Có nên bốc bát hương vào tháng 7

Từ xưa đến nay, bát hương luôn là một trong những vật phẩm tâm linh có ý nghĩa đặc biệt trong thờ cúng tại mỗi gia đình Việt. Bát hương được ví như cầu nối giữa cõi âm và cõi dương, giữa người sống và người đã khuất. Chính vì ý nghĩa to lớn này mà việc bốc bát hương luôn là điều mà bất cứ gia đình nào cũng rất quan tâm. Trong bài viết dưới đây, Đá mỹ nghệ Phan Vinh sẽ giúp bạn đọc giải đáp những câu hỏi xoay quanh vấn đề này.

Xem thêm: Địa chỉ Xây dựng mộ đá uy tín



Có nên bốc bát hương vào tháng 7

 


Theo quan niệm dân gian thì thời điểm thích hợp nhất để bốc bát hương là dịp cuối năm, mang ý nghĩa là xua đi những điều đen đủi, không may mắn trong năm đã qua và thay chân nhang để đón năm mới. Do đó, nhiều gia đình thường chọn ngày 23 tháng Chạp để dọn dẹp bàn thờ, bốc bát hương và tiễn Ông Táo về trời. Nhiều người quan niệm rằng “Phật ở tại tâm”, do đó việc bốc bát hương vào thời gian nào không quan trọng mà chỉ cần thành tâm là đủ. Tuy nhiên “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Bốc bát hương là một công việc tâm linh hết sức quan trọng. Bởi vậy, khi tiến hành bốc bát hương, gia chủ nên chú ý xem ngày và cân nhắc kỹ lưỡng, tuyệt đối không chọn những ngày xung với tuổi để tránh gặp phải khó khăn, trắc trở về sau. Đồng thời, chọn ngày tốt cũng giúp cho mọi việc được tiến hành suôn sẻ, thuận lợi, đón cát trạch và rước tài lộc về nhà. Để chọn ngày tốt bốc bát hương, cần lưu ý các yếu tố sau: - Ngày tốt phải hợp tuổi gia chủ, là ngày tài lộc, quý nhân theo tuổi của gia chủ. - Các ngày đẹp phải có sao tốt hội chiếu, bao gồm các ngày: Đại An, Tiểu Cát và Tốc Hỷ.

- Cần tránh bốc bát hương vào các ngày: Tam Nương, sát Chủ, Nguyệt Kỵ, Không vong.


Theo quan điểm Phật giáo, gia chủ hoàn toàn có thể tự bốc bát hương mà không phải nhờ thầy, chỉ cần có sự thành tâm, tỉ mỉ và tuân thủ đúng các bước trong quy trình bốc bát hương là có thể hoàn toàn yên tâm. Người xưa thường chọn người cao tuổi, hiền lành tử tế, gia cảnh yên ấm, hạnh phúc, con cháu phương trưởng, đuề huề, làm ăn khấm khá, thịnh vượng, nhờ bốc bát hương, gọi là “xin Phúc lộc của cụ”. Tuy nhiên, một số gia đình cẩn thận, duy tâm thường mời nhà sư, thầy pháp hoặc người tu tại gia để việc bốc bát hương linh nghiệm và chu đáo nhất có thể. Chuyên gia phong thủy cho rằng để vàng trong bát hương là tốt, mang lại tài lộc, vạn sự như ý cho gia chủ, vì vậy nên cho 1 chút vàng vào bát hương.

Có nên bốc bát hương vào tháng 7


– Khi mua bát hương về gia chủ nên dùng gừng giã nhỏ rồi pha với rượu hoặc rửa sạch bằng nước ngũ vị hương rồi tẩy bằng gừng với rượu, 

sau đó dùng khăn mới sạch sẽ để lau khô.  - Đối với bát hương cũ không dùng nữa, nên cho vào túi cùng 10 quả trứng và ít tiền lẻ, thả ở những nơi sông suối sạch, tuyệt đối không vứt bừa, vứt ở nơi ô uế. Xử lý bát hương không tốt sẽ mang đến những điều không may cho gia chủ.

