Dấu hiệu trẻ chậm nói là gì vậy

Ba mẹ nào cũng muốn con mình được khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và ngôn ngữ. Tuy nhiên nhiều phụ huynh còn lúng túng trong việc nhận biết dấu hiệu trẻ chậm nói. Mẹ thường hay so sánh bé với bạn bè cùng lứa tuổi, nếu thấy con nhà người ta đã biết nói rồi mà bé nhà mình vẫn chưa biết nói, mẹ lại lo lắng không biết trẻ chậm nói có phải con đang mắc phải bệnh lý gì không? Có cần đến sự can thiệp của bác sĩ hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ nhận biết các dấu hiệu trẻ chậm nói, để từ đó giúp mẹ đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.

Dấu hiệu trẻ chậm nói là gì vậy
Trẻ chậm nói khiến nhiều ba mẹ lo lắng về hành trình phát triển ngôn ngữ của con. (ảnh minh họa)

Nhiều người không phân biệt được thế nào là trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ. Vì vậy không ít bậc phụ huynh mặc định trẻ chậm nói là con đang chậm phát triển ngôn ngữ, tuy nhiên điều trên là không đúng.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự, những tốc độ chậm hơn. Còn trẻ chậm nói chỉ mang tính tạm thời và tình trạng này có thể mất đi nhờ thời gian hoặc sự trợ giúp của bác sĩ và gia đình.

Nhận biết dấu hiệu trẻ chậm nói

Có khoảng 1/5 trẻ em nói hoặc sử dụng từ ngữ chậm hơn so với bạn bè cùng lứa tuổi. Sau đây là một số dấu hiệu trẻ chậm nói dựa theo từng mốc thời gian và độ tuổi phát triển của bé như sau:

Trẻ từ 3-4 tháng tuổi

Dấu hiệu trẻ chậm nói là gì vậy
Trẻ từ 3-4 tháng tuổi đã bắt đầu có những phản ứng với các tác động bên ngoài. (ảnh minh họa)

Không có phản ứng với tiếng động mạnh

Không phát ra âm thanh gừ gừ

Đến 4 tháng trẻ có thể bắt đầu phát ra âm thanh gừ gừ nhưng không biết bắt chước các âm thanh.

Trẻ 7 tháng tuổi

Không đáp ứng với tiếng động

Trẻ 12 tháng tuổi

Dấu hiệu trẻ chậm nói là gì vậy
Trẻ được 12 tháng tuổi đã bắt đầu nói được những từ đơn giản như “mẹ”, “bà”,… (ảnh minh họa)

Trẻ không tự giao tiếp với người khác (sử dụng âm thanh, cử chỉ hay lời nói).

Không biết nói một từ nào như “mẹ” hay “bà”

Miệng trẻ không bi bô, phát ra các phụ âm như “p” hoặc “b”

Trẻ không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không hay chỉ tay khi con muốn một thứ gì đó.

Trẻ không có phản ứng khi được gọi tên.

Bé không nhận biết và phản ứng với các hành động của người lớn như “xin chào”, “bai bai”,…

Trẻ 15 tháng tuổi

Trẻ không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “dậy nào”

Trẻ vẫn không nói đực từ nào.

Con không tự chỉ vào các đồ vật hay bức tranh khi được hỏi.

Bé không tự chỉ tay hay “bi bô” vào các vật mà bé muốn.

Bé 18 tháng tuổi

Không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể (ví dụ đầu, mắt, mũi) khi được yêu cầu.

Chưa thể nói được 6 từ.

Không thể giao tiếp bằng bất cứ cách nào, kể cả khi cần giúp đỡ, không biết chỉ vào thứ mình muốn.

Chưa nói được các từ đơn giản như “mẹ”, “bế”.

Không hiểu các mệnh lệnh đơn giản, ví dụ “Đừng sờ vào!”.

Không đáp lại bằng lời nói hoặc cử chỉ khi được hỏi “Cái gì đây?”, “Dép bé đâu?”.

Trẻ từ 19-24 tháng tuổi

Vốn từ chậm, bé chưa nói nối đến 15 từ.

