Tại sao trên núi có nước

Quá trình hình thành thác nước

Thác nước là chỗ dòng suối, dòng sông có nước chảy từ trên cao xuống dưới thấp, với góc nghiêng lớn, tốc độ nước chảy xiết, có thể tạo ra sóng nước và xoáy nước.

Tại sao trên núi có nước

Thác Russell, vườn quốc gia Mount Field, Úc.

Phân loại thác nước:

  • Thác nhiều tầng: Loại Thác nước này có dòng nước lớn chảy qua nhiều bậc, tầng đá liên tiếp nhau.
  • Thác nước lớn: Những thác nước khổng lồ, do những dòng sông lớn tạo nên khi chảy qua vùng địa hình phức tạp.

Sở dĩ có thác nước là do sông chạy qua đó, gặp phải khối đá cứng, chưa bị bào mòn hết. Cùng với khối đá mềm bị bào mòn đi tạo nên bậc thấp, bậc cao hay còn gọi là sự phân bậc của dòng sông.

Bên cạnh đó, trong quá trình kiến tạo, hoạt động địa chất tạo nên những đứt gãy, đẩy phần thượng nguồn sông lên, phần dưới thác hạ xuống. Hai nguyên nhân trên đã tạo nên thác nước.

Không những ở mặt đất có thác nước mà ở dưới lòng đất cũng có thác nước. Các mạch nước ngầm sẽ tạo nên các con sông ngầm, khi gặp nơi có địa hình đang cao bỗng nhiên đột nhiên xuống thấp thì các thác nước dưới lòng đất cũng sẽ được hình thành. Nước của thác chính là nước của con sông chạy qua địa hình đó.

  • Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Cập nhật: 22/06/2018 Theo wiki/vne

.

Cập nhật lúc: 20:23, 14/08/2020 (GMT+7)

Núi Chứa Chan (H.Xuân Lộc) có độ cao 837m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi cao thứ 2 ở miền Nam, sau núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh). Với hệ thực vật phong phú, ngọn núi kỳ vĩ này cũng là nơi phát nguyên của nhiều dòng suối lớn như: suối Tôm, suối Tiên, suối Gia Miên, suối Gia Lào…

Tại sao trên núi có nước
Anh Nguyễn Ngọc Tịnh (ngụ ấp Trung Sơn, xã Xuân Trường, H.Xuân Lộc) chui xuống hang xử lý sự cố cát, đất tràn gây tắc đường ống nước

Đặc biệt, trên núi Gia Lào còn có nhiều mạch nước lớn nằm sâu trong các hang động. Những mạch nước này được người dân địa phương ví như những “túi nước” khổng lồ để dự trữ, nuôi dưỡng cây rừng và cung cấp nước sinh hoạt cho hàng trăm hộ dân sinh sống ở bên sườn núi và ngay dưới chân núi (thuộc xã Xuân Trường, H.Xuân Lộc).

* Ly kỳ chuyện tìm nước dưới hang sâu

Trước những năm 1990, người dân sinh sống ở bên sườn núi và ngay dưới chân núi Chứa Chan thường dùng nước ở các con suối lớn để sinh hoạt. Tuy nhiên từ sau những năm 1990, các con suối này dần bị ô nhiễm không thể sử dụng để ăn, uống sinh hoạt. Nguyên nhân do người dân khai hoang làm rẫy, sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật; rác thải, nước thải từ các hoạt động du lịch khi lượng khách đổ về tham quan, hành hương ở núi Chứa Chan - chùa Gia Lào ngày càng tăng cao.

Do vậy, vào những năm 1990-1991, một số người dân sinh sống ở hai bên đường lên núi Chứa Chan phải cất công đi lên núi tìm nguồn nước sạch từ các hang động mang về sử dụng.

Ông Nguyễn Xuân Tâm (60 tuổi, ngụ ấp Trung Sơn, xã Xuân Trường), một trong những người đầu tiên ở xã Xuân Trường đi tìm nguồn nước trong hang động mang về dùng nhớ lại, hồi đó theo chỉ dẫn của một số thợ rừng (người dân tộc Chơro bản địa tại xã Xuân Trường), ông đã đi sâu vào rừng, lần theo các vách đá, nơi có nhiều thân cây bụi, dây leo xanh tốt để tìm hang nước.

