Công nghệ thông tin Đại học Mở Hà Nội

Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2022 là dịp để các đoàn viên, thanh thiếu niên, học...

Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ sư có đủ sức khỏe, có nhận thức về an ninh quốc phòng, có kiến thức vững chắc và năng lực chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có khả năng tự học, tự nghiên cứu nhằm đạt được những trình độ cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) để nghiên cứu, giảng dạy và làm việc tại các cơ quan, các Viện nghiên cứu và các công ty liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin. Giúp cho sinh viên nhận thức rõ về việc đóng góp cho sự phát triển quốc gia và kinh tế toàn cầu.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 152 tín chỉ

Thời gian đào tạo: Được tính từ ngày có quyết định công nhận sinh viên. Sau khi có kết quả xét công nhận và chuyển đổi tín chỉ (đối với sinh viên có bằng TC, CĐ, ĐH trở lên), sinh viên sẽ được tư vấn đăng ký KHHT toàn khóa phù hợp, đảm bảo khung thời gian đào tạo tối đa và tối thiểu theo qui định.

Học phí: 408.000đ/1 tín chỉ

Chương trình học tập: Xem chi tiết tại đây

                   

Công nghệ thông tin Đại học Mở Hà Nội
     
Công nghệ thông tin Đại học Mở Hà Nội

Chương trình

Ngành

Công nghệ thông tin

Thời lượng

1 thời lượng

Thời gian đào tạo: 4 năm

Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ

Đối tượng tuyển sinh: Viện Đại học Mở Hà Nội xét tuyển thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

Mục tiêu đào tạo

Ngành Công nghệ thông tin đào tạo tạo các kỹ sư CNTT có trình độ vững vàng, kỹ năng thực hành chuyên sâu để nghiên cứu, xây dựng và phát triển ứng dụng CNTT, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong nước và hội nhập quốc tế.

Sinh viên học ngành CNTT được trang bị những kiến thức chung về khoa học tự nhiên như toán học cao cấp, đại số tuyến tính và phương pháp tính toán khoa học,… và những kiến thức cơ bản về ngành công nghệ thông tin như toán học rời rạc, tin học đại cương, kỹ thuật điện tử số, kiến trúc máy tính, nguyên lý của các hệ điều hành, mạng máy tính, phương pháp lập trình cho máy tính, phương pháp tổ chức và khai thác xử lý dữ liệu trên máy tính phục vụ cho tính toán và lưu trữ…

Đặc biệt, sinh viên ngành CNTT được trang bị những kiến thức chuyên ngành chuyên sâu theo các hướng như công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng và bảo mật hệ thống, công nghệ đa phương tiện; đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng tốt các vị trí công việc trong thực tiễn, có khả năng chuyên môn hóa cao và năng lực thích ứng với sự phát triển của công nghệ tốt.

Ngành Công nghệ thông tin có 4 chuyên ngành:

  • Công nghệ đa phương tiện
  • Công nghệ phần mềm
  • Hệ thống thông tin
  • Mạng và an toàn hệ thống

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Về kiến thức

  • Kiến thức căn bản về toán ứng dụng trong Công nghệ thông tin nhằm giúp cho người học có thể tiếp thu được những kiến thức cơ sơ ngành và chuyên ngành, cũng như khả năng nghiên cứu, học nâng cao trình độ.
  • Kiến thức căn bản về nền tảng CNTT, kiến thức về kiến trúc của máy tính, kiến thức về hệ điều hành máy tính, kiến thức về các hệ điều hành thông dụng đương đại giúp cho người học nắm được những nguyên lý cơ bản của một hệ thống máy tính.
  • Kiến thức căn bản về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu, kiến thức về hệ thống thông tin của các tổ chức và doanh nghiệp, kiến thức về phân tích và thiết kế hệ thống giúp cho người học nắm được nguyên lý cơ bản và giải pháp trong các hệ thống thông tin ở các tổ chức và doanh nghiệp.
  • Kiến thức cơ bản về cấu trúc dữ liệu, về giải thuật, kiến thức về lập trình cấu trúc và lập trình hướng đối tượng nhằm giúp cho người học có thể hiểu căn bản về lập trình, xây dựng các chương trình máy tính.
  • Kiến thức về Công nghệ phần mềm nhằm giúp cho người học nắm được qui trình xây dựng phần mềm trong công nghiệp công nghệ thông tin.
  • Kiến thức cơ bản về mạng máy tính nhằm giúp cho người học nắm được nguyên lý căn bản của mạng máy tính, mạng của các doanh nghiệp và tổ chức, dịch vụ mạng cũng như kiến thức về mạng Internet.
  • Kiến thức về lập trình tích hợp và kỹ thuật lập trình tích hợp.
  • Kiến thức về quản trị và bảo trì các hệ thống CNTT của một tổ chức hay cá nhân.
  • Kiến thức về nguyên lý an ninh và bảo toàn thông tin.
  • Kiến thức về sản phẩm và giải pháp công nghệ thông tin đương đại.

