Đánh giá viện khoa học thủy lợi miền nam

(WIP) - Nhằm đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai cuối năm 2017, ngày 18/7, tại Hà Nội, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển trai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2017.

 Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại 3 điểm cầu Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Viện Khoa học  Thủy lợi Miền Nam, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Trung và Tây Nguyên.

Tham dự Hội nghị sơ kết có các đồng chí trong Đảng ủy - Ban Giám đốc Viện; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn; Bí thư Đoàn Thanh niên; lãnh đạo các Ban Tham mưu, đại diện lãnh đạo các đơn vị, Giám đốc các Trung tâm và trưởng các phòng chuyên môn nghiệp vụ của các đơn vị Viện Khoa học Thủy lợi Miền Trung và Tây Nguyên, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, Viện Kỹ thuật Biển

Đánh giá viện khoa học thủy lợi miền nam

Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt phát biểu khai mạc và 

báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2017

Tiếp theo đó, Chủ trì Hội nghị  PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam phát biểu khai mạc và báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2017 và phương hướng kế hoạch 6 tháng cuối năm 2017.

Theo báo cáo, từ đầu năm 2017 đến nay, tình hình thời tiết, thiên tai diễn biến phức tạp, vấn đề sạt lở bờ sông, bờ biển tiếp tục có diễn biến phức tạp bất thường và nhiều Chương trình KHCN được triển khai đã tác động không nhỏ tạo ra các cơ hội và thách thức cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam trong công tác nghiên cứu khoa học.

Viện đã và đang thực hiện một số lượng lớn các nhiệm vụ khoa học với tổng 76 nhiệm vụ cấp Bộ, cấp quốc gia trong đó có 35 nhiệm vụ cấp Quốc gia; 02 nghị định thư, 38 nhiệm vụ cấp Bộ (26 nhiệm vụ đề tài dự án độc lập, 03 nhiệm vụ môi trường; 09 nhiệm vụ tiêu chuẩn quốc gia,); 45 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng và nhiều nhiệm vụ cấp tỉnh, thành phố. Với tổng kinh phí được cấp tăng 49,56% so với năm 2016.

Các đề tài cấp quốc gia được tổ chức theo các chương trình KHCN: Chương trình KC 08, KC 09, Cụm đề tài sạt lởi đồng bằng sông Cửu Long, cụm đề tài sông Hồng, cụm đề tài nước ngầm, cụm đề tài về nước cho Tây nguyên, Nam Trung bộ, cụm đề tài tôm lúa.

Viện được giao 02 dự án điều tra cơ bản, 4 nhiệm vụ thường xuyên giám sát chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh và 5 nhiệm vụ dự báo nguồn nước và kế hoạch sử dụng nước cho 5 lưu vực sông phục vụ chỉ đạo điều hành sản xuất nông nghiệp.

Đầu năm 2017 Viện đã tham gia tuyển chọn 08 nhiệm vụ KHCN thuộc Chương trình Khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Quốc gia giai đoạn 2016-2020 kết quả đã được Bộ Khoa học và Công nghệ giao thực hiện 06 nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Ngoài ra, Viện đã tham gia hiệu quả và đóng góp thiết thực trong quá trình biên soạn Luật Thủy lợi và được thông qua tháng 6 năm 2017; Đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác tìm nguyên nhân gây sạt lở bờ sông Vàm Nao (An Giang) và đề xuất các giải pháp tình thế cũng như các giải pháp căn cơ, dài hạn; tham gia tích cực các đoàn công tác của Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến các điểm nóng như sạt lở bờ sông ở An Giang, bờ biển ở Bạc Liêu, Cà Mau; thấm đập hồ Núi Cốc; cử cán bộ tham gia các tổ công tác như hạn hán xâm nhập mặn đồng bằng sông Cửu Long, sạt lở sông suối biên giới tại tỉnh An Giang.

Nhiều sản phẩm, kết quả nghiên cứu của Viện tiếp tục được chuyển giao vào thực tiễn thông qua các dự án đầu tư như công nghệ tưới tiết kiệm nước cho vùng sản xuất rau an toàn tập trung 300 ha tại xã An Hải, H.Ninh Phước T. Ninh Thuận, khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên diện tích 500 ha tại Quảng Nam, công nghệ đập trụ đỡ và đập xà lan di động trong dự án chống úng ngập kiểm soát triều thành Hồ Chí Minh và ở ĐBSCL, công nghệ Đập trụ rỗng trong dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng để phòng chống xói lở bờ biển cung cấp nước ngọt phục vụ nuôi tôm-rừng biển vùng Cà Mau,  công nghệ SCADA trong việc giám sát hồ chứa theo thời gian thực tại hồ Dầu Tiếng, dự án cống ngăn mặn giữ ngọt và cải tạo môi trường sông Lam; cửa van cưỡng bức thủy lực cho 6 cống ở ĐBSCL, bơm ly tâm hút sâu tiêu nước mặt và nước ngầm phục vụ thi công thủy điện Nam Theun I ( Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), các bộ công cụ dự báo xâm nhập mặn và dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước phục vụ chỉ đạo điều hành nước cho sản xuất nông nghiệp cho ĐBSCL, ĐBSH, các lưu vực sông, vùng bán đảo Cà Mau, vùng Tứ Giác Long Xuyên và vùng Đồng Tháp Mười…

Mặt khác nhiều đơn vị chủ động làm việc với các đối tác để tiếp cận chuyển giao những công nghệ mới như với công ty Biospring về chế phẩm sinh học nâng cao chất lượng quả nho Ninh Thuận, với tổ chức phòng tránh thiên tai châu Á về đánh giá thủy văn cực hạn, Hệ thống giám sát và cảnh báo sớm hạn nông nghiệp tại Việt Nam (NEWS) thí điểm tại Ninh Thuận.