– Bát hương nên dùng tro được đốt từ rơm nếp, cốt bát hương có thể sử dụng 1 trong các thất bảo của nhà phật như: lưu ly, thạch anh, hổ phách… Tuyệt đối không dùng cát để thay tro ở trong bát hương, điều này sẽ khiến cho gia đình lục đục, gặp những điều không may mắn.


Nếu dùng bát hương bằng đồng, người xưa cho rằng rất nóng. Nên rang 5 loại đậu cho cháy đen (rang riêng từng loại vì hạt lớn, hạt nhỏ độ cháy khác nhau) rồi chia đều 5 loại đậu đã rang vào 3 hay 5 bát. Gọi là để cho mát mẻ.

– Tránh đặt giấy tráng kim, tráng nhựa hoặc tráng gương vào trong bát hương, đặc biệt không nên đặt các loại bùa chú, nếu có phải đảm bảo xin được từ các thầy uy tín để tránh hậu quả không tốt.

Sau khi đã có tro, gia chủ nên bốc lần lượt từng nắm cốt vào bát hương, tuyệt đối không đổ trực tiếp hoặc đổ một lần tất cả tro vào bát hương.

- Không để phụ nữ mang thai bốc bát hương, thường gia chủ hoặc nhờ thầy để bốc bát hương. Khi làm lễ cần ăn mặc chỉnh tề sạch sẽ, tránh ăn mặc luộm thuộm, xuề xòa. - Chú ý đặt đúng hướng của bát hương, bát hương và bài vị đã đặt yên tuyệt đối không nên xê dịch, khi lau dọn dùng tay sạch giữ bát hương không dịch chuyển, không nâng lên đặt xuống rồi lau dọn bằng nước rượu gừng pha loãng hoặc nước sạch.

- Không để những thứ rườm rà, hoa giả, hoa héo, những vật sắc nhọn trên ban thờ.

Có nên bốc bát hương vào tháng 7

Lưu khi những kiêng kỵ bốc bát hương khi về nhà mới

Vàng là trang sức kim loại hết sức quý giá và sang trọng có tính phong thủy rất cao vì vậy sẽ mang lại vượng khí tốt cho gia chủ, đồng thời cũng có tác dụng trừ yêu tà ma ngoại đạo.  Do đó việc bỏ vàng vào bát hương được các chuyên gia phong thủy khuyên là rất có ích và tốt đẹp

Tham khảo: Một số mẫu bát hương bằng đá đẹp 


Lấy 3 – 5 hoặc 7 sấp tiền âm, đốt trong chậu nhôm, hoặc sắt thật sạch, úp bát hương lên lửa, quay miệng bát 3 vòng thuận, 3 vòng ngược, chiều kim đồng hồ. Gọi là đốt, trừ hết tà ma, ngoại đạo, cố tình ẩn nấp trong đó. Làm sao đốt cho cháy hết mấy sấp tiền âm đó, rồi thả vào đáy bát hương, gọi là cốt kim ngân (tiền vàng). Đặt cốt thất bảo (khi mua bát hương, người ta thường bán kèm) vào đáy bát hương, rồi dùng tay bốc gio vào, đầy gần đến miệng, còn cách khoảng 1 - 2cm. Một số người khi bốc gio vào họ cũng đếm từng bốc, làm sao chia hết cho 4, thừa 1, gọi là chữ SINH.

Ví dụ: 5 – 9 - 13 – 17 – 21 bốc


 

Bát nào hóa tiền vàng, làm cốt kim ngân, riêng cho bát đó. Nghĩa là hóa 3 hoặc 5 hoặc 7 lễ, hơ miệng bát hương, rồi bốc hết tro đó vào bát đó.

Trong suốt quá trình đốt kim ngân, bốc tro vào bát hương ta luôn cầu nguyện:
Bát hương này con xin được thờ …. (Ví dụ: Đức thánh tổ hay Bà Cô tổ…) Mỗi khi con thắp hương lên xin kính thỉnh Đức thánh tổ của dòng họ…, bà Cô tổ của dòng họ … Về với chúng con nhận hương, hoa, quả, đồ lễ chúng con dâng cúng…
Nói đi nói lại nhiều lần, cho đến khi hoàn thành. Đặt ngay ngắn, bát hương lên bàn thờ, mặt nguyệt nhìn thẳng ra phía trước. Thắp 5 nén nhang cắm vào, nói thêm 1 đến 3 lần nữa. Đến bát thứ 2 hay thứ 3 cũng làm tương tự.

