc nơi đây là ngôi chùa Pháp Võ(hay còn gọi là chùa Đá Mẹp). Đây là một thắng cảnh nổi tiếng của huyện Tuy Phong. Ngôi chùa không lớn lắm nhưng cảnh vật nơi đây thật thơ mộng và hùng vĩ.

Trong chùa có một hang đá rất lớn dùng để thờ Phật Tổ Như Lai, kế bên hang Tổ có phòng khách rộng thênh thang để tiếp đãi du khách phương xa. Bên chánh điện thờ Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm, Tam Tạng, miếu thờ Quan Công và nhiều hang đá nhỏ thờ các vị thần khác.Băng qua hang đá, leo lên khoảng 100m sẽ thấy Phật Bà Quan Âm cao gần 10m, đứng trên một tảng đá lớn sừng sững giữa trời.

Khi du khách đứng ngay trên hang Tổ hoặc chánh điện sẽ thấy được biển Cà Ná, và cả Cù Lao Câu. Vào ngày Tết và các ngày Rằm lớn có rất đông khách từ các nơi khác hành hương đến nơi này bởi xe có thể chạy đến chân núi.

Ngoài ra, đến đây du khách có dịp thăm, tìm hiểu nhà máy sản xuất nước khoáng Vĩnh Hảo-một loại nước khoáng nổi tiếng trên thị trường. Và cũng là vật không thể thiếu được trong những chuyến đi du lịch của bạn.

Chùa Hang (Chùa Cổ Thạch)

Cổ Thạch Tự hay còn gọi là Chùa Hang, tọa lạc gần bờ biển xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, cách thành phố Phan Thiết khoảng 100km về hướng Bắc, ẩn mình trong hang động tự nhiên với cảnh non nước hữu tình. Chùa được xây dựng năm 1835 – 1836 trên khu đồi núi thấp, nằm ở độ cao 64m so với mặt nước biển, người ta lợi dụng những hang đá để xây dựng chùa. Đầu tiên chùa chỉ là một tham am nhỏ vách ván, lợp lá. Thời vua Thiệu Trị chùa được dựng lớn cả về không gian lẫn nghệ thuật và còn giữ hầu như nguyên vẹn đến ngày nay. Toàn bộ ngôi chùa có diện tích khoảng 1.200m2, bao gồm: khu chánh điện, khu tam quan ngoại và các công trình phụ cảnh khác.

Chùa cổ thạch nằm ở đâu

Chùa Hang Cổ Thạch

Lăng Ông Nam Hải

Lăng Cá Ông còn được gọi là lăng Ông Nam Hải, nằm bên phải đình thần Thắng Tam, thuộc phường Thắng Tam. Theo truyền thuyết, ba phần đầu, thân, đuôi của Cá Ông trôi dạt về ba vùng: Vũng Tàu, Cần Giờ, Long Hải ở thế kỷ 19. Đầu cá dạt về bãi Tầm Dưng, to đến nỗi không thể kéo lên bờ được, nhân dân phải lấy tre rào lại cho thịt thối rữa mới tháo từng khớp xương đem rửa sạch đưa về thờ tại Bãi Trước. Cá Ông được ngư dân trong vùng tin là tướng quân của Long Vương được giao nhiệm vụ bảo vệ tàu thuyền. Ngày nay, mỗi khi có cá Ông trôi dạt vào bờ, ngư dân đều lấy xương đem thờ trong lăng. Du khách tham quan lăng sẽ nhìn thấy những tủ kính đựng xương cá và bàn thờ chạm Long, Lân, Quy, Phụng công phu.

Chùa cổ thạch nằm ở đâu

Lăng ông Nam Hải

Mách Nhỏ: Hàng năm, từ ngày 16 đến 18 tháng 8 âm lịch, lăng Ông Nam Hải tổ chức lễ hội Nghinh Ông rất sôi động, thu hút nhiều du khách tham dự.

Đồi Cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương là một điểm du lịch mới được khai thác ở Bình Thuận. Nơi này có những cồn cát hoang sơ bên những xóm làng của đồng bào dân tộc Chăm. Đi chơi đồi cát du khách được hòa mình vào thiên nhiên trên vùng cát vàng, còn thích thú khi được ngắm nhìn những đàn cừu, bò, dê gặm cỏ, uống nước dọc theo những con suối mát, yên bình...

Chùa cổ thạch nằm ở đâu

Đồi cát Nam Cương

Biển Cổ Thạch

Bãi biển Cổ Thạch thuộc địa phận xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 90km. Có hai hướng để đến nơi đây, một là từ Phan Thiết xuôi theo quốc lộ 1 đến Cổ Thạch. Hướng thứ hai từ Mũi Né vòng ra quốc lộ 1 tại Lương Sơn. Độ dài đường đi giữa hai hướng chênh lệch không nhiều, và đều ôm gọn những cung đường biển tuyệt đẹp, hay bức tranh đồi cát bao la.

Chùa cổ thạch nằm ở đâu

Biển Cổ Thạch

Bãi đá bảy màu Cổ Thạch

Rời bãi đá khổng lồ, men theo bờ biển khoảng 300m, du khách sẽ thấy một bãi đá quy tụ hàng trăm ngàn viên sỏi phong phú về hình dáng như vuông, tam giác, lục giác, đa giác, hình thoi... Không chỉ đa dạng về hình dáng, những viên sỏi ở đây có nhiều sắc màu khác nhau như trắng, đen, vàng, nâu, tím, xanh, lam, đỏ... với những đường vân rất đẹp. Dưới những đợt sóng và ánh nắng, cả bãi đá ánh lên những gam màu lung linh như những viên ngọc thuần khiết nhất.

Chùa cổ thạch nằm ở đâu

Bãi đá bảy màu

ĂN GÌ? Ở ĐÂU?

So với các điểm du lịch khác thì giá cả hải sản ở Cổ Thạch không đắt cũng không rẻ. Gân khu du lịch có một khu chợ bày bán hải sản vào ban đêm giống như hợ Thùy Vân ở Vũng Tàu. Các loại tôm, cua, sò điệp... rất tươi ngon.

Bạn có thể yêu cầu chế biến tại chỗ nếu muốn thưởng thức ngay. Trong chợ cũng có bán các loại quà lưu niệm làm thủ công từ vỏ sò, vỏ ốc... bạn có thể mua hải sản hoặc những món đồ này làm quà cho người thân, bạn bè. Còn nếu muốn rẻ hơn nữa thì chịu khó ra chợ Liên Hương, tại đây bạn có thể tha hồ mặc cả giá

Chùa cổ thạch nằm ở đâu

Hải sản tươi ngon ở Cổ Thạch

Nguồn : Sưu Tầm