Nêu rõ ý nghĩa và đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức

a) Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất, nêu tên và đơn vị các đại lượng.

b) Một vật có trọng lượng 200N đặt trên mặt sàn nhà có diện tích tiếp xúc của vật với mặt sàn nhà là 0,02m2. Tính áp suất của vật tác dụng lên mặt sàn nhà lúc đó.


A.

a) Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Công thức: p = F/S;  trong đó: P là áp suất (N/m2), F là lực tác dụng (N), S là diện tích bề mặt chịu lực tác dụng (m2);

b) 104N/m2

B.

a) Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Công thức: p = F/S;  trong đó: P là áp suất (N/m2), F là lực tác dụng (N), S là diện tích bề mặt chịu lực tác dụng (m2);

b) 103N/m2

C.

a) Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Công thức: p = F/S;  trong đó: P là áp suất (N/m2), F là lực tác dụng (N), S là diện tích bề mặt chịu lực tác dụng (m2);

b) 102N/m2

D.

a) Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Công thức: p = F/S;  trong đó: P là áp suất (N/m2), F là lực tác dụng (N), S là diện tích bề mặt chịu lực tác dụng (m2);

b) 101N/m2

Phát biểu định nghĩa công suất và đơn vị công suất. Nêu ý nghĩa vật lí của công suất.

Quảng cáo

Đề bài

Phát biểu định nghĩa công suất và đơn vị công suất. Nêu ý nghĩa vật lí của công suất.

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

- Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

- Đơn vị của công suất: Jun/giây được đặt tên là Oát (W).

\(\dfrac{1J}{1s}=1W\)

Ngoài ra còn có đơn vị: Mã lực [\(CV\) (Pháp) và \(HP\) (Anh)]

- Ý nghĩa vật lí của công suất: Công suất của một lực đo tốc độ sinh công của lực đó.

Loigiaihay.com

Nêu rõ ý nghĩa và đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức
Chia sẻ

Nêu rõ ý nghĩa và đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức
Bình luận

Bài tiếp theo

Nêu rõ ý nghĩa và đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 10 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

I. ĐỘNG LƯỢNG

1. Xung lượng của lực

- Khi một lực \(\overrightarrow{F}\) tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian ∆t thì tích \(\overrightarrow{F}\).∆t được định nghĩa là xung lượng của lực \(\overrightarrow{F}\) trong khoảng thời gian ∆t ấy.

- Đơn vị xung lượng của lực là N.s

2. Động lượng

- Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow{v}\) là đại lượng xác định bởi công thức \(\overrightarrow{p}=m\overrightarrow{v}\).

- Động lượng là một vec tơ cùng hướng với vận tốc của vật.

- Đơn vị của động lượng là kilôgam mét trên giây (kg.m/s).

- Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó, ta có:

∆\(\overrightarrow{p}=\overrightarrow{F}\)∆t.

II. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

1. Hệ cô lập

Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng.

2. Định luật bảo toàn động lượng của hệ cô lập

Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.

3. Va chạm mềm

Theo định luật bảo toàn động lượng. Ta có:

m1 \(\overrightarrow{v_{1}}\)= (m1 + m2)\(\overrightarrow{v}\), trong đó \(\overrightarrow{v_{1}}\) là vận tốc vật m1 ngay trước va chạm với vật m2 đang đứng yên, \(\overrightarrow{v}\) là vận tốc m1 và m2 ngay sau va chạm.

4. Chuyển động bằng phản lực

Theo định luật bảo toàn động lượng, ta có m\(\overrightarrow{v}\) + M\(\overrightarrow{v}\) = \(\overrightarrow{0}\), trong đó \(\overrightarrow{v}\) là vận tốc của lượng khí m phụt ra phía sau và \(\overrightarrow{v}\) là vận tốc tên lửa có khối lượng M.

Video mô phỏng về va chạm đàn hồi

Sơ đồ tư duy về động lượng. Định luật bảo toàn động lượng

Nêu rõ ý nghĩa và đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức

Đại lượng vật lý là các thể hiện về mặt định lượng bản chất vật lý có thể đo lường được của một vật thể hay hiện tượng tự nhiên, như khối lượng, trọng lượng, thể tích, vận tốc, lực, v.v. Khi đo đạc một đại lượng, giá trị đo được là một con số theo sau bởi một đơn vị đo (còn gọi là thứ nguyên của đại lượng đó).

Mục lục

  • 1 Ký hiệu đại lượng
  • 2 Biểu diễn giá trị đo được của một đại lượng
  • 3 Đại lượng cơ bản và đại lượng dẫn xuất
  • 4 Xem thêm
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

Ký hiệu đại lượngSửa đổi

Thông thường, các ký hiệu của các đại lượng vật lý học được chọn lựa từ các chữ cái đơn của Bảng chữ cái Latinh hay Bảng chữ cái Hy Lạp, và được in nghiêng. Cả chữ in hoa và in thường được sử dụng. Thỉnh thoảng, ta thấy sự xuất hiện của các ký tự in trên hay các ký tự in dưới. Nếu các ký tự in trên hay các ký tự in dưới này tự chúng đã là ký hiệu cho các đại lượng vật lý học, chúng sẽ được in nghiêng.

Ví dụ

  • Ep là ký hiệu của thế năng
  • cp là ký hiệu cho nhiệt dung ở áp suất không đổi (Lưu ý: p đại diện cho đại lượng vật lý áp suất

Biểu diễn giá trị đo được của một đại lượngSửa đổi

Lấy một thí dụ:

P = 42,3 x 103 W

trong đó

P là đại lượng vật lý công suất

42,3 x 103 là một giá trị số

W là đơn vị chuẩn của công suất trong hệ thống đo lường quốc tế SI

Đại lượng cơ bản và đại lượng dẫn xuấtSửa đổi

Trong vật lý học có rất nhiều đại lượng nên chúng cần được sắp xếp một cách hệ thống và hợp lý. Đa số các đại lượng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, chẳng hạn như vận tốc là tỉ số giữa quãng đường và thời gian. Do đó, chúng ta cần chọn một số đại lượng làm đại lượng cơ bản và các đại lượng khác được định nghĩa dựa trên các đại lượng cơ bản, nói cách khác chúng được dẫn xuất từ các đại lượng cơ bản, và được là các đại lượng dẫn xuất.

Đại lượng vật lý cơ bản: là các đại lượng tồn tại độc lập, đặc trưng cho các thuộc tính cơ bản nhất của sự vật, hiện tượng. Gồm có bảy loại: chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ, cường độ dòng điện, cường độ sáng và lượng chất.

Đại lượng vật lý dẫn xuất: biểu diện các thuộc tính của sự vật, hiện tượng, chúng được định nghĩa từ các đại lượng cơ bản thông qua các phương trình vật lý.

Xem thêmSửa đổi

  • Đơn vị đo
  • SI

Tham khảoSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi