Chuẩn bị gì trước khi tiêm vaccine

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm vitamin C, ngủ sớm nghỉ ngơi trước ngày tiêm, không tự ý ngưng thuốc với trẻ có bệnh mạn tính.

Trẻ 12-17 tuổi sắp tiêm vaccine Covid-19, phụ huynh không tự ý ngừng thuốc trẻ đang điều trị bệnh lý mạn tính nếu có. Cần đem toa thuốc, bệnh án nếu có để bác sĩ khám sàng lọc tiêm chủng xem xét chỉ định vaccine Covid-19 phù hợp, theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.

Không trì hoãn những lịch tiêm vaccine khác mà trẻ đang tiêm chủng. Đem theo sổ tiêm chủng những vaccine khác của trẻ khi đến tiêm vaccine Covid-19. Với trẻ em gái, bác sĩ Minh lưu ý nếu đến ngày hành kinh bố mẹ cũng không nên lo lắng hay cần thiết tạm hoãn tiêm chủng, trừ trường hợp đau bụng nhiều, nôn ói, mệt mỏi kèm sốt.

Trước ngày tiêm, phụ huynh nên cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ sớm, giải thích về việc tiêm vaccine Covid-19, tạo tâm lý thư giãn thoải mái. Cho trẻ dùng thêm một bữa ăn nhẹ một tiếng trước khi đi tiêm để tránh chờ lâu sẽ khiến trẻ đói bụng. Trẻ có thể uống viên sủi đa vitamin hoặc vitamin C (sau ăn) trước khi đi tiêm.

"Uống nhiều nước vào ngày tiêm vaccine có thể giúp trẻ bớt sốt. Cho con mặc trang phục thoải mái, rộng rãi khi đi tiêm. Nếu không có vaccine nào khác tiêm cùng ngày thì vị trí tiêm vaccine Covid-19 nên là tay không thuận (ví dụ trẻ thuận tay phải thì nên tiêm vaccine tay bên trái) để giảm những khó khăn trong sinh hoạt học tập của trẻ do đau, nhức mỏi cánh tay sau tiêm vaccine", bác sĩ khuyên.

Ngoài ra, bác sĩ Hiền Minh lưu ý không để băng keo cá nhân ở vị trí tiêm quá lâu, sau 30 phút có thể giúp trẻ gỡ ra. Quan sát theo dõi sức khỏe trẻ ít nhất 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm chủng, nếu có bất cứ những triệu chứng khó chịu nào nên báo ngay cho ba mẹ hoặc nhân viên y tế. Sau đó phụ huynh cho trẻ về nhà nghỉ ngơi ngay, không nên đi chơi hay tham gia những hoạt động thể lực khác vào ngày tiêm chủng.

Bộ Y tế ngày 14/10 cho phép tiêm vaccine Covid-19 trẻ 12-17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, tiêm trước cho trẻ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.

Tại TPHCM, Sở Y tế TPHCM đề xuất Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố cho phép triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi từ ngày 22/10. Sở Y tế dự kiến tiêm tất cả trẻ trong độ tuổi này đang sinh sống hoặc học tập trên địa bàn, học sinh đang đi học từ lớp 6 đến 12, số lượng khoảng 780.000. Theo dự thảo, trẻ em trên toàn thành phố sẽ được tiêm mũi một trong 5 ngày.

Theo VnExpress

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, khuyên cha mẹ cần tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trước khi tiêm và theo dõi thật sát sau tiêm chủng.

Trả lời VnExpress chiều 1/4, bác sĩ Thái cho biết trẻ 5-11 tuổi không cần chuẩn bị gì đặc biệt trước khi tiêm chủng. Cha mẹ nên kể chuyện về vaccine cho trẻ, nói rõ về lợi ích của việc tiêm vaccine, giữ cho trẻ có tâm lý thoải mái, tự nguyện tiêm và sinh hoạt như bình thường. Vào buổi tiêm chủng, trẻ nên ăn nhẹ trước khi đi tiêm, uống đủ nước, mặc quần áo thoải mái để tiêm chủng thuận lợi.

Theo bác sĩ Thái, thời gian qua, Chương trình Tiêm chủng Mở rộng ghi nhận nhiều học sinh bị phản ứng sau khi tiêm phải nhập viện. Nguyên nhân phần nhiều đến từ vấn đề tâm lý của trẻ và phản ứng lo lắng dây chuyền. Vì vậy, tâm lý thoải mái của cha mẹ đối với tiêm chủng cũng rất quan trọng vì tâm lý lo sợ có thể lan truyền đến trẻ.