Về kỹ năng

Kỹ năng cứng

  • Vận dụng kiến thức toán học và các khoa học cơ bản được sử dụng trong lĩnh vực CNTT.
  • Sử dụng máy vi tính phục vụ cho học tập, cho công việc, cũng như cuộc sống hằng ngày; có khả năng xây dựng chương trình ứng dụng tin học căn bản.
  • Quản trị hệ thống CNTT của một tổ chức hay doanh nghiệp.
  • Tư vấn cho các tổ chức và các doanh nghiệp trong việc lựa chọn giải pháp và sản phẩm CNTT phù hợp.
  • Tiên đoán xu hướng phát triển của CNTT để đưa ra quyết định phù hợp cho tổ chức hay doanh nghiệp trong việc lựa chọn công nghệ và giải pháp cũng như chính sách phát triển CNTT.
  • Lập trình theo những hướng phát triển ứng dụng khác nhau.
  • Quản trị các hệ thống CNTT khác nhau của các tổ chức hay cá nhân.

Kỹ năng mềm

  • Đạt trình độ Tiếng Anh/Tiếng Pháp tương đương trình độ B1
  • Viết tài liệu mô tả kỹ thuật, báo cáo khoa học hay viết dự án, và thuyết trình.
  • Làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo nhóm làm việc, kỹ năng đàm phán, giải quyết xung đột, sử dụng thành thạo những công cụ hỗ trợ cho việc hợp tác làm việc nhóm, kỹ năng đánh giá đóng góp của thành viên nhóm.

Cơ hội nghề nghiệp

  • Kĩ sư an ninh mạng, đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống các cuộc tấn công, bảo vệ dữ liệu người dùng.
  • Kĩ sư kiểm thử/kiểm soát chất lượng/đảm bảo chất lượng.
  • Kĩ sư lập trình/phát triển các hệ thống trên các nền tảng như Desktop, Web, Mobile, IoT, Cloud Computing, Hệ thống nhúng, AI,…
  • Kĩ sư phân tích thiết kế hệ thống, phân tích nghiệp vụ (BA).
  • Kĩ sư quản trị CSDL, làm việc với dữ liệu lớn (Big Data).
  • Nghiên cứu, giảng dạy, huấn luyện CNTT.
  • Phân tích, thiết kế, cải tiến trải nghiệm người dùng (UX).
  • Quản lý nhóm, quản lý dự án.
  • Quản trị, vận hành hệ thống, hỗ trợ khách hàng,…
  • Thiết kế website và các sản phẩm truyền thông khác như standee, pa nô, áp phích,… phục vụ việc quảng bá sản phẩm.

Giới thiệu chung

Đại học Mở là Trường Đại học Công lập thành lập theo quyết định số 535/TTG ngày 3/11/1993 của Thủ tướng Chính phủ.

Đại học Mở là Trường Đại học Công lập thành lập theo quyết định số 535/TTG ngày 3/11/1993 của Thủ tướng Chính phủ.
Đại Học Mở Hà Nội hoạt động trong hệ thống các trường Đại học Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý và được hưởng mọi qui chế của một trường Đại học Công lập. Trên cơ sở đào tạo mở rộng trước đây được thành lập theo QĐ 2236/TTG ngày 17/02/1990 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đại Học Mở Hà Nội đào tạo Đại học và nghiên cứu các loại hình đào tạo từ xa , đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học kỹ thuật cho đất nước.

Vào ngày 15/03/1993 Khoa Công nghệ Tin Học được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập tại Đại Học Mở Hà Nội.
Khoa Công nghệ Tin học đào tạo KỸ SƯ TIN HỌC:

- Chuyên ngành 01- Tin học quản lý
02- Tin học ứng dụng

- Mã ngành 01 0210

- Các hệ đào tạo :+ Đại học chính quy+ Đại học tại chức+ Văn bằng 2+ Đại học từ xa

