Đánh giá cpu E8400

  • Đồ họa tích hợp: Intel® HD Graphics
  • Các loại bộ nhớ: DDR3 1333/1600
  • Dung lượng bộ nhớ tối đa (tùy vào loại bộ nhớ): 32 GB
  • Hỗ trợ Bộ nhớ ECC: Không
  • Kích thước: 37.5mm x 37.5mm
  • Tương thích Mainboard: G31, G33, G41, P35, P41, P43, P45, 945, 965, Q41, Q45, Q35,....

Cám ơn bạn đã phản ánh về nhà cung cấp

Ý kiến phản hồi của bạn rất quan trọng để chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ và đối tác trên Websosanh.vn

Tất cả thông tin được cung cấp đều có thể thay đổi vào bất cứ lúc nào mà không cần thông báo. Intel có thể thay đổi vòng đời sản phẩm, các thông số kỹ thuật và mô tả sản phẩm vào bất cứ lúc nào mà không cần thông báo. Thông tin trong đây được cung cấp dưới hình thức “có sao nói vậy” và Intel không đưa ra bất cứ tuyên bố hay đảm bảo nào về độ chính xác của thông tin đó, cũng không đưa ra bất cứ tuyên bố hay đảm bảo nào về tính năng, lượng hàng, chức năng hay khả năng tương thích của sản phẩm được liệt kê. Vui lòng liên hệ nhà cung cấp hệ thống để biết thêm thông tin về các sản phẩm hay hệ thống cụ thể.

Các phân loại của Intel chỉ có mục đích cung cấp thông tin và bao gồm Số phân loại kiểm soát xuất khẩu (Export Control Classification Numbers - ECCN) và số Biểu thuế hài hòa của Hoa Kỳ (Harmonized Tariff Schedule - HTS). Bất cứ hành động nào sử dụng các phân loại của Intel đều không thể truy đòi Intel và sẽ không được xem là tuyên bố hay đảm bảo về ECCN hay HTS phù hợp. Là nhà nhập khẩu và/hoặc xuất khẩu, công ty của bạn có trách nhiệm quyết định phân loại chính xác cho giao dịch của mình

Tham khảo Bảng dữ liệu để xem các định nghĩa chính thức về thuộc tính và tính năng sản phẩm.

Tính năng này có thể không có sẵn trên tất cả các hệ thống máy tính. Vui lòng kiểm tra với nhà cung cấp hệ thống để xác định xem hệ thống của bạn có cung cấp tính năng này không, hoặc tham khảo thông số kỹ thuật hệ thống (bo mạch chủ, bộ xử lý, chipset, nguồn điện, ổ cứng, bộ điều khiển đồ họa, bộ nhớ, BIOS, trình điều khiển, màn hình máy ảo VMM, phần mềm nền tảng và/hoặc hệ điều hành) để biết khả năng tương thích của tính năng. Chức năng, hiệu năng và các lợi ích khác của tính năng này có thể thay đổi, tùy thuộc vào cấu hình hệ thống.

Bộ xử lý hỗ trợ điện toán 64-bit trên kiến trúc Intel® yêu cầu BIOS hỗ trợ kiến trúc 64 của Intel.

Hệ thống và TDP Tối đa dựa trên các tình huống xấu nhất. TDP thực tế có thể thấp hơn nếu không phải tất cả các I/O dành cho chipset đều được sử dụng.

Hãy truy cập vào http://www.intel.com/content/www/vn/vi/architecture-and-technology/hyper-threading/hyper-threading-technology.html?wapkw=hyper+threading để biết thêm thông tin bao gồm chi tiết về những bộ xử lý nào hỗ trợ Công nghệ siêu Phân luồng Intel®.

Các SKU “được thông báo” hiện chưa có. Vui lòng tham khảo ngày tung ra thị trường để biết sự sẵn có của thị trường.

Một số sản phẩm có thể hỗ trợ Hướng dẫn mới của AES với cập nhật Cấu hình bộ xử lý, đặc biệt, i7-2630QM/i7-2635QM, i7-2670QM/i7-2675QM, i5-2430M/i5-2435M, i5-2410M/i5-2415M. Vui lòng liên hệ OEM để biết BIOS bao gồm bản cập nhật Cấu hình bộ xử lý mới nhất.

Tần số turbo tối đa đề cập đến tần số bộ xử lý lõi đơn tối đa có thể đạt được với Công nghệ Intel® Turbo Boost. Truy cập vào http://www.intel.vn/content/www/vn/vi/architecture-and-technology/turbo-boost/turbo-boost-technology.html để biết thêm thông tin.

Số hiệu bộ xử lý của Intel không phải là thước đo hiệu năng. Số hiệu bộ xử lý phân biệt các tính năng có trong mỗi dòng bộ xử lý, chứ không phải giữa các dòng bộ xử lý khác nhau. Hãy truy cập vào http://www.intel.com/content/www/vn/vi/processors/processor-numbers.html để biết chi tiết.

Chip E8400 là thiết bị công nghệ điện tử phổ biến, hiện đại được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và sử dụng trong đời sống hàng ngày. Vậy, chất lượng của chip E8400 ra sao? Chip E8400 có mạnh không? Giá bao nhiêu? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết phía dưới đây nhé!

1. Chip E8400 có mạnh không?

“Chip E8400 có mạnh không?” là câu hỏi thường gặp đối với những người tiêu dùng quan tâm đến các thiết bị công nghệ điện tử. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó một cách cụ thể nhất. 

