Công thức tính lương bình quân 5 năm cuối

Bạn đọc hỏi: Tôi mới tiếp nhận công việc hành chính nhân sự nên gặp phải một trường hợp này xin hỏi cơ quan Bảo hiểm xã hội. Cách tính lương hưu cho một trường hợp tham gia đóng bảo hiểm năm 1991 (thì sẽ được hưởng mức lương 5 năm cuối) theo quy định.

Nhưng khi kết sổ với Bảo hiểm thì Bảo hiểm lại tính bình quân mức lương của nhà nước (2011-2015) và mức lương hiện tại 5 năm cuối của doanh nghiệp đang đóng (2016-2021). Cộng lại với nhau và chia bình quân số tháng.

Với cách tính như vậy thì cá nhân tôi hiểu là 10 năm chứ không phải 5 năm. Xin được giải thích.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay, Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11.11.2015 của Chính phủ, quy định:

Khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần của người lao động vừa có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó:

1. Thời gian đóng Bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này căn cứ vào thời điểm bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể:

Bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội trước ngày 1 tháng 1 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

2. Thời gian đóng Bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Đề nghị bạn căn cứ quy định nêu trên, đối chiếu với chế độ tiền lương mà từng người lao động thực sự đã hưởng trong cả quá trình làm việc, thời điểm người lao động bắt đầu làm việc và đóng Bảo hiểm xã hội để xác định việc tính mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính hưởng Bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc công ty bạn.

Bảo hiểm hưu trí có vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi người lao động, đó là phần tích lũy thu nhập của người lao động khi hết tuổi lao động không có khả năng lao động. Bảo hiểm hưu trí giúp đảm bảo đời sống cho người lao động khi họ về hưu do đó giúp cho xã hội ổn định và gắn bó. Trong chế độ hưu trí, cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối là một vấn đề mà người lao động quan tâm.

Công thức tính lương bình quân 5 năm cuối

Cách tính lương hưu bình quân (Ảnh minh họa)

1. Đối tượng được tính lương hưu 5 năm cuối tham gia bảo hiểm

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, các đối tượng có cách tính lương hưu là 5 năm cuối tham gia bảo hiểm:

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Như vậy, căn cứ tại Điểm a khoản trên, đối tượng được tính lương hưu theo 5 năm cuối tham gia bảo hiểm xã hội là người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này, bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/1995.

Công thức tính lương bình quân 5 năm cuối

Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối mới nhất năm 2020 (Ảnh minh họa)

2. Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối mới nhất năm 2020

Căn cứ tại Điểm a Khoản 1 điều 20 Thông tư số 59/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, quy định cách tính lương hưu 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu được tính theo công thức sau:

Công thức tính lương bình quân 5 năm cuối

Trong đó:   Mbqtl: là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Ngoài trường hợp kể trên, mức lương bình quân của người lao động sẽ không được áp dụng cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối mà được xác định theo từng mốc thời gian cụ thể: 

Thời gian bắt đầu tham gia BHXH

Số năm tính bình quân tiền lương 

Từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000

6 năm

Từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006

8 năm

Từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015

10 năm

Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019

15 năm

Từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024

20 năm

Từ ngày 1/1/2025 trở đi

Toàn bộ thời gian đóng BHXH

Toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định

Toàn bộ thời gian đóng BHXH

Ví dụ: Bà B tròn 55 tuổi có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hưởng lương với mức tiền lương do nhà nước quy định như sau:Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1993: 650.000,Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1994: 700.000,Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1995: 800.000, Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1996: 850.000,Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1997: 900.000, Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1998: 1.000.000, Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1999: 1.200.000, Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2000: 1.500.000,Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2001: 1.700.000,Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2002: 1.750.000,Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009: 1.800.000,Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2010:  1.950.000,Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2011: 2.900.000, Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2012: 3.787.168, Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2013: 5.045.000,Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2014: 4.500.000,Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2015: 4.960.000,Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2016: 5.397.200,Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2017: 5.447.200,Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2018: 7.300.000

Trường hợp của bà B tham gia bảo hiểm xã hội từ trước ngày 01/01/1995 có toàn bộ khoảng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội với mức tiền lương do nhà nước quy định. Nên mức bình quân tiền lương để hưởng lương hưu của bà sẽ được tính là 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu, đó là từ năm 2014 đến hết năm 2018. Cụ thể như sau:

Công thức tính lương bình quân 5 năm cuối

Mức bình quân tiền lương của bà B

Trên đây là giải đáp thắc mắc về vấn đề Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu còn vấn đề gì thắc mắc hoặc chưa rõ quý khách có thể liên hệ đến Havip Law để được giải đáp các thắc mắc.

Link bài viết: https://havip.com.vn/cach-tinh-luong-huu-binh-quan-5-nam-cuoi-2020

Link trang chủ: https://havip.com.vn/