Nguyên tắc là trước tiên bao giờ cũng bốc bát hương ở giữa thờ Quan Thần linh và khi đặt lên ban thờ, khấn xong bát đó thì đồng thời xin ngài cho bốc các bát hương gia tiên, hội đồng bà cô, ông mãnh…


Có nên bốc bát hương vào tháng 7


Lưu ý: 
 

- Bát hương thờ Thần linh Thổ công phải đặt cao nhất, rồi đến Gia tiên đại nội, rồi đến bà cô ông mãnh. Số lượng nhiều hay ít, chẵn hay lẻ đều được, vấn đề là làm sao để không quá phức tạp mỗi khi thắp hương.

Nếu nhà con thứ thường có 3 bát hương:
 

1 – Bát đầu tiên bên trái (từ ngoài nhìn vào) CÁC CỤ TỔ TIÊN HAI BÊN NỘI NGOẠI

2 – Bát thứ 2 từ trái qua phải (ở giữa) TRỜI – PHẬT – CÁC VUA – CÁC MẪU – CÁC TRẦU – CÁC QUAN – CÁC VỊ TIÊN – THÁNH – THẦN – CÁC QUAN THẦN LINH BẢN ĐỊA THẦN HOÀNG BẢN THỔ - THẦN CÔNG THỔ ĐỊA, THẦN TÀI – THẦN QUÂN TÁO CÔNG.

3 – Bát thứ 3 ngoài cùng bên phải HỘI ĐỒNG BÀ CÔ, ÔNG MÃNH, CÁC CÔ BÉ ĐỎ, CẬU BÉ ĐỎ.


Nhà con trưởng có thêm 2 bát hai đầu:

Bát đầu tiên bên trái: ĐỨC THÁNH TỔ DÒNG HỌ… 

Bát cuối cùng bên phải: BÀ CÔ TỔ DÒNG HỌ… 


Thứ tự được tính như sau:

1 – Bát đầu tiên bên trái (từ ngoài nhìn vào) thờ: ĐỨC THÁNH TỔ CỦA DÒNG HỌ... 

2 – Bát thứ 2 từ trái qua phải thờ: CÁC CỤ TỔ TIÊN HAI BÊN NỘI NGOẠI

3 - Bát ở giữa thờ: TRỜI – PHẬT – CÁC VUA – CÁC MẪU – CÁC TRẦU – CÁC QUAN – CÁC VỊ TIÊN – THÁNH – THẦN – CÁC QUAN THẦN LINH BẢN ĐỊA THẦN HOÀNG BẢN THỔ - THẦN CÔNG THỔ ĐỊA, THẦN TÀI – THẦN QUÂN TÁO CÔNG....

4 – Bát thứ 4 nằm bên phải bát giữa, thờ: HỘI ĐỒNG BÀ CÔ, ÔNG MÃNH, CÁC CÔ BÉ ĐỎ, CẬU BÉ ĐỎ.

5 - Bát cuối cùng bên phải (ngoài cùng phía bên phải) thờ BÀ CÔ TỔ DÒNG HỌ..... (Có nơi gọi là bà tổ cô).

Theo truyền thuyết xưa mỗi dòng họ được sinh ra từ một Đức thánh tổ. Đức thánh tổ là người phù hộ, độ trì cho con cháu nhà mình theo luật trời đất. 

Bà cô tổ, là người được nhà Trời phái xuống, để trông nom cai quản, con cháu dòng họ. Người có quyền nâng đỡ cho người nào có hiếu, có đức … Vì vậy 2 người này là quan trọng nhất, nên mỗi người được riêng 01 bát hương. Trong khi các cụ tổ tiên 2 bên nội ngoại có bao nhiêu người cũng chỉ chung nhau 1 bát, tất cả các các bà cô, ông mãnh, chết trẻ,chưa siêu thoát, các bé đỏ chết do sẩy, nạo phá thai … cũng chung nhau 1 bát.