Con không tự nói ra mà chỉ nhại lại lời của người khác.

Bé không tự giao tiếp với mẹ hay người lớn như  “mẹ bế”, “uống sữa”, “mẹ đâu rồi”…

Không biết bắt trước người khác

Bé không tự chơi một mình hay không biết giả vờ chơi búp bê.

Ở độ tuổi này, khoảng 1/5 trẻ em có thể có dấu hiệu chậm nói. Nhiều trẻ trong số đó sẽ đuổi kịp các bạn khi lớn lên.

Trẻ 2 tuổi

Dấu hiệu trẻ chậm nói là gì vậy
Trẻ 2-3 tuổi đã bắt đầu nói được những câu đơn giản gồm 2, 4 từ,… (ảnh minh họa)

Bé không nói được những câu đơn giản có từ 2-4 từ

Không thể gọi tên vài bộ phận trên cơ thể

Không biết đặt các câu hỏi đơn giản như “đi đâu chơi”, “tại sao”

Bé không thể nhớ những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần như 1 câu chuyện ngắn, …

Trẻ 3 tuổi

Không biết ghép các từ thành câu ngắn như “con muốn ăn”, “mẹ giúp con”,…

Bé không hiểu được những câu hỏi của người lớn như “có thích ăn cái này không”, “con muốn ăn cái này không”,…

Bé thường xuyên lắp bắp, rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ, mặt bé nhăn nhó,…

Trẻ ít nói chuyện, tương tác với bố mẹ.

Trẻ 4 tuổi

Chưa thể phát âm thành thục phần lớn các phụ âm.

Chưa hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.

Không sử dụng đại từ “con” và “mẹ” đúng cách.

Nếu trẻ có các biểu hiện nêu trên, điều đầu tiên cha mẹ cần kiểm tra khả năng nghe và không nên chờ đợi để con vượt qua những khuyết điểm đó hãy đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu bạn có nghi ngờ về sự phát triển ngôn ngữ của con để bé được kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời mang lại những cơ hôi tốt cho con trong cuộc đời.

Hiện nay, khi tỷ lệ trẻ bị tự kỷ tăng cao thì nhiều cha mẹ lại hết sức lo lắng khi thấy bé nhà mình chậm nói. Chậm nói có phải là tự kỷ không? Cần làm gì để giúp trẻ tự kỷ chậm nói có thể phát triển bình thường như những đứa trẻ khác là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm.

Chậm nói là một biểu hiện của tự kỷ ở trẻ nhưng trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không lại là vấn đề khác.

Thực tế, theo báo cáo của nhiều nghiên cứu, có khoảng ¼ trẻ bị chậm nói. Trong đó, vẫn có nhiều trẻ phát triển bình thường, có khả năng đạt được các mốc phát triển như những em bé khác khi lên 2. Những trường hợp này, chậm nói là do có vấn đề về lưỡi hoặc vòm miệng, thậm chí gặp vấn đề về thính giác.

Trẻ chậm nói có thể có một vài biểu hiện giống tự kỷ như: chậm đáp ứng nhu cầu của người lớn, giao tiếp ngôn ngữ kém… Tuy nhiên, vận động và thể chất của bé lại hoàn toàn bình thường. Bé chậm nói nhưng vẫn giao tiếp tốt với người thân bằng ánh mắt, giao cảm.

Như vậy, tuy chậm nói có thể là dấu hiệu điển hình của bệnh tự kỷ ở trẻ nhưng không phải cứ chậm nói là tự kỷ. Trẻ chậm nói nếu có những dấu hiệu dưới đây thì có nguy cơ cao bị bệnh tự kỷ:

  • Không nói bập bẹ khi được 12 tháng tuổi.
  • Khi được 12 tháng tuổi vẫn chưa biết chỉ ngón tay hoặc không có những cử chỉ, điệu bộ giao tiếp phù hợp.
  • 16 tháng tuổi chưa biết nói từ đơn.
  • 24 tháng tuổi chưa nói câu 2 từ hoặc nói chưa rõ.

Để nhận biết chính xác trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ hay không thì ba mẹ nên cho bé đi khám tại các cơ sở y tế uy tín, có các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị trẻ tự kỷ.