Đến khi phát hiện có một cửa hang nhỏ, ông liền ghé tai thật sát để lắng nghe tiếng nước chảy dưới đáy hang. Quá vui mừng, ông Tâm cố lách mình qua cửa hang để đi xuống.

Tại sao trên núi có nước
Bà Nguyễn Thị Hạnh (ngụ xã Xuân Trường) đã sử dụng nguồn nước trong hang núi Chứa Chan suốt gần 30 năm

Ông Tâm kể lại, trong hang lúc đó rất tối nên ông bật đèn pin để tìm lối đi, bỗng giật thót mình khi có một đàn dơi bay ào từ hang ra. Sau khi bình tâm trở lại, ông đã đi vào trong hang. Địa hình trong hang rất phức tạp với nhiều ngõ ngách, có những đoạn dễ đi, có những đoạn hẹp phải chui hoặc trườn qua.  Để xác định đúng ngõ hang có nước chảy, thỉnh thoảng ông lại nằm xuống để ghé tai nghe tiếng nước chảy. Khi di chuyển xuống cách miệng hang chừng 40m, ông bị trượt chân, ngã xuống suối. Lúc ấy, chiếc đèn pin cũng văng khỏi tay rồi tắt ngóm.

“Dưới hang sâu, trời tối đen như mực, tôi giơ hai bàn tay ra trước mặt nhưng cũng không thể nhìn thấy gì. Lúc ấy tôi cố gắng hét thật to để cầu cứu nhưng đều vô vọng, chỉ có tiếng vọng lại qua những vách đá. Cảm giác sợ hãi ngày càng tăng cao khi tôi không thể xác định được hướng ra” - ông Tâm kể.

 Sau một lúc định thần, ông Tâm tự động viên bản thân phải tìm cách vượt ra khỏi hang. Ông bắt đầu mò mẫm tìm đường và phát hiện trong hang có rất nhiều rễ cây. Ông Tâm bứt từng sợi rễ nhỏ nối lại với nhau thành một đoạn dây dài khoảng 40m (tương đương đoạn đường ông đi xuống). Sau đó, ông cột cố định một đầu dây vào một rễ cây, đầu còn lại ông cột vào người rồi di chuyển (đi hết đoạn dây mà chưa tìm được lối ra thì quay lại để tìm hướng khác, tránh tình trạng càng lạc sâu vào trong hang). Cứ như thế, ông Tâm lần mò hết ngõ ngách này đến ngõ ngách khác để tìm lối ra cửa hang.

Cuối cùng ông Tâm cũng phát hiện ra những tia sáng nhỏ quét qua trước mặt. Lúc ấy ông cố gắng hét thật to để kêu cứu và đã được đoàn người đang đi tìm ông Tâm nhanh chóng tìm đến giải cứu. Ông Tâm cho biết, hang nước đó chỉ sâu chừng 40m, vậy mà ông đã cứ luẩn quẩn trong đó suốt từ 16 giờ đến 24 giờ mới thoát ra được.

Ông Đặng Minh Sơn, một người dân sinh sống bên sườn núi Chứa Chan cũng cho biết, hang nước gia đình ông lấy về sử dụng sâu hơn 70m. Nhờ rút được kinh nghiệm từ lần đi lạc của ông Tâm nên ông đã chuẩn bị tốt hơn. Trước khi xuống hang, ông và người cháu trai trang bị đến 2 đèn pin và bóng đèn dự phòng. Khi leo xuống ông cột sẵn dây vào người để khi trở ra sẽ không bị lạc.

“Đường vào hang rất nguy hiểm vì các tảng đá bị xói mòn không biết sập bất cứ lúc nào. Trong hang cũng có rất nhiều côn trùng như: bò cạp, rắn, rết và cả vắt rừng” - ông Sơn cho hay.

* “Dẫn” nước xuống núi

Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, người dân thường đi tìm hang nước vào mùa nắng vì thời điểm này mới xác định chính xác mạch nước từ trong núi chảy ra, nguồn nước này không lo bị cạn kiệt. Khi xác định được vị trí nguồn nước dưới hang, người dân nơi đây sẽ luồn ống nước xuống hang (thường là ống phi 21mm hoặc phi 27mm). Để tạo áp suất dẫn nước ra thì người bên dưới sẽ bịt kín một đầu ống, người phía trên sẽ lấy nước mồi vào ống đến đầy. Lúc đó, người giữ đầu ống bên trên sẽ ra hiệu bằng cách giật dây để hai bên cùng lúc thả ống, khi đó dòng nước sẽ được rút từ trong hang dẫn xuống núi.

