Có nên cài bim cho quy trình trong xây dựng

Công nghệ BIM ứng dụng trong quản lý dự án xây dựng được rất nhiều chủ thầu sử dụng hiện nay, BIM giúp ích rất nhiều cho công tác thiết kế, thi công và quản lý xây dựng.

Đặc điểm của mô hình thông tin xây dựng BIM

BIM hay B.I.M (tên tiếng anh: Building Information Modeling) được định nghĩa là quá trình tạo lập và sử dụng mô hình thông tin trong các giai đoạn thiết kế, thi công, vận hành, bảo trì của công trình. Trong thi công xây dựng, các thông tin như thông số kỹ thuật, kích thước, tiến độ thi công, khả năng thi công, nhân lực vật tư rất quan trọng, trong khi đó, BIM có thể tích hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất cho phép người dùng có thể dễ dàng truy cập, điều chỉnh và quản lý dễ dàng.

Có nên cài bim cho quy trình trong xây dựng

Nhờ đó, các bên tham gia vào dự án có thể lựa chọn, thay đổi hoặ bổ sung những thuộc tính cho công trình. Khi cơ sở dữ liệu do một bên thay đổi sẽ được tự động cập nhật vào cơ sở dữ liệu chung, đảm bảo tính thống nhất của dự án.

Công nghệ BIM ứng dụng trong quản lý dự án xây dựng như thế nào?

  • BIM cung cấp cho người dùng cái nhìn tổng thể, rõ ràng nhất về công trình, từ đó giúp các bên liên quan đến dự án có thể đưa ra các quyết định phù hợp, giảm thiểu tối đa rủi ro, tăng hiệu quả công việc, đồng thời hạn chế việc thay đổi thiết kế trong quá trình xây dựng.
  • Các nội dung trong mô hình BIM chứa đựng thông tin tham số nên có thể thay đổi theo ý người dùng. Khi một trong các bên có nhu cầu cần sửa lại thiết kế, mô hình, các đối tượng liên quan như khối lượng, bản vẽ sẽ được cập nhật lại. Đặc điểm này rất hiệu quả với các thiết kế phải sửa đổi nhiều trong quá trình phê duyệt và thi công thực tế.

Có nên cài bim cho quy trình trong xây dựng

  • Công nghệ BIM cho phép các bên tham gia được tiếp xúc sớm với dự án, đồng thời, với công nghệ này, người dùng có thể dễ dàng nhận ra những điểm thiết kế không phù hợp, không đồng bộ của từng bộ môn thiết kế, từ đó có thể điều chính thiết kế lại cho chính xác, giảm thiểu khả năng xung đột, mất hài hòa trong quá trình triển khai dự án.
  • BIM mang đến nhiều lợi ích kinh tế đến cho tất cả các bên liên quan khi triển khai dự án. Điển hình như: đội ngũ thiết kế sẽ giảm được chi phí thiết kế, sản xuất. Nhà thầu có thể phối hợp tốt và hiệu quả hơn với các đơn vị liên quan, chi phí lập dự toán,  quản lý mua sắm cũng được tiết kiệm một cách tối ưu nhất. Bên cạnh đó, chủ đầu tư còn có thể tính toán chắc chắn kết quả đầu ra liên quan đến chi phí dự án, thời gian và vận hành bảo trì.

Có nên cài bim cho quy trình trong xây dựng

Cụ thể, chủ đầu tư sẽ giảm thiểu đối đa chi phí quản lý, giám sát, tối ưu hóa thiết kế, tiết kiệm thời gian thi công, giảm thiểu chi phí phát sinh. Sở dĩ chủ thầu, chủ đầu tư có thể giảm thiểu được các chi phí không cần thiết bởi BIM cho phép người dùng thiết kế chính xác và lường trước được các khó khăn xảy ra trong quá trình thi công mà không tốn thời gian dừng lại để xử lý.

