Cơ sở kinh doanh thiết yếu là gì

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhiều người dân ra đường không có lý do chính đáng, đi mua những mặt hàng không thiết yếu... đã bị xử phạt. Vậy danh mục các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16 gồm những gì?

Cơ sở kinh doanh thiết yếu là gì
Ảnh minh hoạ: Thanh Ngọc.

Nếu người dân ra đường trong thời gian địa phương áp dụng Chỉ thị 16 mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng về lỗi "Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế".

Kể từ ngày 9.7, đã có nhiều trường hợp người dân TPHCM ra ngoài đường và bị phạt với những lý do không chính đáng như gọi điện người quen không được nên đi tìm, đi tập thể dục, đi mua đồ ăn (ớt)...

Do đó, nhiều người dân hiện nay đang thắc mắc, liệu những loại hàng hóa, dịch vụ nào là thiết yếu và được chấp nhận làm lí do chính đáng để ra đường trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16?

…..“Liên quan vấn đề này, trong Công văn Số: 2601/VPCP-KGVX ban hành ngày 3.4.2020 về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về phòng, chống dịch COVID-19 đã nêu rõ: Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết: Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác...

Trong khi đó, một số Sở Công thương địa phương như Sở Công thương tỉnh Phú Yên có văn bản hướng dẫn các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được phép kinh doanh đối với các các khu vực phải thiết lập giãn cách xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gồm: Các siêu thị, chợ dân sinh, các cửa hàng tiện lợi, tiện ích chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu gồm: thực phẩm tươi sống: thịt (các sản phẩm từ thịt), thủy sản (các sản phẩm từ thủy sản), rau, củ, quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả), trái cây, trứng (các sản phẩm từ trứng).

Hàng công nghệ phẩm: Bánh, kẹo; muối; bột nêm; gia vị; nước mắm; đường; dầu thực vật; Sữa các loại; Mỳ gói các loại và một số mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân; Nước uống, nước ngọt đóng chai, lon, thùng.

Lương thực: gạo, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn; bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tinh bột).

Các nhu yếu phẩm cần thiết: khẩu trang, sản phẩm dùng để tẩy rửa, diệt côn trùng, vệ sinh cá nhân, nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh.

Các mặt hàng kim khí, điện máy phục vụ các hoạt động của gia đình, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh (vật tư ngành điện dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp, điện tử, vật tư ngành nước, vật tư nguyên liệu xây dựng, ...).

Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được phép hoạt động gồm: siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, tiện ích, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh trái cây, chuỗi cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm (chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu).

Đồng thời, còn có các cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh, các cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh.

Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, gas khí đốt.

Thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y.

Nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp.

Dịch vụ bưu chính, viễn thông, truyền hình.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng, thanh toán điện tử, xuất, nhập khẩu hàng hóa.

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như: công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ vận chuyển, bảo vệ.

Dịch vụ tang lễ, nghĩa trang; Dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải và xử lý môi trường.

Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ nêu trên trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cần hạn chế di chuyển, đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo yêu cầu và hướng dẫn của ngành Y tế.

Quy định về hàng hóa dịch vụ thiết yếu

Hàng hóa, dịch vụ nào là thiết yếu? Trong những ngày giãn cách xã hội, nhiều địa phương yêu cầu dừng các hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu, chỉ cho hoạt động những dịch vụ thiết yếu. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi "Hàng hóa, dịch vụ nào là thiết yếu?". Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Thiết yếu là gì?

Thiết yếu là những gì cần thiết cho cuộc sống, quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống của con người, dùng để đảm bảo những nhu cầu cơ bản nhất của con người.

2. Hàng hóa, dịch vụ nào là thiết yếu?

Cơ sở kinh doanh thiết yếu là gì

Khoản 3 điều 4 Luật Giá năm 2012 quy định hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

=> Chúng ta có thể đưa ra một số hàng hóa thiết yếu như sau: Thịt, rau, củ, quả, trái cây, trứng, lương thực (gạo, ngô, khoai mỳ, khoai lang, bột mỳ...), muối, đường, nước uống, thuốc chữa bệnh...

Khoản 1 và khoản 2 điều 15 cũng quy định những mặt hàng, dịch vụ thiết yếu là những mặt hàng, dịch vụ được áp dụng bình ổn giá

=> Các bạn không cần lo lắng những mặt hàng này sẽ bị đội giá, tăng vọt giá quá nhiều. Bình ổn giá chỉ áp dụng tại những cơ sở chịu sự quản lý của nhà nước (ví dụ: siêu thị) còn những cơ sở phát sinh trong cuộc sống người dân, nằm ngoài sự quản lý của nhà nước thì cơ chế này không thực hiện được (ví dụ: chợ cóc, chợ do người dân tự mở...)

3. Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong mùa giãn cách xã hội

Hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa "hàng hoá, dịch vụ thiết yếu" trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, do vậy, đâu là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khi giãn cách xã hội cũng được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình từng địa phương.

Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong mùa giãn cách xã hội cơ bản sẽ tuân thủ theo khung như sau:

  • Hàng hoá thiết yếu: Thực phẩm tươi sống, gồm thịt (các sản phẩm từ thịt), thủy sản (các sản phẩm từ thủy sản), rau, củ, quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả), trái cây, trứng (các sản phẩm từ trứng)...
  • Hàng công nghệ phẩm: bánh kẹo, muối, bột nêm, gia vị, nước mắm, đường, dầu thực vật. Sữa các loại, mì gói. Nước uống, nước ngọt đóng chai, lon, thùng...
  • Lương thực: gạo, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn; bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tinh bột)...
  • Các nhu yếu phẩm cần thiết khác, như thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế, khẩu trang, nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh, sản phẩm dùng rửa tay, tắm giặt, gội... Nguyên, nhiên vật liệu như xăng, dầu, gas, khí đốt...
  • Dịch vụ thiết yếu: Siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, tiện ích, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh trái cây, chuỗi cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm (chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu). Nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng. Cơ sở kinh doanh dược phẩm, xăng dầu, điện, nước, nhiên liệu, khám chữa bệnh, cấp cứu...
  • Cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan tới ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...). Chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hoá, khám, chữa bệnh, tang lễ.

Từng địa phương khác nhau sẽ có những điều chỉnh khác, ví dụ, tại tỉnh Tây Ninh, hàng hoá, dịch vụ thiết yếu khi giãn cách xã hội còn có các mặt hàng kim khí, điện máy phục vụ các hoạt động của gia đình, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh (vật tư ngành điện dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp, điện tử, vật tư ngành nước, vật tư nguyên liệu xây dựng ...). Các nhu yếu phẩm cần thiết theo danh mục của tỉnh Tây Ninh còn có thêm sản phẩm diệt côn trùng, vệ sinh cá nhân...

4. Dịch vụ không thiết yếu là gì?

Dịch vụ không thiết yếu là những dịch vụ không cần thiết đến mức không thể thiếu trong hoạt động sản xuất, duy trì sự sống của con người. Ví dụ: Dịch vụ vui chơi giải trí (công viên nước, thuê xe đạp đôi,...)

Trên đây là câu trả lời của câu hỏi Hàng hóa, dịch vụ nào là thiết yếu? Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trênHỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Có nên uống nước sả gừng mỗi ngày?
  • Ra đường không cần thiết bị phạt thế nào?
  • Ngừng việc vì giãn cách xã hội, phong tỏa, NLĐ có được trả lương?
  • Dùng giấy đi đường do công ty cấp có vi phạm chỉ thị 16?