Trách nhiệm pháp lý là gì ví dụ

Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ pháp lí mà cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định. Dưới đây là một số "Ví dụ về trách nhiệm pháp lý", mời các bạn tham khảo nhé.

Câu hỏi: Ví dụ về trách nhiệm pháp lý:

Trả lời:

Một số ví dụ về Trách nhiệm pháp lý:

- Trách nhiệm hình sự

Ví dụ: Nam vận chuyển ma túy bị công an bắt quả tang nên Nam bị chịu trách nhiệm hình sự

- Trách nhiệm dân sự

Ví dụ: Hà lái xe không để ý đã đâm đổ bờ tưởng của ủy ban xã, Hà phải chịu trách nhiệm dân sự và khắc phục hậu quả.

- Trách nhiệm hành chính

Ví dụ: Hùng đi xe máy bị công an yêu cầu dừng lại kiếm tra. Đo nồng độ cồn Hùng vượt quá mức quy định nên phải xử phạt theo quy định của pháp luật.

- Trách nhiệm kỉ luật

Ví dụ: Kì thi kiểm tra cuối năm, Hoa quay tài liệu bị giám thị bắt gặp, Hoa buộc phải nhận kỉ luật là hủy bài thi và nhận điểm 0.

Kiến thức tham khảo về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân

1. Tình huống

* Tình huống:

- Ông Ân xây nhà cao tầng không giấy phép và đem đổ phế thải xây dựng xuống công thoát nước.

- Lê cùng hai bạn tham gia đua xe máy, vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông.

- A là bệnh nhân tâm thần, khi lên cơn đã đập phá nhiều tài sản quý của bệnh viện.

- Thiếu tiền tiêu xài, N cướp giật dây chuyền, túi xách của người đi đường.

- Bà Tư vay tiền của chị Ba đã quá hạn, dây dưa không chịu trả nợ.

- Anh Sa là công nhân công ti Môi trường đô thị. Khi chặt cành, tỉa cây để đề phòng mùa mưa bão, anh đã không đặt biển báo hiệu nguy hiểm theo quy định. Hậu quả là một người đi đường đã bị thương do cành cây rơi xuống.

* Giải quyết tình huống:

- Hành vi mắc lỗi của các tình huống trên:

+ Hành vi (1): Xây nhà cao tầng, không giấy phép -> Xây nhà trái phép; đổ phế thải xuống cống thoát nước.

+ Hành vi (2): Đua xe, vượt đèn đỏ -> Vi phạm Luật An toàn giao thông

+ Hành vi (3): Tâm thần, đập phá -> Mắc lỗi nhưng không vi phạm pháp luật

+ Hành vi (4): Cướp giật dây chuyền, túi xách -> Tội trộm, cướp.

+ Hành vi (5): Vay tiền dây dưa không trả -> Xâm phạm tài sản của người khác.

+ Hành vi (6): Chặt cây, tỉa cành không đặt điểm báo -> Vi phạm nội quy an toàn lao động.

Trách nhiệm pháp lý là gì ví dụ

- Hậu quả của những hành vi trên:

+ Hành vi (1): Xây nhà cao tầng, không giấy phép, đổ phế thải xuống cống thoát nước → Gây tắc cống, ngập nước, vi phạm quy định về xây dựng.

+ Hành vi (2): Đua xe, vượt đèn đỏ → Gây thiệt hại về người và của.

+ Hành vi (3): Tâm thần, đập phá → Làm hỏng mất tài sản quý.

+ Hành vi (4): Cướp giật dây chuyền, túi xách → Gây tổn thất tài chính cho người khác.

+ Hành vi (5): Vay tiền dây dưa không trả → Gây tổn thất tiền bạc của người khác.

+ Hành vi (6): Chặt cây, tỉa cành không đặt điểm báo → Làm cho người đi đường bị thương.

⇒ Ý nghĩa: Các hành vi vi pham pháp luật sẽ bị xử lí nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung về vi phạm pháp luật

a. Khái niệm

Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

b. Các loại vi phạm pháp luật

- Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ luật hình sự. (Trách nhiệm hình sự)

- Vi phạm pháp luật hành chính: Là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí của nhà nước mà không phải là tội phạm. (Trách nhiệm hành chính)

- Vi phạm pháp luật dân sự: Là hành vi trái pháp luật, xâm hại đến các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, chuyển dịch tài sản…) và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. (Trách nhiệm dân sự).

- Vi phạm kỉ luật: Là những hành vi trái với những qui định, qui tắc, qui chế, xác định trật tự, kỉ luật trong nội bộ cơ quan, xí nghiệp, trường học. (Trách nhiệm kỉ luật).

c. Trách nhiệm pháp lý

- Là nghĩa vụ pháp lí mà cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hàng những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định.

- Các loại trách nhiệm pháp lí:

+ Trách nhiệm hình sự

+ Trách nhiệm hành chính

+ Trách nhiệm dân sự

+ Trách nhiệm kỉ luật

d. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí

- Trừng phạt ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật

- Giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật

- Bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lí trong nhân dân

e. Nghĩa vụ của công dân

- Mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật.

- Tích cực đấu tranh với các hành vi, việc làm vi phạm Hiến pháp và Pháp luật.

>>> Xem thêm: Các đặc trưng của pháp luật

3. Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Trách nhiệm pháp lí

Câu 1: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. Các quan hệ công vụ và nhân thân.

B. Các quy tắc quản lí nhà nước.

C. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

D. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

Câu 2: Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là:

A. Trách nhiệm pháp lí

B. Vi phạm pháp luật.

C. Trách nhiệm gia đình

D. Vi phạm đạo đức.

Câu 3: Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là ?

A. Giáo dục, răn đe là chính.

B. Có thể bị phạt tù.

C. Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.

D. Chủ yếu là đưa ra lời khuyên.

Câu 4: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm:

A. Phạt tiền người vi phạm.

B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.

C. Lập lại trật tự xã hội.

D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.

Câu 5: Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không?

A. Có.    

B. Không.

C. Tùy từng trường hợp.    

D. Tất cả đều sai.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 9 hay nhất