Để giải quyết đúng các vấn đề thì chúng ta phải cố gắng học tập

Học tập là chặng đường dài thu thập tri thức của nhân loại, là nền tảng để có một công việc tốt, là bước đệm để tạo sự thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, một hiện tượng kỳ lạ đã xảy ra. Đó là nhiều người chăm chỉ học tập mà vẫn học không giỏi. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao lại như vậy?

Để giải quyết đúng các vấn đề thì chúng ta phải cố gắng học tập

Đã bào giờ bạn thắc mắc vấn đề đó chưa?

Nếu những người lười biếng mà học không giỏi là điều bình thường. Vì trên cơ bản bản thân họ không muốn học, không siêng năng đến lớp, không chú ý nghe giáo viên giảng bài, thậm chí không làm bài tập để rèn luyện kiến thức. Chính vì vậy, kết quả họ nhận được xứng đáng với những gì mà họ không chịu cố gắng. Ngược lại, nếu những người chăm chỉ học mà học không giỏi là điều bất thường. Vì bản thân họ luôn rất siêng năng, đến lớp đầy đủ, làm bài đầy đủ, luôn tập trung nghe giáo viên giảng bài nhưng kết quả họ nhận được lại không như họ mong muốn. Lúc ban đầu, nhiều người nghĩ là do mình không có vận may nhưng nhiều lần lặp lại thì đó có phải là do vận may hay không? Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên.

1. Phương pháp học chưa hợp lý

Phương pháp học là kỹ năng đầu tiên để tiếp thu kiến thức, là kim chỉ nam để đạt hiệu quả trong việc học. Phương pháp học có rất nhiều, không theo một khuôn khổ nhất định. Nó tùy vào sự lựa chọn, sáng tạo của mỗi người. Điều quan trọng ở đây là phương pháp học như thế nào để đạt kết quả tốt nhất. Nhiều người cũng có phương pháp học nhưng vẫn không thể đạt kết quả tốt. Vì phương pháp học của họ chưa hợp lý. Họ không biết sắp xếp thời gian để học, không phân bố được nên học môn nào trước môn nào sau. Họ học hầu như tất cả những gì họ biết nhưng lại không biết cái nào là nội dung chính. Điều đó cản trở sự thành công của họ. Có 3 yếu tố cơ bản để tạo nên một phương pháp học tốt là: thời gian học, phân bố lượng học và cách nắm nội dung chính trong bài học.

Phân bố lượng học là chỉ ra việc làm thế nào để tiếp thu kiến thức của nhiều môn trong ngày. Mỗi ngày chúng ta có thể phải học khá nhiều môn. Tùy theo khối lượng kiến thức của mỗi môn mà số lượng bài học có thể nhiều hoặc ít. Chúng ta nên phân bố lượng học của từng môn như thế để hợp lý. Môn nào ít bài học và dễ học thì học trước. Môn nào nhiều bài thì học sau. Mỗi ngày nên ôn lại những kiến thức cũ của bài trước. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ nhớ lâu hơn và sẽ không tốn quá nhiều thời gian phải ôn lại trước khi làm bài kiểm tra.

Cách nắm bắt nội dung chính trong bài học là việc nắm bắt nội dung bài học thế nào để có thể tốn ít thời gian nhất và nhớ thật lâu. Nhiều người mất rất nhiều thời gian để học, học tất cả mọi thứ trong sách lẫn ghi chú, bài giảng của giáo viên nhưng đến khi làm bài lại không nhớ. Nguyên nhân rất đơn giản là do họ không nắm bắt được nội dung chính. Để có thể nắm bắt được nội dung chính, chúng ta nên tạo một sơ đồ “mind map” cho từng môn học của mình. Sơ đồ này là hình thức tận dụng khả năng ghi nhớ hình ảnh của bộ não giúp chúng ta nhớ nhanh, nhớ lâu đến từng chi tiết trong bài học.

2. Cần bao nhiêu thời gian là đủ

Nói đến thời gian học là nói đến khoảng thời gian bao nhiêu, bao lâu mà chúng ta bỏ ra để học. Thời gian học không cần quá dài. Nhiều người có quan niệm rằng học thời gian càng dài càng tốt. Tuy nhiên, đó là một quan niệm sai lầm. Việc học giỏi hay không giỏi hoàn toàn không phụ thuộc vào thời gian dài hay ngắn. Nó chỉ phụ thuộc vào trong khoảng thời gian đó chúng ta đã tiếp thu được những gì. Tuy nhiên, thời gian lại là một yếu tố cần thiết trong việc học. Sử dụng và sắp xếp thời gian biểu hợp lý cho từng môn sẽ giúp cho chúng ta dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn, tránh trường hợp sử dụng thời gian quá nhiều để học môn này mà bỏ quên môn khác.

3. Nhồi nhét quá nhiều kiến thức

Trong hàng nghìn thập kỷ qua, khối lượng kiến thức mà nhân loại có được là vô cùng to lớn. Chúng ta không thể hiểu hết, cũng không thể học hết cùng một lúc. Tuy nhiên, nhiều người lại thích nhồi nhét quá nhiều kiến thức. Điều này hoàn toàn sai. Não bộ của chúng ta không thể chứa quá nhiều thứ như vậy. Nó cần có thời gian để nghỉ ngơi, để sắp xếp và ghi nhớ lại kiến thức. Điều này cũng giống như việc chúng ta ăn quá no mà không để cơ thể của chúng ta có thời gian để hấp thụ. Hậu quả của việc đó là chúng ta sẽ bị bội thực. Chúng ta cũng cần học nhưng học cũng cần nghỉ ngơi. Trong thời gian nghỉ ngơi, não của chúng ta vẫn hoạt động. Nó sẽ giúp chúng ta sắp xếp lại những gì chúng ta đã học một cách hợp lý nhất để chúng ta dễ nhớ.

4. Không tìm nguồn khác để tham khảo

Nhiều người học chỉ biết học những gì đã ghi trong sách, những gì giáo viên giảng nhưng không biết tìm thêm nguồn tham khảo khác. Hậu quả của việc đó có thể làm họ bị điểm kém. Vì nội dung bài học còn nằm bên ngoài những nguồn tham khảo khác. Làm được điều này, chúng ta có thể mở rộng thêm kiến thức, bổ sung thêm những phương pháp giải bài mới nhanh hơn, tốt hơn.

Ngày nay, muốn học giỏi cần phải năng động biết sáng tạo, không thể chỉ học một thì biết một được mà phải học một biết mười. Cần cù, chăm chỉ là tốt nhưng không thể chỉ có cần cù và chăm chỉ thì sẽ thành công. Sự cần cù, chăm chỉ phải đi liền với sáng tạo thì mới đạt kết quả. Người chăm học rất đáng quý nhưng phải kèm theo biết cách học thì mới tốt hơn nữa.

5. Thiếu kiên nhẫn

Bạn không thông minh vì thế bạn cần phải dành nhiều thời gian hơn để giải quyết một vấn đề. Có người thì mất 5 – 10 phút là bình thường nhưng với bạn thì mất đến hàng tiếng đầu hồ. Nhưng nếu bạn bỏ cuộc giữa chừng thì những cố gắng lâu nay của bạn đều trở nên vô nghĩa. Vậy giải pháp tốt nhất cho bạn vào thời điểm này là cố gắng và kiên trì vượt qua những thử thách. Tuy nhiên, nếu có gặp khó khăn và bế tắc hãy dừng lại trong giây lát và xem xét hướng đi của mình xem phù hợp chưa nhé.

3.9/5 - (53 bình chọn)