Thượng tọa Thích Quảng Đạo, trụ trì chùa Bửu Quang cũng cho hay, cách đây khoảng 30-40 năm, sư thầy và các đệ tử của chùa này đều lấy nước từ dòng Suối Tôm về sử dụng. Tuy nhiên càng về sau, số lượng người đến khu vực này càng đông, Suối Tôm không còn sạch nữa nên nhà chùa mới lấy nước trong các hang động về sử dụng.

Nhờ nguồn nước trong các hang  động dồi dào nên vào các mùa lễ hội tháng giêng, tháng 2 âm lịch, chùa Bửu Quang vẫn có thể đáp ứng đủ nước sinh hoạt cho khách đến đây hành hương lễ Phật. Vừa qua, nhà chùa cũng đã đầu tư xây dựng 1 bể chứa nước khoảng 50m3 để lọc và dự trữ nước sinh hoạt.

Tìm được nguồn nước đã khó khăn, việc dẫn nước về cũng khá vất vả, tốn kém do đường dẫn nước xa hàng cây số. Hơn nữa do các ống nước nằm lộ thiên trên mặt đất nên dễ bị hư hỏng do thời tiết, cây cối đổ ngã làm bể ống hoặc bị các con vật trong rừng gặm nhấm làm hư ống. Ngoài ra, sau những trận mưa to, đất, cát trên núi thường tràn vào ống gây tắc nghẽn, buộc phải gỡ ra từng đoạn để súc rửa. Do vậy, thông thường mỗi hang nước sẽ có một người quản lý, bảo dưỡng đường ống. Theo đó, mỗi hộ dân sử dụng nước sẽ phải đóng góp một khoản phí nhỏ để trả công bảo dưỡng ống và mua dây ống thay thế.

Bà Nguyễn Thị Hạnh, người dân sống dọc theo lối lên chùa Bửu Quang (ngụ xã Xuân Trường) cũng cho hay, gần 30 năm qua, gia đình bà sử dụng nguồn nước từ hang núi chảy về. Nhờ nguồn nước thiên nhiên trong mát này, gia đình bà luôn có nước sạch để dùng, chứ sống ở bên sườn núi mà không có nước sinh hoạt sẽ rất khó khăn, bất tiện.

Nguồn nước quý để chữa cháy rừng

Ông Phan Như Huê, Tổ trưởng Tổ Bảo vệ rừng thuộc Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao H.Xuân Lộc cho biết, nhiều năm trở lại đây, công tác bảo vệ rừng tại khu vực núi Chứa Chan rất tốt, tỷ lệ che phủ cao, lớp thực bì ngày càng dày lên nên nguồn nước ngầm trong các khe núi ngày càng dồi dào. Ngoài việc phục vụ nước sinh hoạt cho một số cơ sở thờ tự và các hộ dân sườn núi và dưới chân núi, nguồn nước này còn đáp ứng kịp thời cho công tác phòng, chống cháy cho toàn khu vực núi Chứa Chan khi có sự cố cháy rừng xảy ra.

