Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm ruột

Trẻ sơ sinh bị viêm ruột là tình trạng khá phổ biến của bé trong độ tuổi này. Ở một số quốc gia, viêm ruột là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ. Bệnh do một loại virus gây ra. Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, những virus này dễ dàng xâm nhập và gây tổn thương. Ruột là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng do chứa nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt, tỷ lệ mắc viêm ruột ở trẻ non tháng cao hơn trẻ đủ tháng. Bố mẹ cần phát hiện bệnh ở trẻ kịp thời để có những biện pháp xử lý. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến phụ huynh nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị viêm ruột ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị viêm ruột nếu nhẹ có thể tự chữa tại nhà. Tuy nhiên, nếu phụ huynh không chắc về tình trạng hiện tại của trẻ, hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm ruột
Trẻ sơ sinh bị viêm ruột có sao không?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm ruột

Tình trạng viêm ruột của trẻ sơ xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus tấn công. Trong đó, các trường hợp do virus tấn công phổ biến hơn. Các virus này thường là Rotavirus, Calicivirus, Astrovirus hoặc Adenovirus.

Trường hợp bị viêm ruột do vi khuẩn tấn công không phổ biến. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm lại nghiêm trọng hơn. Các vi khuẩn gây ra tình trạng này là Shigella, Staphylococcus, Salmonella, Campylobacter, hoặc E. coli.

Trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm ruột bởi hệ tiêu hóa của bé còn rất yếu. Đặc biệt là những trẻ sinh non và mắc bệnh tim bẩm sinh. Các nguy cơ khiến vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và gây viêm ruột ở trẻ là:

  • Chất lượng sữa công thức không đảm bảo vệ sinh.
  • Đồ chơi bẩn và trẻ có thói quen mút tay hoặc cắn đồ chơi.
  • Môi trường ô nhiễm. Đặc biệt là môi trường không khí và chất lượng nguồn nước trẻ sử dụng.
  • Trẻ đến những nơi tụ tập đông người ẩn chứa nhiều mầm bệnh như chợ hay bến xe.
  • Trẻ chạm vào đồ vật của người đang bị bệnh này.
  • Trẻ có thói quen cho tay vào miệng.

Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm ruột

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm ruột
Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm ruột

Những dấu hiệu chung, xuất hiện ở hầu hết những trẻ bị viêm ruột

  • Tiêu ra máu, bú kém, ọc sữa.
  • Sinh ngạt, ngủ li bì, cơn ngưng thở.
  • Hạ thân nhiệt.
  • Thiếu máu, đa hồng cầu.
  • Triệu chứng toàn thân giống với nhiễm trùng huyết.
  • Chướng bụng, sờ thấy khối ở bụng, thành bụng nề đỏ.
  • Không dung nạp sữa, ọc sữa hoặc dịch xanh.

Trẻ sơ sinh bị viêm ruột chia thành 3 giai đoạn. Tùy vào từng giai đoạn mà bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau.

Giai đoạn sớm

  • Trẻ li bì, ngủ lịm đi, nhiệt độ cơ thể thường không ổn định. Dịch của dạ dày chậm tiêu, ứ dịch lại khoảng 20%.
  • Có những cơn ngừng thở ngắn, nhịp tim có thể bị chậm, hạ đường máu.

Giai đoạn tiếp theo

  • Nôn dịch vàng.
  • Tưới máu da kém.
  • Ỉa chảy, có khi ỉa ra máu toàn phần hoặc vi thể.
  • Bụng chướng, thăm trực tràng đôi khi có máu.

Giai đoạn muộn

  • Có sốc.
  • Dịch dạ dày nâu đen.
  • Bụng chướng, nề, thành bụng có những ban đỏ.
  • Có cảm ứng phúc mạc hoặc viêm phúc mạc.

Những biến chứng có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh bị viêm ruột

Viêm ruột là một bệnh nguy hiểm, vì vậy việc để lại biến chứng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng của trẻ và thời gian điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ và độ năng của biến chứng. Vì vậy, việc đưa trẻ đi khám ngay khi có biểu hiện là rất quan trọng. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

Tăng trưởng kém và khó tăng cân

Tình trạng viêm ruột làm trẻ chán ăn và cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng. Điều này dẫn đến việc thiếu protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Từ đó, làm chậm sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ. Theo nghiên cứu, 10% trẻ sơ sinh bị viêm ruột không thể phát triển thể chất bình thường. Bé trai thường có xu hướng phát triển kém hơn bé gái.