Dấu hiệu trẻ chậm nói là gì vậy

Chậm nói là một biểu hiện điển hình của trẻ tự kỷ

Việc phân biệt đúng trẻ chậm nói đơn thuần với trẻ tự kỷ chậm nói giúp ba mẹ can thiệp sớm nếu bé có bất thường, để có cơ hội được phát triển như những đứa trẻ bình thường khác.

Trẻ chậm nói đơn thuần

  • Thích dùng cử chỉ hơn lời nói khi giao tiếp cho đến khi được 18 tháng tuổi.
  • Không bắt chước được âm thanh khi được 18 tháng tuổi.
  • Khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản của người lớn.

Đến giai đoạn 2-3 tuổi, nếu bé có những biểu hiện sau thì nên cho con đi khám:

  • Chỉ biết bắt chước hành động, âm thanh mà không tự mình phát âm từ hoặc cụm từ.
  • Không biết tuân theo các chỉ dẫn đơn giản.
  • Chỉ nói được một số từ ngữ quen thuộc, lặp đi lặp lại, không biết dùng ngôn ngữ để trò chuyện với người khác.
  • Có giọng nói khác thường (bắt chước tiếng con vật, giọng nghe the thé…).
  • Phát âm khó nghe. Thông thường, ba mẹ sẽ hiểu được ½ số từ trẻ nói khi bé được 2 tuổi và hiểu được ¾ số từ bé nói khi được 3 tuổi. Đến khi 4 tuổi phải nghe hiểu được hết, thậm chí người lạ cũng hiểu được những gì bé nói.

Có một số nguyên dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ. Trong đó, phổ biến như: trẻ đẻ thiếu tháng, nhẹ cân, sinh đa thai, bé trai phát triển ngôn ngữ chậm hơn bé gái…

Biểu hiện trẻ tự kỷ chậm nói

Khi mắc hội chứng tự kỷ, bé sẽ có những biểu hiện sau:

  • Trẻ được 1 tuổi nhưng chưa biết bập bẹ và không có các động tác chỉ trỏ gây chú ý.
  • Trẻ không nói được bất kỳ từ nào khi được 16 tháng tuổi. Khi được 24 tháng tuổi, trẻ không nói được câu nào gồm 2 từ.
  • Khi được 14 – 16 tháng tuổi, trẻ đã có một số kỹ năng ngôn ngữ nhưng bỗng nhiên mất hẳn, có thể xuất hiện sau một sự kiện như một trận ốm, nằm viện, ngã, lên sởi…
  • Trẻ không có hứng thú kết bạn.
  • Trẻ không bị lôi cuốn bởi đồ chơi, trò chơi.
  • Trẻ ít hoặc không tiếp xúc mắt.
  • Trẻ không trả lời, không ngoảnh mặt khi được nghe gọi tên.
  • Không hay nhìn ai nhưng lại nhìn lâu vào đồ vật có động tác đơn giản như quạt đang quay.
  • Không có động tác giơ tay đòi bế.
  • Không thích người khác đụng vào người.
  • Thường lặp đi lặp lại một vài động tác như lắc lư người, đập đập tay.
  • Khi không đồng ý hoặc giận dữ có thể hét lên chói tai, đập tay xuống sàn nhà, bứt tóc, đập đầu vào tường…
  • Cực nhạy cảm với một số mùi vị và âm thanh.

Nếu thấy những biểu hiện này thường xuyên xảy ra thì ba mẹ hãy đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu trẻ chậm nói là gì vậy

Trẻ tự kỷ thường sống thu mình, không thích giao tiếp với người khác

Ngoài chậm nói, trẻ tự kỷ còn có một số biểu hiện khác khá dễ dàng nhận biết.

Trẻ sống thu mình: Trẻ tự kỷ thường có xu hướng sống thu mình, ngại giao tiếp, tiếp xúc với người khác. Bé thường thích ở trong phòng của mình, sống trong thế giới của riêng mình. Rất khác với những đứa trẻ bình thường thích nô đùa, chạy nhảy với bạn.