Hải Đình

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Bạn Thành, có lẽ bạn muốn biêt ý kiến với nhiều khía cạnh khác nhau trên diễn đàn nên mới đặt câu hỏi như vậy. Ai cũng biết nước trên hành tinh chúng ta có chu trình tuần hoàn của nó; nguyên nhân chính là sự bốc hơi nước mà phần lớn là từ các đại dương (khoảng 71% diện tích bề mặt hành tinh). Chúng bốc hơi lên và ngưng tụ trong khí quyển rồi rơi xuống lại mặt đất bằng những cơn mưa, bão, tuyết rơi. Với những dãy đại hùng sơn trên thế giới trải dài hàng ngàn km như dãy Andes Nam Mĩ, dãy Rocky ở Bắc Mĩ, dãy Himalaya ở Bắc tiểu lục địa Ấn độ...hay như dãy Trường sơn, Hoàng liên sơn ở VN... che chắn cho nên lượng mưa rơi xuống nhiều, chúng tích tụ trong những khe, hẻm, hốc đá, rừng, gốc rễ cây... trên vùng núi; do tính chất của nước và trọng lực chúng sẽ chảy vào những nơi thấp, trũng hình thành những hồ, bàu, lạch, vũng, khe nước...cứ thế với hàng ngàn, hàng trăm ngàn lạch, khe nước nhỏ chúng gộp thành những con suối rồi thì sông sau đó lại chảy ra các đại dương ...Những nơi như dãy Himalay nước rơi xuống dạng tuyết đóng băng trên chóp, sườn, triền núi, thậm chí nhiều đến nỗi nó sẽ trôi đi hình thành những giòng sông băng nổi tiếng trên thế giới; rồi thì khi nhiệt độ ấm lên nó sẽ tan thành nước và cứ thế chúng đổ vào suối, sông và dại dương. Phải nói rằng chu trình tuần hoàn của nước là kì diệu, vì không có nó. có lẽ chúng ta khó mà tồn tại. Xin chào. - (Trương Mỹ An)

lòng mẹ như nước trong nguồn chảy ra, tôi nghĩ nước có từ lòng mẹ :D - (Thành Nguyễn Tiến)

Bạn hãy làm một thí nghiệm đơn giản như sau: Bạn lấy một cục bông đặt nên một đĩa có đựng nước, tất nhiên sau một lúc cục bông sẽ hút hết nước, lúc này điểm cao nhất của cục bông cũng ướt sũng. Vậy ta kết luận rằng, đỉnh núi, hay ngọn đồi cũng giống cục bông kia, nó hút nước từ các mạch nước ngầm bên dưới chân của nó và thấm dần lên trên. - (Hung Duy)

Nước từ các mạch nước ngầm chảy ra từ các khe núi. Nơi nào mưa nhiều thì nước ngầm càng nhiều. Khi gặp độ dốc cao đổ xuống thành thác nước thường thấy. Nếu bạn thắc mắc nước ngầm từ đầu ra thì Nước ngầm thì đơn giản là do mưa thôi bạn à. Nước có vòng tuần hoàn nên bạn yên tâm là ko bao giờ hết nước. Có nước trên núi cao thì cây mới sống được chứ. - (Cao Kỳ)

1-Khi mưa nước mưa ko chảy hết khỏi núi mà đọng vào các khe, hố và ngấm vào đất núi. Khi hết mưa nguồn nước này theo các khe tụ thủy chảy xg phía dưới và đi qua các khe đá , sỏi nên nước sẽ trong vắt . Chính vì vậy mà mùa khô khe suối ít nước thậm trí là cạn. ( Loại này phổ biến nhất ) 2- có nguồn nước ngầm phun trào ( dạng này hiếm) - (bogiak01)

câu này cũng hỏi: nước ở trên núi có từ trên trời, nghĩa là nó từ trên trời rơi xuống... - (Black pearl _VT)

Có từ... không khí! =)) - (Văn Vân)

Núi cao chặn mây sẽ tạo có nước - (Nguyem quang dien)

Dễaf bạn thành, bạn đọc lại chu kỳ của nước bạn sẽ hiểu nước được tạo thành vòng khép kín và có mất đi một lượng nhỏ do tác động của môi trường xung quanh. Nước từ trên cao như các dãy núi có độ cao hơn 4-5000m sẽ chảy theo các vết nứt gãy trong lòng đất "mạch nước ngầm" luân chuyển xuống các núi thấp hơn. (Nguyên lý bình thông nhau) nên nhiều khi không có mưa nước vẫn chảy từ trong núi ra tạo thành suối, thác đó bạn. - (hoansaigon)

Trên núi cao quanh thường mây sẽ đáp nhiều nước tích tụ lại thành từng dòng và chảy xuống. Các cơn mưa làm nước đọng lại trong khe đá hoặc các vũng lớn và làm thành các mạch nước ngầm, các mạch nước ngầm này len lõi và tạo thành dòng và hợp thành suối. - (HaiLuaKhoaHoc)