Dậy thì muộn

Viêm ruột có thể làm trì hoãn độ tuổi dậy thì, đặc biệt là của bé gái. Tình trạng viêm nhiễm có thể làm ảnh hưởng đến các gen quy định hormone giới tính. Điều này dẫn đến việc phát triển các mô mỡ ở tuổi dậy thì ở bé gái và gây béo phì. Dậy thì muộn khiến hormone giới tính bị trì hoãn sản xuất, làm giảm tốc độ tăng trưởng cơ thể của trẻ.

Mật độ xương thấp

Mật độ xương là thước đo nồng độ canxi và khoáng chất có trong xương. 50% trẻ sơ sinh bị viêm ruột có mật độ xương thấp. Điều này dẫn đến xương thiếu khoáng chất, dễ nứt gãy và dễ tổn thương. Đây cũng là tiền đề cho bệnh loãng xương và bệnh khớp xuất hiện sớm hơn.

Điều trị cho trẻ sơ sinh bị viêm ruột

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm ruột
Điều trị cho trẻ sơ sinh bị viêm ruột

Đối với trường hợp nhẹ

Bạn nên cho trẻ uống nước thường xuyên và tăng cữ bú nếu nuôi con bằng sữa mẹ. Trường hợp trẻ dùng sữa công thức thì bạn nên cân nhắc đổi loại sữa khác. Hãy chia các cữ bú thành nhiều lần, đừng để trẻ quá no trong một cữ bú. Bởi lúc này đường ruột nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung của trẻ đang rất yếu. Nếu tình trạng nhẹ, trẻ sẽ hết bệnh trong 1-2 ngày.

Đối với trường hợp nặng

Tình trạng tiêu chảy diễn ra nhiều lần (5 – 6 lần/1 giờ) và kèm theo sốt. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị viêm ruột đã trở nặng nặng. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như: phân có dịch nhầy và lẫn máu, trẻ lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh và nôn mửa. Trong trường hợp này, bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Các bác sĩ có thể truyền nước, cho trẻ uống chất bù điện giải và một số loại thuốc cần thiết khác. Một số trường hợp viêm ruột dẫn đến hoại tử hoặc tắc ruột có thể cần đến phẫu thuật.

Lưu ý khi trẻ sơ sinh bị viêm ruột

Thuốc

Không tự ý mua thuốc đau bụng, kháng sinh hoặc thuốc chữa tiêu chảy cho trẻ uống. Bởi đa số các thuốc trên thị trường hiện nay đều chống chỉ định cho trẻ sơ sinh. Tự ý mua thuốc có thể gây ra phản ứng sốc tự vệ, nhiễm trùng ruột nặng và nguy hiểm tính mạng của trẻ.

Môi trường

Bên cạnh đó, bạn hãy giúp trẻ loại bỏ các tác nhân có thể gây viêm ruột nặng hơn. Cụ thể là: thói quen mút tay, tiếp xúc với môi trường nơi công cộng và nhiều khói bụi…

Sức đề kháng của trẻ

Khi bị viêm ruột, trẻ rất lười bú. Điều này là một trong những yếu tố khiến cho sức khỏe của trẻ bị suy giảm nhanh chóng. Sức đề kháng của trẻ mới là yếu tố quyết định cuối cùng đến khả năng hết bệnh. Do đó, bạn đừng quá lạm dụng các thuốc mà bác sĩ kê đơn. Thay vào đó, hãy cố gắng cho trẻ bú nhiều sữa.

Trên đây là những kiến thức cần thiết khi trẻ sơ sinh bị viêm ruột. Bệnh phần lớn do yếu tố chủ quan, là thứ bố mẹ có thể kiểm soát. Vì vậy, hãy đảm bảo cho bé một môi trường sống sạch sẽ. Chúc bé và gia đình luôn mạnh khỏe.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Trong các bệnh nhiễm khuẩn có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ, ngoài nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp còn phải kể đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Thời gian gần đây, số trẻ em nhập viện mắc các bệnh đường tiêu hóa có dấu hiệu gia tăng. Bệnh nhi thường tập trung ở trẻ dưới 3 tuổi, thân hình bụ bẫm. Biểu hiện ban đầu là tiêu chảy, sốt nên gia đình thường tự mua thuốc cho trẻ uống, đến giai đoạn sốc (sốt cao, xuất huyết dạ dày) mới đưa vào bệnh viện.

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở trẻ thường do các vi khuẩn dạng campylobacter và vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng gây ra. Ðây cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy quan trọng nhất trên toàn thế giới và ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ nhỏ hay mắc vì hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm đầu đời còn non yếu. Ở các nước phát triển, trẻ dưới 5 tuổi và thiếu niên có tỷ lệ mắc cao nhất, còn ở các nước đang phát triển, đối tượng chủ yếu là trẻ dưới 2 tuổi.