Riêng bát hương ở giữa thờ: TRỜI – PHẬT – CÁC VUA – CÁC MẪU – CÁC TRẦU – CÁC QUAN – CÁC VỊ TIÊN – THÁNH – THẦN – CÁC QUAN THẦN LINH - THẦN HOÀNG BẢN THỔ - THẦN CÔNG THỔ ĐỊA, THẦN TÀI – THẦN QUÂN TÁO CÔNG... Lý luận về bát hương này là: Tâm đức của người khấn cầu, hay còn gọi là đẳng cấp bậc thầy, mà có thể thỉnh được đến cấp nào.

Ví dụ: Bình thường là thỉnh được THẦN, Thần linh trở xuống, Cao hơn là thỉnh được THÁNH, cao nữa là CÁC MẪU – CÁC TRẦU – CÁC QUAN – CÁC VỊ TIÊN… Đỉnh cao nhất là thỉnh được: CÁC VUA - TRỜI – PHẬT – Sau khi bốc đủ số bát hương, 3 bát là con thứ - 5 bát là con trưởng.

Thắp hương: bát hương giữa 9 nén các bát còn lại 5 nén. Từ lần thứ 2 bát giữa 7 nén các bát còn lại 3 nén, lần thứ 3 giữa 5 nén các bát còn lại 1 nén. (hàng ngày giữa 3 nén, các bát còn lại 1 nén là được). Sang đến lần hương tiếp theo thứ 2 hoặc lần 3 (gọi là tuần hương) hóa vàng, dâng các cụ. Ngày mùng 1, ngày rằm giữa 5 hay 7 hay 9 là tùy tâm.

Sau 2 tuần hương, đưa cả bàn tay về vị trí từng bát hương, lại nhắc lại địa vị của từng bát. Ví dụ như: Bát hương này con thờ CÁC CỤ TỔ TIÊN HAI BÊN NỘI NGOẠI, từ nay mỗi khi thắp hương, con xin được kính thỉnh các cụ tổ tiên 2 bên nội ngoại, về nhận lễ, dâng cúng của con cháu… Làm lần lượt từ giữa ra 2 bên, trái trước phải sau. 

Do bát hương mới bốc, 100 ngày đầu tiên, sáng nào cũng nên thay nước, thắp hương, Nếu có thể pha ấm trà thì tốt. Để an vị bát hương được tốt. 

Bài khấn đã có các bạn thêm hoặc bớt vào cho đúng mục đích.
 

Sắp mâm lễ, gồm Hoa 5 mầu – quả 7 loại khác nhau – Sôi, gà, bánh, kẹo, trà thuốc, trầu cau,

Mã gồm bộ quan thần linh, đầy đủ cả ngựa đỏ, 2 bộ bà chúa đất, vàng hoa đỏ, vàng hoa vàng, vàng 5 mầu (ngũ phương), thoi vàng, thoi bạc, Tiền vàng (nên mua nhiều 1 chút) và 7 tờ tiền dương. Nếu có thể tìm được 1 bộ tiền quan: Thiên quan, Tào quan, Phật quan, Địa quan, Thủy quan thì tốt hơn. 

Mâm cơm mặn, đặt bên dưới, thấp hơn ban thờ một chút. Trong khi cúng rót thêm rượu 1 đến 2 lần (lần 1 rót ít thôi để lần 2 lần 3 có thể rót thêm gọi là châm tửu). Cúng được 1 lúc thì pha trà mời các cụ, cũng thỉnh thoảng lại rót thêm 1 đến 2 lần. Hóa vàng xong thì xin thụ lộc, hạ cơm cúng, bánh kẹo, quả… 
 

Có nên bốc bát hương vào tháng 7

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Con xin cung thỉnh đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức vua cha Bát Hải, Đức vua cha Thủy Tề, Hội đồng đức vua cha. Quan nam tào bắc đẩu, tứ đại thiên vương, thiên long hộ pháp.

Con xin cung thỉnh Ngũ vị Hoàng tử, ngũ vị Tiên Ông.

Con xin cung thỉnh Đức Hoàng Thiên Quốc mẫu, Mộc Công thiên mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thủy tề. Thánh mẫu Cửu trùng thiên.