Mình nghĩ là do có người ở trên đó trước rồi mới thấy nước. hờ hờ!! - (Ong bắp cày)

nước trên núi có từ đâu? nước trên núi có từ lâu lắm rùi nước trên núi có từ xưa nước trên núi có từ mưa trên trời nước sao chảy mãi nước ơi! nước chảy vì nước nhớ nơi sinh thành ............... 100 1000 suối đổ về sông 100 1000 sông đổ vào lòng biển xanh biển xanh thương nước mong manh biển xanh để nước được thành mây cao mây cao yêu nước biết bao mây cao cho nước được vào với non nước về với đất với non còn non còn đất nước còn chảy ra - (HH)

Vòng tuần hoàn của nước. - (TOHA Design)

Ý bạn là thác ý à? Thác thì hình thành khi con sông đang chảy gặp vách đá thôi. Còn trên núi cũng có những mạch nước ngầm khiến cho trên núi có nước. - (Nguyễn Huy Tuấn)

Từ xa xưa người khổng lồ đã nhét các ống phun nước vào đó đấy cụ ạ :))) - (Ming Wu)

Mưa - (Minh Hùng)

Trên đời này, thật sự có Ma, Quỷ hay không? - (luongphuctrinhnt)

Với nơi có núi cao quanh năm có tuyết phủ như dãy Himalaya thì băng tan thành nước chày xuống như các dòng sông Mê Kông chày xuông nước ta, sông Hoàng Hà, Dương Tử ... ở Trung Quốc sông Hằng ở Ấn Độ ... Ngoài ra đa phần các sông bắt nguồn từ các khe núi do hiện tượng áp lực nước dưới đất, nước ngầm chịu áp lực khi gặp khe hở ép nước chày ra tạo các con suối thậm trí là hiện tượng giếng phun. - (tran duy Hoan)

Hơi nước bốc lên cao gặp lạnh tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây. Hơi nước từ những đám mây rơi xuống tạo thành mưa, đọng lại trên các ao hồ, sông, suối....hơi nước từ các ao hồ sông,suối bốc lên cao gặp lạnh.....Đó là vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên. mình nhớ là học bài này ở môn tự nhiên ở lớp 5. - (hoangbachtq)

Từ mưa, nước từ sông hồ được bốc hơi bởi nắng bố lên cao, gió đưa đi tới khi gặp núi cao chặn lại ngưng tụ cho tới khi đủ để thành mưa, mưa xuống núi cao thành dòng lại chảy xuống đồng bằng, ra biển, lại bốc hơi. Tôi nhớ ngày xưa cô giáo dạy từ khi học cấp 1 là thế - (trungthang822550)

Nước trên núi có nước từ trên núi chứ đâu - (nguyenvanletien)

Nước trên núi là nguồn nước mưa. Khi mưa xướng sẽ thấm vào đất, vào các mạch nước ngầm. Do nước chảy từ trên cao xuống thấp nên tạo thành suối nhỏ, sông. - (Hà Duy)

có từ mưa. - (xcgmn)

Mạch nước ngầm trong khe núi. - (Thổ Dân)

Ở trên rừng thường có nhiều khe suối và cây cối khi trời mưa nước lưu lại một phần tại các khe suối một phần tại vùng rễ cây, khí hậu tại đây lạnh hơn nên độ ẩm cao là những nguồn dự trữ nước. Nguồn nước này còn được bổ sung thêm trực tiếp từ những trận mưa nữa. Do địa hình rừng núi luôn cao hơn đồng bằng nên những nguồn nước này tích tụ lại thành dòng chảy xuống mà ta gọi là sông - (Ho nam)

Trên núi có nhiều mạch nước ngầm. Những khe nứt từ lớp vỏ trái đất đưa nước ra khỏi lòng đất. Ở nhiều nước trên thế giới, trên núi có những núi băng Vĩnh viễn (glacier) băng gặp nhiệt độ cao sẽ tan ra và chảy xuống tạo thành suối, hầu hết suối đổ ra sông, sông đổ ra biển. - (Binhle)

Có từ trên trời... - (thangnc.se)

Ah ! từ trong lòng núi chảy ra ! - (Tâm Nguyễn)

Có từ nguồn nước mạch nước ngầm trong lòng đất, chịu áp lực vô cùng lớn của núi và thoát ra theo các khe nứt của núi - (Babi Lon)

Nước do rễ cây hấp thụ khi trời mưa. rồi nhả ra từ từ tạo thành nước ở các khe núi. - (Nguyễn Phú Văn)

Tu thien nhien ;) - (dongthuan02)