BIM (Building Information Modeling) hay còn gọi là mô hình hóa thông tin công trình đang trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây và dần xuất hiện tại Việt Nam. Với những lợi ích trong việc tối ưu quản lý công trình cho các bên, trong đó hưởng lợi lớn nhất là nhà thầu, thuật ngữ này ngày càng trở nên quen thuộc.

Tuy nhiên, việc hiểu chính xác về BIM, những lợi ích của BIM và việc ứng dụng BIM trong tối ưu quản lý công trình cho nhà thầu như thế nào vẫn còn là thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng Thép Chính Đại tìm hiểu những thắc mắc này trong bài viết dưới đây. 

I. Tổng quan về BIM

1. BIM là gì?

BIM (Building Information Modeling) hay còn gọi là mô hình hóa thông tin công trình, là một quy trình liên quan đến việc tạo lập và quản lý những đặc trưng kỹ thuật số trong các quy trình thiết kế, thi công và vận hành các công trình. 

Về bản chất, ta có thể xem BIM là một hồ sơ thiết kế gồm những dữ liệu kỹ thuật số, chứa các mối liên hệ logic về mặt không gian, kích thước, số lượng và vật liệu của từng bộ phận trong công trình. Tất cả những thông tin và dữ liệu kỹ thuật này sẽ được tổng hợp trên phần mềm, từ đó người dùng có thể dễ dàng truy cập, trao đổi và chỉnh sửa. 

Có nên cài bim cho quy trình trong xây dựng

BIM là một quy trình liên quan đến việc tạo lập và quản lý những đặc trưng kỹ thuật số trong các quy trình thiết kế, thi công và vận hành các công trình

Ngoài ra, việc kết hợp thông tin các bộ phận công trình khác như định mức, đơn giá hay tiến độ thi công… cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Từ đó, mô hình thực tại ảo của công trình có thể được dựng lên, trực quan và tối ưu hóa các thiết kế, thi công cũng như vận hành quản lý công trình. Những mô hình BIM do đó cao cấp hơn so với các bản vẽ 2D, 3D đơn thuần bởi không chỉ được tạo thành bởi các mô hình thông minh kèm theo rất nhiều thông tin, mà còn được thay đổi và cập nhật xuyên suốt quá trình phát triển dự án.

2. Ứng dụng BIM trong ngành xây dựng 

Với những lợi ích mà BIM mang lại, BIM dần được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp xây dựng. Về cơ bản, BIM có những ứng dụng như sau trong ngành xây dựng:

  • Ứng dụng BIM cho chủ đầu tư và quản lý cơ sở hạ tầng
  • Ứng dụng BIM cho kiến trúc sư và kỹ sư công trình 
  • Ứng dụng BIM cho nhà thầu, thầu phụ và nhà cung cấp

Tuy nhiên, việc ứng dụng BIM tại các dự án ở Việt Nam còn chậm so với các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Singapore, Phần Lan… Ở những nước này, việc ứng dụng BIM trong các dự án xây dựng đã được luật hóa và có sự tham gia của Chính phủ với vai trò dẫn dắt, đưa ra chiến lược, lộ trình và đặt mục tiêu chung cho toàn ngành. 

Có nên cài bim cho quy trình trong xây dựng

BIM được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng nhờ có những ưu điểm phù hợp cho cả CĐT, kiến trúc sư, kỹ sư công trình và nhà thầu

Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam cũng đã có những giải pháp đồng bộ nhằm tập hợp sức mạnh tổng thể của các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp cũng như toàn nhân lực ngành Xây dựng. Kỳ vọng trong thời gian tới sẽ thúc đẩy triển khai áp dụng BIM đồng bộ, nhanh chóng và hiệu quả trên phạm vi toàn ngành. 