Con xin cung thỉnh Đức phật a di đà dược sư lưu ly quang như lai Phật – con xin cung thỉnh đức Phật thích ca mâu ni, giáo chủ cõi cực lạc sa bà như lai - con xin cung thỉnh Đức Phật mẫu Chuẩn Đề quan thế Âm bồ tát. Con xin cung thỉnh Đức phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn chư vị Phật, chư vị Bồ tát, các chư vị La hán, các đức Hộ pháp.

Con xin cung thỉnh các Vua, các Mẫu, các chầu các quan, Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam, tam tòa đức Thánh mẫu.

Con xin cung thỉnh Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ vạn linh, long thiên thánh chúng vị tiền.

Con xin cung thỉnh các vị tiên thiên, tiên thánh, tiên thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các thánh cô, thánh cậu, hồn thiêng sông núi.

Con xin cung thỉnh các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân Táo công muôn vàn chư vị thân linh đang cai quản …(Địa chỉ nhà mình). 

Con xin cung thỉnh đức thánh tổ dòng họ bố hoặc (Nhà chồng) Bà cô tổ dòng họ…, các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các hội đồng bà cô, ông mãnh, các vong linh, hương hồn dòng họ……, các cô bé đỏ cậu bé đỏ. 

Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm …... Chúng con: (họ tên chồng, vợ rồi đến các con….) 

Có nén hương, chút lễ mọn với lòng thành kính dâng lên Trời, phật, các cung các cõi linh thiêng.

Cho chúng con được an vị những bát hương mới này. Mỗi khi thắp hương lên, xin được kính thỉnh các ngài, các cung, các cõi linh thiêng, các cụ tổ tiên, các gia tiên tiền tổ, hai bên nội, ngoại của dòng họ ... chúng con về ngự tại nơi này. Nhận hương hoa, oản quả, bánh kẹo, trầu, cau, thuốc lá... tiền vàng con cháu dâng cúng...

Cầu xin các ngài gia hộ độ trì cho chúng con: Được âm phù, dương trợ, được trên kính ! dưới nhường ! được bạn bè người thân giúp đỡ, để công việc được thuận buồm xuôi gió. Cho chúng con Nhà cửa yên ấm, bình an, vợ chồng hạnh phúc, có tài có lộc, có điều kiện, có phương tiện để làm phúc làm thiện, tích phúc, tích đức cho thế hệ sau. 

Cầu xin cho các con, các cháu, học hành giỏi giang, làm rạng danh cho dòng họ, tổ tiên, cho non sông nước Việt. 

Lễ mọn lòng thành xin các ngài, các cung các cõi linh thiêng chấp lễ, chấp lời cầu xin thỉnh nguyện của chúng con. 

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

(Đọc 3 lần bài khấn này)
Mọi bát hương đều cần phải kiểm tra tính linh trước khi dùng. Bát hương không linh nghĩa là thắp hương nhưng không có ai về, bao gồm 3 nguyên nhân chủ yếu:
- Trong bát hương không có Dị hiệu
- Bát hương ghi Dị hiệu không đúng
- Bát hương bị yểm âm binh
Gia chủ nếu không có công quyền năng đặc dị thì không thể biết bát hương có tính linh hay không, do vậy phải nhờ người có công quyền năng kiểm tra. Người này có khả năng mời người được thờ về, nếu không thấy về thì bằng công quyền năng triệu về để hỏi sẽ rõ ngay. Việc kiểm tra có thể tiến hành trực tiếp tại bàn thờ hoặc kiểm tra từ xa.
- Sau khi bốc bát hương, nếu gia chủ muốn sắp xếp lại ban thờ gia tiên thì cần khấn vái, xin phép và tuyệt đối không được xê dịch bát hương.
- Bát hương bỏ đi cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh để nơi uế tạp, không sạch sẽ.
- Khi chân hương quá nhiều thì nên rút bớt chân nhang nhưng phải để lại 5 chân, những chân nhang đã rút cần đốt rồi thả tro xuống sông suối.

- Chú ý thắp hương theo số lẻ (3 nén, 5 nén…), không nên thắp quá nhiều hương sẽ mở đường cho Thập loại chúng sinh đến, tạo sự lộn xộn, phiền toái cho Thần linh, Tổ tiên mình thỉnh cầu.

(Thông tin trên tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín, hi vọng sẽ có ích đối với bạn đọc)