Băng đóng trên đỉnh núi sẽ tan dần, nưóc từ đó chảy xuống - (duyndhn)

vì núi uống nước mưa và sau đó nó buồn. và nó chảy. - (Hung Nguyen)

Núi thì thông thường là cao khi những đám mây bay ngang núi sẽ bị vướng và tích tựu lại khi nhiệt độ lên thì nó sẽ tang thành nước chảy xuống chân núi. Các bạn thường thấy nước trên núi chảy xuống vào buổi trưa khi nhiệt độ lên, Chứ nước ở đâu mà có trên núi chảy xuống hoài.....!!!! - (phamdang498)

Troi oi! May co may duong ong Song da bi vo o tren nui thi moi co nuoc chay chu - (hungtranuk)

Trong trái đất có nhiều tầng lớp từ mặt xuống tận lòng đất và cũng có những nơi cứng và mềm . Bầu trời có lạnh mưa và tuyết.ướt trên mặt thấm sâu vào long đất trong khi tận cùng lòng đất lại lại nóng sôi sục tạo nên hơi đẩy hơi nước về các mạch mềm của đất thành mạch tung lên mặt đất nư cái vung đậy trên một cái nồi nước sôi, do vậy hơi nước sẽ thoát ra đường được thông vì nhiều mạch nước phun không chỉ là ở núi mà nơi đồng bang cũng có. Sỡ dĩ nước suối lạnh là nhờ được giãi nhiệt qua lớp của long đất. - (mymanhandy)

từ mặt đất và mặt biển do nhiệt độ mà nước bốc hơi lên trời trên không trung luôn thường trực 17 tỷ tấn hơi nước dưới dạng các đám mây....... - (takyvinh)

Trong đất có các lỗ rỗng nhỏ đóng vai trò như bể chứa nuoc. Nước mưa ngấm xuống sẽ tích tụ trong các lỗ rỗng rồi chảy từ từ ra - (mỵ chạu)

nuoc chay tu tren nui xuong la do trong long dat mach nc ngam.khi no thong voi song,bien.khi do do ap luc nc trong long dat bi tuc do vong xoay cua trai dat, tao thanh luc li tam va day nc len - (mguyenthihaiyen)

Tại sao trên núi cao lại có nước chảy ra -> vi tren nui co nuoc ; nguồn nước này có từ đâu? -> Oxy va Hydro - (Nguyễn Đình Sơn)

núi hình thành do đứt gãy địa chất dẫn đến xô lệch các tầng địa chất , mạch nước ngầm theo đường đứt gẫy chảy nên - (Hoàng Thị Thuỳ Linh)

Ý của bạn ấy là nước ở trên núi đá. Chứ ko phải là núi đất - (tien trieu)

phân tử hydro+oxi,tạo thành sau đó .một trận mưa khủng khiếp đổ bộ xuống trái đất.còn mua đồ được gọi cơn mưa sự sống.nguyên nhân là nhiệt độ của trái đất chênh lệt.sau đó bắt đầu quy trình tuần hoàn của nước.bốc hơi lên cao gặp không khí lạnh rồi tạo thành máy của sự ngưng tụ,càng nhiều thì càng nặng rồi muamua xuống mặt đất mà trên cao từ mua càng lớn bởi vậy trên núi mưa to hơn.thì ngấm xuống đất qua cây cối,và tạo thành nguồn nước ngầm trong lòng núi,rồi chạy đến một nơi nào có kẽ hở của cây hoặc đã và đương nhiên là vách núi sẽ xuất hiện dòng nước tuôn ra đổ ào xuống dưới chạy và chạy ùn ùn xuống bề mặt trái đất nơi mà không có sự chắc chắn của đất và nói đó là đại dương bây giờ.tiếp tục khi nước đổ ào xuống vùng thung lũng mà bây giờ gọi là đại dương sẽ bị ánh áng mặt trời nung nấu để bóng hơi lên và tiếp tục tạo ra những cơn mưa khác.dần dần theo chữ ký và dấu tích cũ chúng đã làm ra những con suối dòng sông thơ mộng thôi theo mình là vậy - (Anh Quốc)

Các bạn lây chai nước lạnh trong tủ lạnh để ra ngoài thì có hiện tượng gì xay ra nhỉ. - (soobill15)