Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả, cần điều chỉnh lượng ra khi đun nấu

Mẹo hay đầu tiên, trong khi nấu nướng, bạn hãy chú ý tới ngọn lửa, chỉ cần điều chỉnh núm vặn bếp gas sao cho ngọn lửa vừa với đáy nồi là được, không lan ra ngoài. Ngọn lửa quá lớn sẽ vừa làm tốn gas mà món ăn của bạn lại lâu chín, bởi lượng nhiệt thay vì tập trung vào đáy nồi lại bị phân tán ra xung quanh.

2. Chọn dụng cụ nấu phù hợp

Nên chọn loại nồi có kích thước phù hợp với lượng thức ăn cần nấu. Hạn chế nấu lượng thức ăn nhỏ trong chiếc nồi to, như vậy sẽ rất lãng phí gas. Nếu cần nấu những món hầm thì bạn nên nấu bằng nồi áp suất, vừa giúp thức ăn nhanh chín, mềm mà còn tiết kiệm gas.

3. Thường xuyên vệ sinh bếp gas

Mỗi ngày sau khi nấu, bạn nên chùi rửa bếp gas, để những cặn bẩn không đọng lại làm bít hết các lỗ khí (đường dẫn gas). Nếu không lau chùi thường xuyên, lỗ khí sẽ dễ bị bít khiến gas không ổn định, ngọn lửa cháy không đều dẫn tới việc nấu thức ăn lâu hơn và hao gas.

4. Không chế nước trong khi đun nấu

Khi đun nấu, nếu thấy cần thiết mới thêm nước. Ví dụ, khi luộc mì sợi, tùy theo lượng mì mà đổ nước cho vừa phải. Nếu hấp thức ăn, đặc biệt là hấp chín thực phẩm, bạn chỉ nên cho lượng nước đủ dùng vào nồi. Nói chung, bạn đổ nước sao cho hấp xong, trong nồi còn lại khoảng 1/2 bát nước là được. Nếu không, thời gian đun nước sôi sẽ kéo dài, lãng phí hơi gas.

5. Khóa bình gas sau khi nấu ăn

Sau khi nấu ăn xong, bạn nên khóa bình gas lại cẩn thận. Một phần hạn chế được lượng gas bị thất thoát ra bên ngoài, một phần đảm bảo được an toàn cho người sử dụng, tránh được tình trạng rò rỉ gas, gây cháy nổ.

6. Không nên bật tắt bếp nhiều lần trong khi nấu

Trước khi bắt tay vào chế biến món ăn cho gia đình mình, bạn nên chuẩn bị sẵn đầy đủ nguyên liệu và lên kế hoạch mình sẽ nấu những món ăn gì. Có như vậy, khi bật bếp gas lên, bạn mới có thể cho thức ăn vào nồi nấu liên tục được. Việc bật tắt bếp gas nhiều lần trong thời gian nấu sẽ gây tốn gas.

7. Dùng vòng chắn gió cho bếp gas

Vòng chắn gió hay còn được gọi với tên khác là kiềng tiết kiệm gas được làm bằng kim loại được dùng bao xung quanh đầu đốt, đang có bán rộng rãi tại các chợ và siêu thị.

Sản phẩm này sẽ giúp lượng nhiệt không bị tản khi đun, định hướng nhiệt đi thẳng lên đáy nồi. Lượng năng lượng có thể tiết kiệm được trong trường hợp này.

8. Tập trung khi nấu ăn, tránh làm những việc khác

Nhiều người có thói quen vừa nấu (đun nước, ninh cháo) vừa làm việc khác như quét nhà, xem tivi… Và hầu hết đều quên cho tới khi nhớ ra thì lượng gas đã tiêu hao uổng phí vì món ăn đã quá lửa, nước cạn, thậm chí cháy nồi. Vì thế hãy tập trung khi nấu.

Khi đã nắm rõ những mẹo vặt tiết kiệm gas nêu trên, tiền gas chi hàng tháng của bạn sẽ giảm đáng kể.

Thành Luân – Vietnamnet

Hiện nay, bếp gas dương đang được sử dụng khá phổ biến, kể cả thành thị lẫn nông thôn. Tuy nhiên, việc sử dụng bếp gas sao cho an toàn và tiết kiệm được năng lượng nhất không phải ai cũng nắm rõ.

Hãy để Gas An Phát bật mí bí quyết một số mẹo giúp các chị nội trợ sử dụng bếp gas một cách hiệu quả!

