Cô gái 26 tuổi trở thành nữ có trưởng trẻ nhất the giới đọc HIỂU

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Kate cho biết hàng ngày, nhiều nhân viên tổ bay và cả hành khách đều hỏi tuổi của cô. Tình huống này hiếm khi xảy ra khi cô còn là cơ phó. Tất cả đều bất ngờ với những thành tựu cô gái đến từ Carlisle (Anh) đạt được ở độ tuổi 26.

“Cá nhân tôi không nghĩ tuổi tác là vấn đề. Tôi cũng trải qua những khóa huấn luyện, đào tạo chỉ huy như bao cơ trưởng khác. Vì thế, tôi đã chứng minh rằng năng lực của bản thân không phụ thuộc vào độ tuổi”, Kate chia sẻ trên Daily Mail.

Trong số những phi công lái máy bay thương mại trên thế giới, phái nữ chỉ chiếm 5%. Năm ngoái, EasyJet tuyên bố sẽ tăng tỷ lệ nữ phi công của hãng này lên 12% trong hai năm.

Số lượng nữ phi công quá ít khiến Kate từng không dám mơ đến công việc này, đồng thời cũng không biết học hỏi kinh nghiệm từ ai để theo đuổi ước mơ.

Thành công của Kate khiến nhiều người bất ngờ và ngưỡng mộ.

Hiện nay, Kate sống ở Reigate, hạt Surrey và làm việc tại sân bay Gatwick. Cô từng lái máy bay Airbus A319 và A320 tới hơn 100 địa điểm, bao gồm các thành phố Reykjavik, Tel Aviv và Marrakesh.

câu 1:theo anh /chị tác giả có dụng ý gì khi đưa ra nhuwnh thông tin:Trong số những phi công lái máy bay thương mại trên thế giới, phái nữ chỉ chiếm 5%. Năm ngoái, EasyJet tuyên bố sẽ tăng tỷ lệ nữ phi công của hãng này lên 12% trong hai năm.

Các câu hỏi tương tự

A.PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc văn bản thực hiện các yêu cầu

      Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales ?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi.”

      Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.

     Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin” Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.

(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012) Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính ?.

Câu 2: Xác định vấn đề chính mà văn bản đề cập.

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng: Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình ?

Câu 4: Rút ra thông điệp cho bản thân.

Câu 5: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của Lòng tự tin

Phần 1. Đọc - Hiểu (3,0 điểm)   Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Cô ơi !

Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.

Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.

Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.

Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.

(Trích Thư gửi cô giáo ngày tri ân, http://giaoducthoidai.vn,3-6-2014)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản.( 0,5 điểm)

Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ  và nêu tác dụng trong câu : “Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc”. (1,0 điểm)

Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Vì sao chọn thông điệp đó? (1,0 điểm )

Phần 2: Làm văn (7.0 điểm)

 Câu 1: (2 điểm) Viết bài văn  bày tỏ suy nghĩ về lòng biết ơn được gợi ra từ phần đọc - hiểu.

Câu 2: (5 điểm) Nêu cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ :

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

……………………………….

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi.

                                                                    Trích: Vội vàng – Xuân Diệu – SGK Ngữ văn 11, tập II NXB Giáo dục

=== hết ===

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Một trong những ẩn dụ cổ xưa nhất trong việc con người tương tác với công nghệ chính là mối quan hệ giữa chủ và nô lệ. Aritstolte đã từng tưởng tượng rằng công nghệ có thể thay thế chế độ nô lệ nếu như khung dệt trở nên hoàn toàn tự động. Vào thế kỉ XIX, Oscar Wilde đã nhìn thấy tương lai khi các cỗ máy đã thực hiện tất cả các chức năng lao động ngu si và đần độn, giải phóng cho nhân loại để tự do làm nên “ những điều tuyệt vời nhất” hay chỉ đơn giản là “chinh phục thế giới với tấm lòng ngưỡng mộ và thích thú”. Marx và Engels đã nhìn ra sự khác biệt. “ Đám đông đang từng ngày từng giờ bị lệ thuộc vào máy móc”, họ đã viết như thế trong tác phẩm Communist Manifesto (Tuyên ngôn Cộng sản). Máy móc không hề giúp chúng ta khỏi ách nô lệ mà ngược lại chúng đã trở thành một phương tiện nô lệ.