Con đường lây nhiễm là do tiếp xúc với các đồ vật có chứa vi khuẩn, ổ chứa vi khuẩn là động vật, gia súc và gia cầm. Người ta cho rằng sự gần gũi của trẻ với các dạng vật nuôi và kháng thể chưa phát triển hoàn thiện là điều kiện khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh.

Thời kỳ lây truyền kéo dài suốt giai đoạn nhiễm khuẩn, thường từ vài ngày đến vài tuần. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính với các đặc điểm điển hình như tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, sốt, buồn nôn và nôn. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 – 5 ngày, cũng có thể là từ 1 – 10 ngày tuỳ theo thể trạng của từng người. Khi nhiễm khuẩn, trẻ đi đại tiện phân lỏng, có thể lẫn với chất nhày và có bạch cầu. Những người không được điều trị kháng sinh sẽ có thể đào thải vi khuẩn ra ngoài trong vòng từ 2-7 ngày.

– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

– Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng: cháo, súp, sữa, nước trái cây.

– Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ.

– Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ, các hạt nảy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.

– Trẻ còn bú mẹ: tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được vắt sữa mẹ cho ăn bằng thìa.

– Cho trẻ uống thêm nhiều nước: nước hoa quả tươi, bù nước nước và điện giải: oresol pha đúng cách.

– Khi khỏi ốm cho trẻ ăn tăng thêm bữa và ăn như bình thường.

Những loại thực phẩm nên dùng khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn là: gạo, khoai tây, các loại rau quả có màu vàng và đỏ, xanh thẫm, giá đỗ xanh; thịt gà, bò, thịt thăn lợn, trứng, sữa; Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn; Các loại quả tươi: cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa…

Những thực phẩm cần tránh là các thức ăn thô nhiều chất xơ như: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng… Nước ngọt có ga, tránh ăn đồ lạnh khi trẻ bị viêm họng: kem, thức ăn quá nguội lạnh.

Đối với trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống bù nước, dung dịch oresol, nước trái cây pha loãng, nước cháo muối; ăn uống bình thường theo nhu cầu. Tuy nhiên, cần đi khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường hoặc bệnh nặng hơn như: tiêu chảy kèm sốt, phân có nhày lẫn máu. Hoặc trẻ lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, không ăn uống được, nôn mửa nhiều. Tiêu chảy nhiều lần (5-6 lần/giờ), phân toàn nước, nước phân đục, không tiểu tiện hoặc tiểu rất ít… nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
 

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm ruột

 

L. reuteri Protectis là tên thương mại của chủng Probiotic: L.reuteri DSM 17938 - thành phẩm là BioGaia Protectis:

 - Là chủng lợi khuẩn có 152 nghiên cứu lâm sàng trên 14.500 đối tượng (bao gồm trẻ sơ sinh, sinh non, trẻ em, người lớn)

 - Được WGO (Tổ chức Tiêu Hóa Thế Giới) và ESPGHAN (Hội Nhi Khoa Châu Âu) khuyến cáo sử dụng được trên cả trẻ sinh non (100% thành phần tự nhiên)
 - Được FDA chứng nhận an toàn ở cấp GRAS - an toàn tuyệt đối.
 

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm ruột

 - Giảm 75% thời gian quấy khóc (khóc dạ đề - Colic) trong 2 tuần, 90% sau 4 tuần sử dụng - là sản phẩm duy nhất trên thế giới được WGO khuyến cáo cho trẻ bị Colic (hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh)
 - 100% trẻ cải thiện táo bón chức năng sau 4 tuần.
 - Giảm 80% hiện tượng nôn trớ sinh lý ở trẻ sau 4 tuần.
 - Giảm 75% tác dụng phụ do kháng sinh ở trẻ.  - Giảm 60% - 70% tỉ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ (dự phòng)  - Giảm 65% - 70% tỉ lệ viêm hô hấp ở trẻ.  - Sản phẩm an toàn tuyệt đối, có thể sử dụng lâu dài (12 tháng) mà không không gây phụ thuộc, hay tác dụng phụ nào.

 - Có thể sử dụng đề điều trị tiêu chảy, tiêu chảy cấp ở trẻ (liều dùng tư vấn của bác sĩ).

1. Bạn có thể CHAT với chúng tôi và để lại SĐT, Địa chỉ và Họ tên người nhận để đặt hàng, công ty sẽ giao hàng tận nơi.
2. Đặt hàng Online tại đây Click Ngay 3. Đặt hàng qua Hotline: 0246 2600 292 - 0243 684 9999 (giờ hành chính từ T2-T6)

4. Đặt hàng qua Fanpage của công ty: Tại Đây (nhắn tin để lại sđt)