1. Hạn chế bật, tắt bếp gas nhiều lần 

Trước khi bắt đầu nấu, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng các nguyên liệu cần nấu như thái thịt, rửa rau, băm hành tỏi... rồi mới bật bếp để nấu liên tục cho đến khi hoàn thành món ăn. Làm như vậy, khi bật bếp gas lên, bạn mới có thể cho thức ăn vào nồi nấu một cách liên tục được, giúp tiết kiệm gas được một lượng đáng kể. 

Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả, cần điều chỉnh lượng ra khi đun nấu

2. Điều chỉnh ngọn lửa bếp vừa đủ

Các bà các mẹ thường nghĩ rằng để lửa càng to thì việc đun nấu sẽ nấu càng nhanh chín, sẽ ít tốn gas hơn nhưng đó là suy nghĩ sai lầm của các bà nội trợ. Ngọn lửa quá lớn vừa tốn gas mà món ăn của bạn lại lâu chín bởi lượng nhiệt thay vì tập trung vào đáy nồi lại bị phân tán ra xung quanh.

Trong khi nấu, hãy chú ý tới ngọn lửa, chỉ cần điều chỉnh sao cho ngọn lửa vừa với đáy nồi không bao trùm ra ngoài thành nồi, tránh để nhiệt thất thoát ra ngoài làm hao gas. 

Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả, cần điều chỉnh lượng ra khi đun nấu

3. Tận dùng xoong/nồi còn nóng để nấu tiếp món khác 

Sau khi nấu xong một món, bạn có thể tráng nồi, tận dụng nồi vẫn còn nóng và nấu tiếp món mới. Như vậy, bạn sẽ không bị mất một lượng gas đáng kể để làm nóng một chiếc nồi mới.

4. Dùng vòng chắn gió cho bếp 

Vòng chắn gió hay còn được gọi là kiềng tiết kiệm gas được làm bằng kim loại được dùng bao xung quanh vòng đánh lửa. Sản phẩm này sẽ giúp lượng nhiệt không bị tản khi đun, định hướng nhiệt đi thẳng lên đáy nồi. Lượng năng lượng có thể tiết kiệm được trong trường hợp này khoảng 20 - 30%.

Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả, cần điều chỉnh lượng ra khi đun nấu

5. Rã đông thực phẩm trước khi đun nấu 

Việc rã đông thực phẩm trước khi nấu giúp tiết kiệm được một lượng gas đáng kể. Bởi nếu nấu trực tiếp thức ăn vừa lấy từ ngăn đông lạnh của tủ lạnh cũng đồng nghĩa với việc phí phạm gas để làm tan lớp nước đá.

Chính bởi vậy, trước khi đun nấu, bạn nên rã đông thực phẩm bằng cách lấy thực phẩm từ tủ đông ra đợi thời gian cho đến khi rã hoặc bỏ trong lò vi sóng rồi mới bắt đầu nấu.

Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả, cần điều chỉnh lượng ra khi đun nấu

6. Tập trung khi nấu ăn 

Các bà nội trợ thường có thói quen vừa nấu ăn vừa làm việc khác như xem tivi, dọn dẹp nhà cửa... Và hầu hết đều quên cho tới khi nhớ ra thì một lượng gas đã tiêu hao uổng phí vì món ăn đã quá lửa, nước cạn, thậm chí cháy nồi. Vì thế hãy tập trung khi nấu ăn nhé!  

7. Chọn nồi phù hợp để nấu 

Nếu lượng thức ăn nhiều, bạn có thể dùng loại nồi to, nhưng nếu ít, bạn nên dùng loại nhỏ. Như vậy sẽ tránh lãng phí gas.

Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả, cần điều chỉnh lượng ra khi đun nấu

8. Thường xuyên vệ sinh bếp gas 

Mỗi ngày sau khi nấu, bạn nên chùi rửa bếp gas, để những cặn bẩn không đọng lại làm bít các lỗ khí (đường dẫn gas). Nếu không chùi rửa thường xuyên, lỗ khí sẽ dễ bị bít khiến gas không ổn định, ngọn lửa không cháy đều dẫn tới nấu thức ăn lâu hơn và hao gas.

Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả, cần điều chỉnh lượng ra khi đun nấu

9. Khoá bình gas ngay lập tức sau khi nấu xong 

Sau khi nấu ăn xong, bạn nên khóa van bình gas lại. Một phần hạn chế được lượng gas bị thất thoát ra bên ngoài, một phần đảm bảo được an toàn cho người sử dụng, tránh được tình trạng rò rỉ gas, gây cháy nổ...

Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả, cần điều chỉnh lượng ra khi đun nấu

10. Kiểm tra những nơi có khả năng gây ra rò rỉ gas 

Người Việt ít có thói quen kiểm tra chất lượng đồ dùng, không quan tâm đồ dùng, thiết bị của mình đã dùng bao lâu, chỉ cần nó còn dùng được thì vẫn sẽ dùng tiếp cho đến khi nào bị hỏng, không thể sử dụng tiếp thì mới thay thế cái khác.

Cách suy nghĩ này làm tăng các nguy hiểm cho người dùng khi sử dụng bếp gas.

Vì bếp gas vận hành là nhờ vào việc sử dụng nhiên liệu là khí gas, khí gas nếu bị rò rỉ ra ngoài môi trường, tích tụ thành một lượng vừa đủ gặp tia lửa điện sẽ có thể gây cháy nổ bất cứ lúc nào.

Để bảo vệ chính mình và gia đình, bạn nên định kỳ kiểm tra bếp gas và các thiết bị có liên quan như dây dẫn gas, bình gas, van điều áp 2 tháng /1 lần.

Để kiểm tra, lấy một ít nước xà phòng chà lên bình gas, ống dẫn, van nếu thấy có bọt khí nổi lên thì có thể vị trí đó đã bị lủng, rò rỉ, bạn cần thay mới ngay.

11. Chọn mua bếp ga dương chất lượng, uy tín

Để quá trình nấu nướng an toàn và tiết kiệm gas hiệu quả thì bạn nên chọn mua bếp phải là những thương hiệu chất lượng và được phân phối tại các cơ sở uy tín. Vì nguồn gốc, xuất xứ của bất kỳ sản phẩm nào đi chăng nữa đặc biệt là liên quan đến gas bạn phải hết sức cẩn trọng. Khi chọn mua bếp ở nơi uy tín như Gas An Phát bạn sẽ được hưởng cách chế độ bảo hành khi có sự cố xảy ra và bếp sẽ bền hơn so với các mặt hàng trôi nổi ngoài thị trường.

Với các bí quyết Gas An Phát chia sẻ trên sẽ giúp các chị em nhà mình tiết kiệm được một khoản chi phí kha khá cho cả gia đình mình luôn đó.

Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều trang 44

Giải bài tập SGK KHTN Lớp 6 Bài 8 giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức và phần luyện tập vận dụng sách Cánh diều 6. Đồng thời hiểu được kiến thức về một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng.

Soạn Khoa học tự nhiên 6 Bài 8 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 44→51. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn KHTN. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

❓ Quan sát trả lời câu hỏi: Kể tên những vật liệu mà em biết.

Gợi ý đáp án:

Thép, đồng, nhôm, titan, cacbon, cao su, nhựa, thủy tinh, gốm, sứ...

1. Tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng

1.1 Nhựa

Quan sát trả lời câu hỏi: Kể tên một số vật dụng bằng nhựa. Chúng có đặc đi ểm gì?

Gợi ý đáp án:

Một số vật dụng bằng nhựa: ghế, bàn, cốc nước, chậu nhựa, bình nước, vỏ bút, thước, hộp đựng thức ăn...

Đặc điểm: dễ tạo hình, nhẹ, dẫn điện kém, không dẫn điện

1.2 Kim loại

Quan sát trả lời câu hỏi: Quan sát hình 8.2, nêu một số ứng dụng của kim loại. Cho biết ứng dụng đó dựa trên tính chất nào.

Gợi ý đáp án

Ứng dụng của kim loại:

Làm xoong, nồi: dẫn nhiệt, nhẹ, bền

Dây dẫn điện: dẫn điện, dẻo, bền

Cầu: bền, cứng

Vỏ máy bay: cứng, chịu được áp lực, nhẹ, bền

Kể tên một số vật dụng được chế tạo từ kim loại (nhôm, đồng ...)

Gợi ý đáp án

Xoong, nồi, ấm nước: nhôm

Dây điện: đồng

Cuốc, xẻng, búa, liềm: sắt

1.3 Cao su

Dựa vào tính chất nào mà cao su được sử dụng để chế tạo lốp xe

Gợi ý đáp án

Cao su có tính chất: có khả năng chịu bào mòn, cách điện và không thấm nước.

1.4 Thủy tinh

Dựa vào tính chất nào mà thủy tinh thường được sử dụng làm dụng cụ trong phòng thí nghiệm?