Bất thường về hành vi: Trẻ tự kỷ thường có những hành vi rất khác lạ như việc lặp đi lặp lại một vài cử chỉ: lắc đầu, siết 2 tay, vò đầu, bứt tóc. Có một số trẻ tự kỷ tăng động, giảm trí nhớ.

Trẻ tự kỷ thông minh: Có nhiều trẻ tự kỷ tuy chậm phát triển về ngôn ngữ và một số mốc phát triển khác nhưng chúng lại rất thông minh trong một số việc như rất giỏi lắp ráp mô hình, tính nhẩm rất nhanh, sắp xếp đồ nhanh và gọn gàng…

Trẻ tự kỷ hay la hét: Trẻ tự kỷ thường la hét nhói tai nếu giận giữ hoặc không vừa ý. Thậm chí đang chơi một mình bé cũng la hét rất to khiến người khác giật mình.

Để tình trạng bệnh của trẻ tự kỷ chậm nói được cải thiện sớm, ba mẹ hãy hỗ trợ bé hằng ngày bằng cách:

Dành nhiều thời gian chơi đùa với con: Ngay từ khi mới sinh, ba mẹ cũng nên trò chuyện, chơi đùa với con thật nhiều. Có thể trò chuyện, hát, thực hiện các cử chỉ đơn giản để con bắt chước.

Khuyến khích và dạy bé nói: Từ lúc bé được 6 tháng, ba mẹ hãy đọc sách, đọc truyện thiếu nhi cho con. Cho bé nhìn sách, nhìn tranh ảnh có hình hoa văn để bé chạm vào. Hãy chỉ cho bé các bức tranh và giới thiệu, gọi tên từng bức tranh.

Dấu hiệu trẻ chậm nói là gì vậy

Ngay từ khi còn bé, ba mẹ nên dành nhiều thời gian chơi đùa với con, dạy con học nói

Khuyến khích bé nói thông qua các tình huống hằng ngày: Ba mẹ có thể nói liên tục nếu có thể, ví dụ như gọi tên món ăn bạn đang nấu, giải thích việc bạn đang làm: giặt đồ, lau nhà hoặc chỉ các con vật quanh nhà, gọi tên các âm thanh… Ngoài ra, hãy đặt câu hỏi và chờ bé trả lời.

Với những trường hợp tự kỷ nặng, ba mẹ cần cho bé đi khám để được chỉ định các phương pháp điều trị hiệu quả. Khi nhập viện, bé sẽ được hướng dẫn tập luyện và điều trị bởi các chuyên gia nhi, bác sĩ tâm thần nhi, bác sĩ tâm lý… 

Tại Hà Nội, bác sĩ Phạm Đức Thịnh của Bệnh viện Hồng Ngọc được rất nhiều ba mẹ tin tưởng và đánh giá cao trong việc chẩn đoán, điều trị các bệnh lý ở trẻ em. Bác có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm nên sẽ hỗ trợ ba mẹ tốt nhất trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1973, bác sĩ Phạm Đức Thịnh tập trung nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Nhi khoa và Tâm bệnh học. Ngoài bằng Chuyên khoa cấp hai chuyên ngành Nhi, ông tiếp tục học sau đại học hệ tập trung về Thần kinh và Tâm bệnh học – hai chuyên ngành liên quan trực tiếp tới lĩnh vực tâm lý. Từ năm 1989-1999, ông theo học, làm việc và được phân công phụ trách mảng trị liệu tâm lý tại Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý trẻ em (còn gọi là Trung tâm Nguyễn Khắc Viện). Sau khi trở thành Giám đốc đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, bác sĩ Thịnh vẫn trực tiếp tham gia chẩn đoán, tư vấn và trị liệu cho trẻ em có vấn đề tâm lý như tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi…

Với trình độ chuyên môn cao về Nhi khoa và Tâm lý trẻ em cùng sự tận tâm với bệnh nhi BS Thịnh đã đồng hành cùng rất nhiều gia đình có trẻ tự kỷ trị liệu thành công.

Thông tin liên hệ và đặt lịch khám

Tel: 024 3927 5568 (máy lẻ 8)

Hotline: 0916 690 018

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/