Ngày nay, những chiếc máy tính thường đóng cả 2 vai trò. Ông Nicholas Carr, tác giả quyển sách Atlantic năm 2008 với tựa đề sách “ Liệu Google” đang khiến chúng ta ngu muội đi, và cuốn sách mới nhất của ông mang tựa đề “ Chiếc lồng kính”: Tự động hóa và chúng ta, phân tích nhiều lĩnh vực đương đại trong đó các phần mềm có khả năng tăng cường nhận thức của con người, từ các chẩn đoán y học cho đến các chương trình mô hình kiến trúc. Như chính tiêu đề của nó, quyển sách cũng đang hoài nghi rằng liệu công nghệ đang giam hãm hay giải phóng người sử dụng. Nicholas Carr khẳng định rằng, chúng ta đang ngày càng bị giam cầm nhưng chính vì sự vô hình của cảm giác công nghệ cao đã khiến cho chúng ta lầm tưởng mình đang tự do.

Để chứng minh, ông Nicholas Carr đã lấy bằng chứng về những thợ săn Inuit ở miền Bắc Canada. Các thế hệ thợ săn lớn tuổi thường theo dõi dấu vết của các con tuần lộc sinh sống trên khắp vùng lãnh nguyên với độ chính xác kinh ngạc, do họ đã ghi nhận kĩ lưỡng sự thay đổi của gió, hình dạng dấu tuyết, các ngôi sao và tập tính thói quen của loài động vật. Nhưng các thợ săn trẻ tuổi bắt đầu sử dụng các loại xe trượt tuyết và thiết bị định vị GPRS, sức mạnh hoa tiêu của họ đã bị từ chối. Thay vì theo kinh nghiệm bản thân, họ đã tin chắc vào các thiết bị định vị GPRS và đã bỏ qua những nguy hiểm đang chờ đón mình, tốc độ di chuyển trên các vách đá núi hay trượt trên bề mặt băng mỏng. Và khi GPRS bị bể hay pin bị đóng băng, tất sẽ dẫn đến việc cánh thợ săn trẻ bị tổn thương.

Ông Carr còn nghiên cứu bao gồm các trường hợp khác: Ông mô tả cánh bác sĩ ngày nay trở nên quá lệ thuộc vào những phần mềm hỗ trợ ra quyết định khi họ quan sát các tín hiệu quan trọng từ bệnh nhân, song đôi khi họ cũng có gây ra các quyết định thiếu chính xác. Khả năng vẽ

mô hình của các kiến trúc sư cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi vẽ bằng tay trần thì họ chuyển sang các nền tảng kĩ thuật số. Và ông Carr kể lại những trường hợp đáng sợ khi các phi công máy bay thương mại thường tỏ ra lúng túng khi thực hiện các thao tác đơn giản trong những trường hợp khẩn cấp , bởi vì họ quá lệ thuộc vào những hệ thống lái tự động. Bản thân ông Carr cũng thừa nhận rằng những công nghệ này thường nhấn mạnh và hỗ trợ đắc lực cho các kĩ năng của con người.

( Trích Google khiến cho học sinh ngày càng kém thông minh? báo Giáo dục và thời đại , số 269, 2014, t6)

1. Đoạn trích đề cập vấn đề gì? (1 điểm)

2. Hai vai trò - được bàn đến trong đoạn trích- của những chiếc máy tính là gì? (2 điểm)

3. Chỉ ra thao tác lập luận chính được vận dụng trong đoạn trích? (1 điểm)

4. Vì sao Marx và Engels lại cho rằng máy móc đang trở thành một phương tiện nô lệ?(1 điểm)

5. Đọc xong đoạn trích, em nhận thấy mình nên sử dụng công nghệ như thế nào? Viết câu trả lời thành một đoạn văn 7 dòng có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. (5 điểm)

Đọc đoạn trích dưới dây và trà lời các câu hỏi:

Tuổi trẻ không chỉ là khải niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà còn chỉ một trạng thải tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phủ, sự mãnh liệt của tinh cảm và cảm nhận phẩn khởi với suối nguồn cuộc sống. Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tim kiếm an nhàm. Những dức tính dó thường dễ thấy ở những người năm sáu mươi tuổi hơn là ở da số thanh niên tuổi dôi mươi. Không ai già di vì tuổi tác, chíng ta già đi khi để tâm hồn minh héo hon. Thời gian hình thành tuổi tác, thải độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết thương trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo nên những vết nhăn trong tâm hồn. Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hiy hoại tinh thần của chúng ta.