"Tốt nhất, cha mẹ nên trao đổi với trẻ về quá trình tiêm, các phản ứng phụ có thể gặp, thời gian theo dõi... Tại điểm tiêm, nếu được ở cạnh các cháu, cha mẹ nên trấn an để trẻ không có phản ứng lo lắng quá mức khi tiêm", bác sĩ Thái nói.

Gia đình cũng đóng vai trò rất quan trọng khi theo dõi trẻ tại nhà sau tiêm, theo bác sĩ Thái. Trẻ 5-11 tuổi đa phần hiếu động, chưa biết bày tỏ sự khó chịu hay các bất thường của cơ thể. Trong khi đó, các phản ứng sau tiêm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, có thể vào ban đêm khi cả nhà đã đi ngủ. Vì vậy, phụ huynh cần theo dõi thật sát, để ý, động viên trẻ sau tiêm.

Các phản ứng phụ có thể gặp ở trẻ gồm đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm... Phản ứng đa dạng và có thể nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác. Do đó, khi cơ thể trẻ có bất thường không nhất thiết đúng theo bảng hướng dẫn, cha mẹ nên tham khảo ý kiến thầy thuốc và đưa con tới cơ sở y tế gần nhất.

Nếu trẻ đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển như sốt, nhiễm trùng, hóa trị ung thư, viêm đa cơ quan (thường biểu hiện bằng sốt, phát ban, mắt đỏ...) nên hoãn tiêm cho đến khi khỏi bệnh. Trẻ mắc Covid-19 có triệu chứng vẫn cần thiết tiêm chủng để được bảo vệ tốt hơn, tuy nhiên thời điểm tiêm cách thời gian mắc khoảng 3 tháng. Trẻ mắc Covid-19 không triệu chứng thì không cần chờ đợi, có thể tiêm chủng ngay khi âm tính.

Bác sĩ Thái khuyến cáo trẻ có tiền sử dị ứng, rối loạn tri giác, mắc hội chứng tăng động giảm chú ý... cần thận trọng khi tiêm. Trẻ có bệnh tim bẩm sinh mạn tính, khám sàng lọc thấy tim phổi bất thường... nên được đưa đến các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên để tiêm chủng.

Bộ Y tế hôm 31/3 đồng ý tiêm vaccine Moderna cho trẻ 6-11 tuổi. Đầu tháng Bộ Y tế cũng cho phép sử dụng vaccine Pfizer tiêm chủng cho trẻ 5-11 tuổi. Các động thái này nhằm phục vụ kế hoạch tiêm cho trẻ em dự kiến triển khai vào đầu tháng 4. Trẻ em ở nhóm tuổi lớn, từ 11 tuổi (tức học lớp 6) sẽ tiêm trước, sau đó hạ thấp dần.

Các địa phương triển khai cuốn chiếu theo trường, địa bàn, căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vaccine được cung ứng. Trẻ được tiêm miễn phí, theo hình thức chiến dịch, tại các cơ sở cố định, điểm tiêm lưu động và trường học. Cha mẹ, người giám hộ sẽ ký phiếu đồng ý tiêm chủng cho trẻ.

Theo thống kê từ Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cả nước có hơn 11,8 triệu trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng đợt này. Bộ Y tế dự kiến sử dụng khoảng 4,7 triệu liều vaccine Pfizer và 9 triệu liều vaccine Moderna để tiêm chủng. Số vaccine này do chính phủ Australia tài trợ, Bộ Y tế sẽ mua thêm vaccine nếu thiếu.

Trước đó, Viện Dư luận xã hội (thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương) khảo sát ý kiến người dân về tiêm chủng vaccine Covid-19 cho trẻ em, sau đó lấy mẫu ngẫu nhiên hơn 18.000 người. Kết quả, 76% phụ huynh có con 5-11 tuổi thấy "rất cần thiết" tiêm cho trẻ; 80% cho biết "sẵn sàng đưa trẻ em đi tiêm vaccine"; 13% do dự hoặc chưa muốn tiêm cho con, 4% không sẵn sàng và 4% khác khó trả lời.

Chuẩn bị gì trước khi tiêm vaccine

Nhân viên y tế chuẩn bị liều tiêm vaccine Pfizer-BioNtech cho học sinh TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn

Chi Lê

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Vắc-xin không chứa: sản phẩm từ thịt lợn, trứng, mủ cao su, sản phẩm từ máu, tế bào vi-rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch. Vắc-xin không chứa mô bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • (4-hydroxybutyl) azanediyl) bis (hexan-6,1-diyl) bis (2- hexyldecanoat)
  • 2 - [(polyetylen glycol) -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol (PEG) 2000 dimyristoyl glycerol (DMG)
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin (HBCD)
  • polysorbate-80
  • sodium chloride