Gợi ý đáp án

Thủy tinh không thâm nước, bền với điều kiện của môi trường, không tác dụng với nhiều hóa chất. Thủy tinh trong suốt dễ quan sát các phản ứng hóa học trong ống nghiệm bằng thủy tinh.

❓ Hãy kể tên một số vật dụng bằng thủy tinh ở gia đình em. Em cần lưu ý gì khi sử dụng chúng?

Gợi ý đáp án

Một số vật dụng bằng thủy tinh: cốc, bát, ly rượu, chai, bình hoa, bóng đèn, màn hình ti vi,...

1.5 Gốm

So sánh tính chất của thủy tinh và gốm

Thủy tinhGốm
GiốngCứng và bền với môi trường

Khác

Không thấm nướcCó thể thấm nước
Trong suốt, có thể cho ánh sáng truyền quaKhông thể cho ánh sáng truyền qua
Chịu được nhiệt độ thấp hơnChịu được nhiệt độ cao hơn

1.6 Gỗ

Nêu một số ứng dụng của vật liệu gỗ trong đời sống và sản xuất.

Gợi ý đáp án

Một số ứng dụng của vật liệu gỗ trong đời sống: cửa, giường, tủ, bàn, sàn gỗ, muôi, thìa, đũa, kệ sách...

Một số ứng dụng của vật liệu gỗ trong sản xuất: giấy, nội thất, đồ trang trí, đồ mỹ nghệ...

❓  Chọn một tính chất cơ bản của vật liệu và đề xuất cách kiểm tra tính chất đó theo bảng 8.1

Tên vật liệuTính chất cơ bảnĐề xuất cách kiểm traDấu hiệu
NhựaNhẹLấy mẩu nhựa đặt vào chậu nướcMẩu nhựa nổi trên mặt nước
????

Gợi ý đáp án

Tên vật liệuTính chất cơ bảnĐề xuất cách kiểm traDấu hiệu
NhựaNhẹLấy mẩu nhựa đặt vào chậu nướcMẩu nhựa nổi trên mặt nước
Thủy tinhTrong suốt, ánh sáng có thể lọt quaLấy lọ thủy tinh đặt lên chiếc gối bôngGối bị lún xuống
Cao suDẻo, không thấm nướcDây chun buộc tócBuộc được nhiều vòng, không dễ bị đứt
Xoong nhômDẫn điện, dẫn nhiệtĐun nước, thấy nước nóng lênNước sôi, bốc hơi
GiấyNhẹ, thấm nước, dễ cháyĐặt mẩu giấy vào cốc nướcGiấy ngấm nước, dễ bủn

2. Sử dụng dụng các vật liệu đảm bảo sự phát triển bền vững

Tìm một số dẫn chứng để chỉ ra rằng việc sử dụng nhựa không hợp lí, không hiệu quả có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường. Chúng ta cần làm gì để giảm thiểu rác thải nhựa?

Gợi ý đáp án

Việc sử dụng các vật liệu không hợp lí, không hiệu quả làm lãng phí tài nguyên và gây nhiều tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường.

Ví dụ:

Động vật dưới biển bị mắc vào rác thải nhựa do con người thải ra

Đốt rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường, có thể gây đau đầu, nôn mửa ở người

Túi nilong mất hàng triệu năm để phân hủy

Để sử dụng các vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững, cần bảo vệ, bảo quản và sử dụng đúng cách, khuyến khích dùng các vật liệu có thể tái sử dụng, hạn chế dùng các vật liệu khó phân hủy.

Lấy một số ví dụ về việc sử dụng một số vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững

Gợi ý đáp án

Trồng cây vào chậu bằng cao su

Tái sử dụng chai nước, bình, lon...

Sử dụng túi giấy, túi vải đựng đồ

Sử dụng cầu chì giúp phòng tránh các hiện tượng quá tải đường dây

Một số sản phẩm xây dựng (ngói, gạch, sơn...) chống ẩm, mốc.

II. Một số nhiên liệu thông dụng

Kể tên một số loại nhiên liệu rắn, nhiên liệu lỏng, nhiên liệu khí mà em biết.

Gợi ý đáp án

Nhiên liệu rắn: than đá, than củi,...

Nhiên liệu lỏng: xăng, dầu,...

Nhiên liệu khí: khí thiên nhiên, khí dầu mỏ,...

1. Tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng

1.1 Than

Than (than đá, than củi) có những tính chất và ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất.