Bên cạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao, công tác tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cũng được Viện quan tâm chú trọng. Điển hình trong 6 tháng đầu năm đã có 10 NCS bảo vệ đề cương chi tiết và học tập các môn học trong chương trình đào tạo tiến sĩ, 07 NCS bảo vệ 21 chuyên đề tiến sĩ, tổ chức 06 hội thảo luận án tiến sĩ cho các NCS đã hoàn thành luận án để nâng cao chất lượng đào tạo, gửi 12 phản biện độc lập, 01 NCS bảo vệ luận án tiến sĩ cấp cơ sở, 06 NCS bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Viện; đã thực hiện công tác tuyển sinh TERMA năm 2017 với số lượng là 14 hồ sơ học viên trong đó có 04 học viên quốc tế

Viện đã điều phối và tổ chức thực hiện 01 khóa đào tạo kỹ thuật về Hệ thống thông tin vùng về Hạn hán và năng suất cây trồng cho 12 cán bộ thuộc các đơn vị của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam do các chuyên gia từ Trung tâm quản lý thiên tai Châu Á (ADPC) trong dự án do SERVIR Mekong tài trợ; tham gia điều phối, tổ chức và giảng dạy 04 khóa đào tạo về chủ đề Quy hoạch thủy lợi nội đồng cho cán bộ công ty KTCTTL Bắc Nghệ An trong khuôn khổ dự án JICA 2; tổ chức lớp đào tạo công cụ đánh giá thủy văn cực hạn với các chuyên gia của chương trình SERVIR Mekong và Cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ; Hoàn thành tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho lãnh đạo và cán bộ chuyên môn tại Quảng Ninh; cử 05 cán bộ tham dự lớp Bồi dưỡng nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) và các đơn vị cũng đã cử cán bộ tham dự lớp NCVC theo thông báo của trường Quản lý khoa học và công nghệ.

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã được Bộ NN&PTNT quyết định thăng hạng chức danh từ NCV lên NCVC cho 14 người; đang đề nghị Bộ Nội Vụ xét thăng hạng chức danh từ NCVC lên NCVCC cho 23 GS, PGS; đã ban hành Quy chế nâng lương vượt bậc làm cơ sở xét trình Bộ NN&PTNT  quyết định cho các trường hợp đủ điều kiện.

Ngoài ra, Viện đã và đang triển khai đúng tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư xây dựng như Dự án Tăng cường năng lực quản lý thủy lợi và Cơ sở đào tạo của Viện KHTL Việt Nam tại Khu thí nghiệm Hòa Lạc, Dự án: Nghiên cứu triển khai và Đầu tư áp dụng công nghệ xanh phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch ít phát thải khí nhà kính…

Đặc biệt, năm 2017 là một năm Viện có nhiều biến chuyển trong công tác tài chính. Thực hiện theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Viện đang từng bước triển khai xây dựng phương án tự chủ với mức đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên. Để tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp công lập nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực, phát triển thêm các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công phục vụ xã hội và thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao, ngày 16/2/2016, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Quyết định số 920/QĐ-BNN-TC giao tài sản nhà nước cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và vừa qua Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức lễ giao tài sản Nhà nước cho các đơn vị trực thuộc Viện.

Trong 6 tháng đầu năm, thông qua các buổi làm việc  trao đổi với các đoàn đến tham quan và làm việc, đã ký nhiều biên bản ghi nhớ làm cơ sở để triển khai các nội dung hợp tác, Viện đã tiếp đón và làm việc với 15 Đoàn công tác quốc tế đến thăm và làm việc tại Viện và các đơn vị trực thuộc Viện cũng đã chủ động trong công tác hợp tác với các đối tác quốc tế có hiệu quả.

Về triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2017, Viện cũng đã đưa ra một số nhiệm vụ trọng tâm như tiếp tục triển khai thực các đề án đã được ban hành đó là kế hoạch phát triển nguồn nhân lực (GS, PGS, TS, thạc sĩ), đào tạo tiếng Anh….chú trọng đào tạo ở nước ngoài; triển khai hiệu quả việc thực hiện Nghị định số 40 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ; thực hiện có hiệu quả chiến lược và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ; chủ động bám sát các chủ trương lớn của ngành, của đất nước, khung các chương trình KHCN, các vấn đề nóng của thực tiễn, chiến lược của Viện; đề xuất thực hiện các giải pháp đột phá để thực hiện tái cơ cấu ngành trong sử dụng đất ven biển miền trung, thủy lợi cho ngành điều, thủy lợi phục vụ thủy sản; tìm kiếm, hợp tác hiệu quả với các doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, khai thác hiệu quả Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia và các đề tài/dự án do địa phương quản lý…

Nguồn: http://vawr.org.vn