(Trich Điều kỳ diệu của thái dộ sống – Mac Anderson, tr.68, NXB Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh, 2017)

Câu 1. Chi ra các yếu tố gắn với tuổi trẻ dược nêu trong doạn trích.

Câu 2: Phân tích ngắn gọn tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong doạn trich.

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Thời gian hình thành tuổi tác, thải độ tạo nên tâm hồn"?

Câu 4: Anh/Chị có cho rằng “Lo lắng, sợ hãi, mắt lòng tin vào bản thân là những thói xấu hiy hoại tinh thẩn của chúng ta" không? Vì sao?

Năm xưa chở chiếc thuyền này,
Cho cô sang bãi tước đay chiều chiều.
Để tôi mơ mãi, mơ nhiều:
“Tước đay se võng nhuộm điều ta đi.
Tưng bừng vua mở khoa thi,
Tôi đỗ quan Trạng, vinh quy về làng.
Võng anh đi trước võng nàng...
Cả hai chiếc võng cùng sang một đò.”

Đồn rằng đám cưới cô to,


Nhà giai thuê chín chiếc đò đón dâu.
Nhà gái ăn chín nghìn cau,
Tiền cheo, tiền cưới chừng đâu chín nghìn...

Lang thang tôi dạm bán thuyền,


Có người trả chín quan tiền, lại thôi!

Câu 1:Xác định hình tượng nhân vật chữ tình trong bài thơ

Câu 2:trong giấc mơ nhân vật trữa tình đã hình dung ra cảnh tượng nào?

câu 3:anh chị hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ sau

       " Lang thang tôi dạm bán thuyền,
        Có người trả chín quan tiền, lại thôi!"

Trong phòng dịch và y tế, có những việc rất nhỏ cũng có thể bị trả giá rất đắt. Không vệ sinh tay là một trong các nguyên nhân chính gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện - làm tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng chi phí, công sức điều trị, kéo dài ngày nằm viện và tăng tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Nếu một bác sĩ quên rửa tay, đôi khi có thể gây nhiễm khuẩn cho nhiều nơi trong bệnh viện. Trong nghề y, rửa tay đúng cách có thể mang lại tác động và ý nghĩa to lớn. Để cải thiện chất lượng bệnh viện, giải pháp quan trọng nhất lại là biện pháp dễ thực hiện nhất: sát khuẩn tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân… Mỗi khi nhà nước ra các chỉ thị chống dịch, đa số người dân chấp hành nghiêm chỉnh. Nhưng không phải tất cả. Còn những người vẫn cố gắng nấn ná miễn được việc cho mình. Có người vẫn đưa người lậu qua biên giới chỉ vì vài triệu đồng, cố ra đường giải quyết công việc khi chưa hết thời hạn cách ly tại nhà; hay có những việc nhỏ như vứt bừa khẩu trang bẩn xuống vệ đường, nhổ nước bọt, kéo khẩu trang xuống cho dễ chịu... Có người còn không nỡ bỏ vài cuộc vui. 5K dán khắp mọi nơi, nhưng vẫn có người thiếu tự giác thực hiện. Mỗi người nghĩ xa hơn một chút, sự thất bại của một số cá nhân sẽ không biến thành thất bại tập thể. Y học có phát triển đến đâu mà hành vi của con người không tiến bộ theo, đất nước đó không thể văn minh. (Trích Tham lam và sợ hãi, VnExpess.vn, Trần Văn Thuấn, ngày 11/5/2021)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, giải pháp nhỏ ý nghĩa lớn trong lĩnh vực y tế là gì?

Câu 3. Theo em, người dân cần chấm dứt ngay những việc nào được liệt kê trong văn bản?

Câu 4. Anh chị có đồng tình với ý kiến: “Trong phòng dịch và y tế, có những việc rất nhỏ cũng có thể bị trả giá rất đắt”. Tại sao? Câu 5. Thông điệp mà anh/chị nhận được từ văn bản đọc hiểu trên? Hãy viết thành đoạn văn ngắn (khoảng 5-8 câu).