+ Kỹ thuật viên tin học

Sau những năm đầu tiên đầy khó khăn thiếu thốn từ cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Năm năm sau từ 1997 Khoa đã có một cơ sở vật chất phục vụ đào tạo khang trang với 12 phòng học và hội trường, 4 phòng máy tính và Multimedia với 2 cổng kết nối internet với khoảng 120 máy dùng cho đào tạo, phòng đọc với hơn 500 đầu sách chuyên ngành và 30 loại Báo, tạp chí phục sinh viên.
Năm 2001 cũng là năm đầu tiên Khoa tiến hành nhiệm vụ chính trị được trường giao sau 1 thời gian dài chuẩn bị công phu: đào tạo từ xa ngành công nghệ thông tin; đây là một việc mà ở nhiều nước bạn như: Sukho Thai Thammathirat Thái Lan, Đại học phát thanh truyền hình thượng hải, Côn Minh Trung Quốc với bề dày kinh nghiệm: 20-25 năm nhưng cũng chỉ mới bắt tay vào làm.

Đến năm 2002 này số sinh viên đang theo học các khoá dài hạn trong Khoa gồm :+ 1000 sinh viên hệ chính qui ( 50% )+ 500 sinh viên hệ tại chức ( 25% )+ 500 sinh viên hệ từ xa ( 25% )

Chưa kể các khoá đào tạo ngắn hạn như Kỹ thuật viên 1 năm, Tin học - Quản trị bằng tiếng Anh 2 năm (do LCCI London cấp bằng).

Đội ngũ cán bộ giảng dạy của khoa bao gồm hơn 80 cán bộ cơ hữu ( biên chể, hợp đồng dài hạn ) và cộng tác viên, thỉnh giảng trong đó có 12 GS, giảng viên cao cấp và PGS, 22 Tiến sĩ, Thạc sĩ, GVC ...

Khoa đã tiến hành biên soạn và xuất bản 24 tập giáo trình và tài liệu hướng dẫn học tập chủ yếu phục vụ cho hệ tại chức và hệ ĐTTX, hoàn thành và bắt đầu đưa vào sử dụng 6 phần mềm giảng dạy học tập và quản lý và xây dựng WEBSITE riêng của Khoa tách từ WEBSITE chung của Viện để tham gia vào hàng ngũ những cơ sở đào tạo trực tuyến đầu tiên trong nước.

Và cũng có thể vì những lẽ đó nên các công ty lập trình phần mềm trên thế giới như Harvey Nash Group cùng với đối tác Việt nam của họ là công ty FPT đã chọn khoa CNTH - ĐHMHN là một trong 4 trường ĐH ở Việt nam để ký kết văn bản liên kết hỗ trợ đào tạo cán bộ CNTT.

Hầu hết SV khi ra trường khi dự thi kiểm tra trắc nghiệm ở các công ty (kể cả công ty nước ngoài) hầu hết đều vượt qua kiểm tra khá dễ dàng và được nhận những việc làm phù hợp. Đến cuối năm 2001 trong số 1500 SV các khoá đã tốt nghiệp ra trường, đã có một cựu sinh viên bảo vệ xong và một số đang chuẩn bị bảo vệ luận án Tiến sỹ, 18 SV đã bảo vệ xong hoặc đang chuẩn bị bảo vệ Thạc sỹ : tuy con số chưa lớn nhưng cũng đáng tự hào với một Khoa mới có 9 năm thành lập.

Do năng lực thực tế của SV của Khoa nên nếu trong những năm đầu giới sinh viên còn chưa dám tự hào về Khoa mình thì ngày nay Khoa CNTH - ĐH Mở Hà Nội đã là một địa chỉ đào tạo có tín nhiệm, được xã hội chấp nhận.

Như vậy 9 năm đã trôi qua kể từ ngày kỷ niệm thành lập Khoa Công Nghệ Tin Học - Đại Học Mở Hà Nội: 9 năm chỉ là một khoảnh khắc thời gian ngắn ngủi so với đời người và lại càng thật không đáng kể so với lịch sử rồi đây có thể là hàng chục hàng trăm năm hay lâu hơn nữa của một nhà trường Đại Học. Hôm nay thầy trò Khoa Công Nghệ Tin Học rất tự hào rằng trong thời gian qua chúng tôi đã đi được một bước khá dài trong việc đặt nền móng cho sự nghiệp đào tạo cán bộ, chuyên viên Tin Học tại Đại Học Mở Hà Nội phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước trong kỷ nguyên Công nghệ Thông tin, thời đại Thông tin toàn cầu hoá mà những kiến trúc sư và công nhân vận hành của thế giới Cyberspace đó chính là chúng ta, chính các bạn, các bạn hôm nay đây đang là sinh viên Khoa Công Nghệ Tin Học - Đại Học Mở Hà Nội cũng như sinh viên các Khoa Công Nghệ Thông Tin trong cả nước và trên toàn thế giới.