1.1. Thông số của chip E8400

Chip E8400 có tên gọi đầy đủ là Bộ xử lý Intel Core 2 Duo E8400, là sản phẩm thuộc Bộ xử lý Intel Core kế thừa đời mới nhất, có xuất xứ từ Trung Quốc. Thiết bị được sản xuất và ra mắt thị trường công nghệ vào tháng 1 năm 2008, được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng rộng rãi cho đến thời điểm hiện tại.

Chip E8400 có thiết kế cơ bản với hình vuông dẹt, tương tự như nhiều loại chip khác trên thị trường. Phía trên sản phẩm sẽ được tích hợp các linh kiện cần thiết, được bố trí với cấu trúc hợp lý. Thiết bị có kích thước 37.5 x 37.5 mm.

Thiết bị chip E8400 có một vài thông số kỹ thuật cơ bản như:

  • 2 lõi – 2 luồng hiệu năng
  • Tần số xử lý 3.00 GHz
  • Bộ nhớ đệm lên đến 6MB
  • Tốc độ xấp xỉ 1333 MHz
  • Điện áp nằm trong phạm vi từ 0.85 đến 1.36 V
  • Công suất lên đến 65W
  • Nhiệt độ chịu đựng được cao nhất là 72 độ C

Để chế tạo chip E8400, thương hiệu đã sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến được tích hợp như công nghệ ảo hóa Intel, công nghệ nhập, xuất Intel, trạng thái công nghệ chạy không, công nghệ bước Intel Speed, công nghệ tản nhiệt, công nghệ Trusted Execution, công nghệ vô hiệu hóa tức thì bằng Bit,… và nhiều công nghệ tương thích cần thiết khác.

Sản phẩm có chế độ bảo hành lên đến 1 năm sử dụng.

Thông số của chip E8400

1.2. Ưu và nhược điểm của chip E8400

Thiết bị chip E8400 có một số ưu điểm và cả nhược điểm nhất định.

Một số ưu điểm vượt trội mà chip E8400 có chính là:

  • Là thiết bị đã được cải tiến của sản phẩm chip có sẵn nên được tối ưu hơn về thông số kỹ thuật cũng như hiệu suất sử dụng
  • Linh kiện sử dụng cao cấp, chất lượng, công nghệ sản xuất tiên tiến
  • Bộ nhớ đệm có dung lượng cao
  • Tích hợp nhiều tùy chọn có sẵn
  • Tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại và cả những công nghệ nâng cao
  • Có bộ hướng dẫn đầy đủ đi kèm
  • Có khả năng tản nhiệt, theo dõi nhiệt và vô hiệu hóa tức thì để bảo vệ thiết bị cũng như đem đến sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng
  • Phù hợp nhất với đối tượng nhân viên văn phòng, những người không có nhu cầu quá cao về sử dụng phần mềm, đồ họa, game,…

Nhược điểm của chip E8400 còn tồn đọng trong sản phẩm là:

  • Có xuất xứ từ Trung Quốc khiến một số người tiêu dùng còn e ngại về độ bền của sản phẩm
  • Không có chức năng ghép đôi FSB như một số dòng chip khác trên thị trường
  • Chưa hỗ trợ đầy đủ các chức năng hướng dẫn theo yêu cầu của Intel AES
  • Kém tương thích với các dòng thiết bị đời mới nhất trên thị trường
  • Cần chú ý hướng dẫn của thương hiệu để sử dụng sản phẩm đúng cách, phù hợp và hiệu quả nhất
  • Khó tìm mua sản phẩm trên thị trường

Ưu và nhược điểm của chip E8400

2. Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi người dùng tìm hiểu về dòng thiết bị công nghệ chip E8400. Cùng khám phá ngay nhé!

2.1. Chip E8400 giá bao nhiêu? Có đắt không?

Chip E8400 là một trong những dòng thiết bị điện tử giá rẻ và phù hợp với chất lượng nhất được đánh giá bởi người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Sẽ không khó để tìm được những đánh giá của khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm trên các diễn đàn buôn bán thiết bị công nghệ hoặc diễn đàn review sản phẩm.

Nhìn chung, hầu hết khách hàng đều đánh giá chip E8400 là thiết bị chip điện tử giá rẻ và đáng để sử dụng, phù hợp với đa dạng đối tượng, kể cả học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, những người có thu nhập thấp, những người không có nhu cầu cao về công nghệ,…

Giá thành của chip E8400 dao động khoảng 200.000 VNĐ cho 1 thiết bị, tùy vào nơi phân phối.

Chip E8400 giá bao nhiêu? Có đắt không?

2.2. Mua chip E8400 chính hãng ở đâu?

Người tiêu dùng có thể tìm mua chip E8400 tại một số hệ thống siêu thị công nghệ danh tiếng trên thị trường như Cellphone S, FPT Shop, Vua Phụ Kiện số,… hoặc một số siêu thị tổng hợp sản phẩm, cửa hàng bách hóa uy tín.

Ngoài ra, chip E8400 đã có mặt trên các nền tảng mua hàng trực tuyến như các trang Web, các sàn thương mại điện tử nổi tiếng như Shopee, Lazada, Tiki,…

Như vậy, toàn bộ thắc mắc về “Chip E8400 có mạnh không? Giá bao nhiêu?” đã được giải đáp một cách chi tiết trong bài viết phía trên. Hy vọng những kiến thức đó đã sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được sản phẩm chip phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích cá nhân.

Có nên mua SSD Kingston hay không?

Chip G2020 có tốt không?

Huyền mong muốn đem những trải nghiệm của bản thân để chia sẻ với bạn đọc, giúp các bạn tìm được những sản phẩm phù hợp nhất với mình.