Cách nhìn riêng

Cuộc sống là một bức tranh đa màu bởi nó được ghép nên từ suy nghĩ đa dạng của rất nhiều cá nhân. Chỉ khi nào ta tin tưởng vào suy nghĩ độc lập của bản thân thì khi đó một tư duy riêng biệt mới được hình thành trong ta. Đừng nghĩ rằng người khác không đồng tình với ta nghĩa là ta không đúng. Trên thực tế, đôi khi theo đuổi một cách nhìn riêng biệt sẽ giúp ta có được những cống hiến to lớn và ý nghĩa nhất cho bản thân và người khác. Vì thế, hãy trân trọng suy nghĩ của riêng mình.

Ngược lại, cũng không nên ép buộc người khác phải có cách nhìn nhận giống mình. Cố gắng thuyết phục các thành viên trong gia đình tin tưởng vào những điều mình từng trải qua là một việc làm vô nghĩa, bởi trước tiên, mỗi người đều có những trải nghiệm của riêng mình. Bên cạnh đó, mỗi người lại có tầm hiểu biết riêng và thái độ về sự hiện diện cũng như vai trò của bản thân trong cuộc sống cũng rất khác nhau. Cho rằng bằng cách nào đó, họ sẽ suy nghĩ giống ta là một điều ảo tưởng. Mỗi chúng ta trải qua tuổi thơ của mình theo những cách khác nhau và mỗi người đều có quyền giữ những cảm nhận đó cho riêng mình.

Hãy vui vẻ khi là chính mình và hãy để người khác cũng có được cảm giác ấy.

(“Quên hôm qua sống cho ngày mai” - Tian Dayton, Ph. D., NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2014, tr.102-103)

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tầm quan trọng của cách nhìn riêng trong cuộc sống.

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên

lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. (Trích Hai đứa trẻ – Thạch Lam, SGK Ngữ văn lớp 11 tập một, NXB Giáo dục, trang 95 )1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )2. Từ gọi trong câu văn có tác dụng gì? Tìm và chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ miêu tả cảnh chiều buông ? (0,5 điểm )3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )

4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

"Ở trong nước, khi những ca nhiễm covid-19 đầu tiên có kết quả xét nghiệm dương tính khiến cả cộng đồng lo lắng, bất an. Người dân đổ xô đi mua khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn, khử trùng. Lợi dụng tình hình đó, nhiều cá nhân, tổ chức đã năm hàng, tăng giá và có những hành xử thiếu tình người. Tuy nhiên, thói " đục nước béo cò " ấy chỉ rộ lên trong thời gian ngắn rồi nhanh chóng bị dẹp bỏ, được "lập nghiêm" trở lại sau khi có sự vào cuộc kịp thời, kiên quyết của các cơ quan chức năng, đặc biệt là sự xuất hiện của những tấm gương sáng - những người dân bình dị sẵn sàng bỏ tiền của, công sức để sản xuất, chế tạo và phát miễn phí khẩu trang, nước khử trùng cho người dân. Những hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, đầy ắp nghĩa tình của không ít người, từ em nhỏ đến người nổi tiếng đã không chỉ đóng góp một phần công sức bé nhỏ, chia sẻ cùng đồng bào, đồng loại, mà còn tạo ra hiệu ứng tích cực - nhen lên ngọn lửa yêu thương trong cộng đồng, vì mục đích: cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Mỗi hình ảnh, hành động đẹp được nhân lên từng ngày, được truyền tải qua các phương tiện truyền thông, gửi đi những thông điệp nhân văn, nghĩa tình, khiến những kẻ lợi dụng lúc khó khăn để trục lợi cá nhân phải tự vấn lương tâm và thấy xấu hổ".

Câu 1: chỉ ra thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2: thói "đục nước béo cò" mà tác giả nêu lên trong đoạn trích là gì?

Câu 3: Theo anh/chị nói "đục nước béo cò" sẽ gây ra những hiểm họa nào cho cuộc sống của chúng ta?

Câu 4: anh/chị có đồng tình với quan điểm: "những hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn" sẽ "tạo ra hiệu ứng tích cực" trong xã hội không? Vì sao?