II. Ứng dụng BIM trong tối ưu quản lý công trình cho nhà thầu

1. Lợi ích của ứng dụng BIM trong tối ưu quản lý công trình cho nhà thầu

BIM được coi là giải pháp hàng đầu để tối ưu quản lý công trình cho nhà thầu bởi những ưu điểm sau:

1.1. Khả năng xây dựng mô hình thống nhất, nâng cao tương tác giữa các bên

Do mô hình kỹ thuật từ BIM mô tả các công trình một cách thống nhất, đồng thời thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật liên quan đến bản vẽ, chi tiết thi công như nguyên liệu, vật liệu… BIM sẽ giúp cải thiện sự tương tác giữa nhà thầu với chủ đầu tư và nhà thầu với các nhà thầu phụ. Việc tương tác sẽ dễ dàng hơn xuyên suốt tiến trình dự án, từ thiết kế tới toàn bộ quá trình thi công. 

1.2. Khả năng xây dựng các không gian thiết kế ba chiều riêng biệt

Với khả năng xây dựng các không gian thiết kế ba chiều riêng biệt, BIM giúp nhà thầu có thể ngồi lại với các bên thiết kế và thi công để thống nhất các vấn đề liên quan trước khi bắt đầu quá trình xây dựng. Điều này sẽ giúp hạn chế rủi ro sai sót dẫn đến thất thoát, lãng phí kinh phí xây dựng. 

Có nên cài bim cho quy trình trong xây dựng

BIM mang lại nhiều lợi ích cho CĐT và nhà thầu bởi khả năng xây dựng các không gian thiết kế ba chiều riêng biệt

1.3. Dễ dàng tham khảo việc bố trí mặt bằng, các phương án thi công khác nhau

Nhờ khả năng xây dựng mô hình thống nhất và trực quan, BIM giúp nhà thầu dễ dàng tham khảo việc bố trí mặt bằng cũng như các phương án thi công khác nhau. Việc bố trí mặt bằng của thiết bị cẩu lắp, nguyên vật liệu xây dựng, cũng như các công trình tạm ở trên công trường… sẽ được trực quan hóa để nhà thầu dễ quản lý và kiểm tra các kế hoạch thi công. Từ đó, nhà thầu sẽ tìm ra phương án tối ưu, hiệu quả nhất về mặt thời gian, nhân lực và chi phí. 

Có nên cài bim cho quy trình trong xây dựng

BIM cho phép CDT và nhà thầu dễ dàng tham khảo việc bố trí mặt bằng và các phương án thi công khác nhau

1.4. Dễ dàng quản lý trình tự, tính khả thi của từng bước thực hiện

BIM giúp xây dựng một mô hình thống nhất, giúp các kỹ sư, nhà thầu, chủ đầu tư, các kiến trúc sư… đều có thể theo dõi chính xác tiến độ của dự án. Việc này giúp xây dựng và xác định được trình tự thi công thống nhất ngay từ ban đầu, không những giúp kiểm định được tính khả thi của từng bước thực hiện mà còn tránh việc chồng chéo các công đoạn thi công, hạn chế tối đa lãng phí cho nhà thầu. 

1.5. Tiết kiệm thời gian, chi phí

Vì mọi mô hình trên BIM đều có chiều sâu và độ chính xác cao nên nhà thầu có thể dễ dàng lượng hóa các khoản đầu tư và chi phí. Điều này sẽ giúp nhà thầu giảm thiểu các khoản phát sinh về chi phí lẫn thời gian làm việc với việc quản lý dữ liệu đồng nhất, tránh mất mát trong quá trình lưu trữ và quản lý tài liệu.

2. Thực trạng ứng dụng BIM trong tối ưu quản lý công trình tại Việt Nam

2.1. Thực trạng ứng dụng BIM tại Việt Nam

Như đã đề cập ở trên, BIM đã bắt đầu trở nên phổ biến trong ngành xây dựng tại Việt Nam. Nhiều chủ đầu tư, nhà thầu đã nhận thức được lợi ích của việc ứng dụng BIM trong quản lý công trình và bắt đầu triển khai áp dụng vào các dự án từ giai đoạn thiết kế ý tưởng cho tới giai đoạn quản lý thi công. 

Bên cạnh đó, các vấn đề về BIM cũng được đề cập đến tại nhiều buổi hội thảo chuyên đề tổ chức bởi các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Xây Dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Sở Giao thông… hay các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, các đơn vị tư vấn tổ chức,BIM nhận được sự quan tâm tích cực của các chuyên gia, chủ đầu tư, nhà thầu, ban quản lý dự án… 

2.2. Các dự án đã ứng dụng BIM

Thời gian trước đây, phần lớn các dự án được ứng dụng BIM hiện nay tại Việt Nam đều có yếu tố nước ngoài (do nước ngoài đầu tư hoặc thuê tư vấn quản lý dự án, thiết kế nước ngoài). Cho tới nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong nước như chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu… đã bắt đầu quan tâm, xem xét triển khai ứng dụng BIM do nhận thức được các lợi ích mà BIM mang lại như tập đoàn VinGroup, Vietinbank, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc,... 

Có nên cài bim cho quy trình trong xây dựng

Times City Park Hill 6 là một trong những công trình ứng dụng BIM

Các dự án tiêu biểu áp dụng BIM hiệu quả có thể kể đến như Park Hill 6, VietinBank Tower, cảng Cửa Lò, cầu Thủ Thiêm 2, KCN Nhơn Trạch 6. Việc ứng dụng BIM trong các dự án kể trên không chỉ giúp nhà thầu, chủ đầu tư rút ngắn tiến độ thi công mà còn tiết kiệm chi phí thông qua việc tối ưu hóa và xử lý trước các khó khăn trong giai đoạn thi công. Một số dự án như nhà máy Cheeky rút ngắn được 10% tiến độ; Park Hill 6 giảm được 8% công việc phải làm lại và giảm khoảng 40% thời gian xử lý các thay đổi khi thi công… Đặc biệt, việc ứng dụng BIM trong dự án nhà để xe ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất TP Hồ Chí Minh đã kiểm soát khối lượng thời gian thi công đạt độ chính xác trên 95%...  

2.3. Các bộ luật cần lưu ý khi sử dụng BIM 

Với tình trạng hiện nay khi BIM bắt đầu được quan tâm và định hướng triển khai đồng bộ hơn, đã có nhiều bộ luật được ban hành có liên quan đến ứng dụng BIM trong ngành xây dựng. 

Một số bộ luật có thể kể đến như:

  • Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng (Khoản 3, Điều 4) và Nội dung quản lý đầu tư xây dựng (Khoản 1, Điều 66) thuộc Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2014 và có hiệu lực từ 01/01/2015
  • Khoản 2, Điều 23 (chi phí quản lý dự án) và Khoản 2, Điều 25 (chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng) trong Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ban hành ngày 25/3/2015 
  • Quy định về việc ứng dụng BIM là một nội dung trong chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng trong tổng mức đầu tư xây dựng (Khoản a, b, Điều 3) trong Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
  • Quyết định 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng hướng dẫn xác định dự toán chi phí tư vấn áp dụng BIM.

Ngoài ra, có một số văn bản khác cũng có những nội dung đề cập đến BIM như:

  • Đề án tái cơ cấu ngành Xây dựng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 26/01/2015. Đề án này đã xác định việc ứng dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) là một trong các giải pháp chủ yếu thực hiện mục tiêu nêu ra
  • Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế 
  • Công văn số 4405/SGTVT-XD ngày 23/6/2014 của Sở Giao thông TPHCM gửi các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, nhà thầu, Hội cầu đường cảng

Như vậy có thể thấy, BIM ngày càng chứng minh được những ưu điểm vượt trội của mình trong việc giúp các nhà thầu dễ dàng và tối ưu việc quản lý công trình. Không chỉ giúp giảm thiểu các đầu việc và khiến việc quản lý trở nên dễ dàng hơn, BIM còn giúp nhà thầu tiết giảm chi phí, đóng góp vào thành công của dự án.