Gợi ý đáp án

Tính chất của than: cháy trong không khí, tỏa nhiều nhiệt

Ứng dụng: than được dùng nhiều để đun nấu, sưởi ấm, chạy động cơ. Hiện nay than chủ yếu được sử dụng làm nhiên liệu trong công nghiệp.

1.2 Xăng, dầu

Hãy đề xuất phương án kiểm chứng xăng nhẹ hơn nước và không tan trong nước

Gợi ý đáp án

Nhỏ một vài giọt xăng vào cốc nước, xăng nổi lên trên => Chứng tỏ xăng nhẹ hơn nước và không tan trong nước

2. Sơ lược về an ninh năng lượng

❓ Biển báo đặt ở các trạm xăng như hình sau có ý nghĩa gì?

Gợi ý đáp án

Biển 1: Không sử dụng điện thoại

Biển 2: Cấm lửa

Biển 3: Cấm hút thuốc

3. Sử dụng nhiên liệu an toàn hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững

Khí thải (carbon dioxide, nitrogen dioxide, sulfur dioxide,...) bụi mịn do quá trình đốt than, xăng dầu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người, môi trường và xã hội?

Gợi ý đáp án

Khí thải ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường vì nó cực độc, và có thể góp phần gây ra các điều kiện không khí và ozone trên mặt đất rất nguy hiểm. Khí thải gây nghẹt thở và tắc nghẽn trong không khí, còn có xu hướng phản ứng với các tác nhân khác để tạo thành axit nitric và nitrat hữu cơ, góp phần hình thành mưa axit. Mưa axit do một vài chất khí tạo ra cực kỳ có hại cho thực vật và động vật trên khắp thế giới, và có thể dẫn đến các vấn đề tiếp theo trong hệ thống nước.

Ảnh hưởng tới sức khỏe con người: Khí thải làm tăng khả năng mắc các vấn đề về hô hấp, ung thư và các vấn đề về phổi, tim, tuần hoàn và phổi.

Nêu các cách sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững

Gợi ý đáp án

Duy trì các điều kiện thuận lợi cho sự cháy cung cấp đủ không khí, tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí.

Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng

Tăng cường sử dụng những nhiên liệu có thể tái tạo và ít ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, như xăng sinh học (E5, E10,...)

Các việc làm sau có tác dụng gì?

a. Thổi không khí vào lò

b. Chẻ nhỏ củi khi đun nấu

c. Không để lửa quá to khi đun nấu

Gợi ý đáp án

a. Thổi không khí vào lò để thêm khí oxi lửa cháy lớn, nhiệt độ cao

b. Chẻ nhỏ củi giúp tăng bề mặt tiếp xúc với khí oxi (không khí)

c. Để lửa quá to khi đun nấu gây mất an toàn, lãng phí và ô nhiễm môi trường

III. Một số nguyên liệu thông dụng

Kể tên một số nguyên liệu được sử dụng trong đời sống hằng ngày mà em biết. Từ những nguyên liệu đó có thể tạo ra những sản phẩm gì?

Gợi ý đáp án

Đá vôi: làm vật liệu trong xây dựng, sản xuất vôi, xi măng... => Sản phẩm: tượng đá vôi

Quặng: sản xuất kim loại, phân bón, đồ gốm sứ,...

1. Tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng

1.1 Quặng

Em hãy nêu tên và ứng dụng của một số loại quặng.

Quặng bauxite được dùng để sản xuất nhôm

Quặng apatite được dùng để sản xuất phân lân;

Quặng hematite được dùng để sản xuất sắt, gang, thép,...

1.2 Đá vôi

Em có thể kiểm tra độ cứng của đá vôi bằng cách nào?

Gợi ý đáp án

Để khai thác đá vôi người ta phải sử dụng bom, mìn và máy móc

Vì sao mưa acid có thể làm hư hại các tượng đá vôi để ngoài trời?

Gợi ý đáp án

Đá vôi tương đối cứng, không tan trong nước nhưng tan trong acid. Vì thế tượng đá vôi để ngoài trời dễ bị hư hại.

2. Sử dụng nguyên liệu an toàn hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững

Hiện nay, nước ta còn nhiều lò nung vôi thủ công đang hoạt động. Nêu những tác động tiêu cực của chúng đối với môi trường.

Gợi ý đáp án

Nhiều lò nung vôi thủ công thường khai thác quá mức và không có kế hoạch có thể khiến nguyên liệu bị cạn kiệt. Công nghệ khai thác, chế biến, sử lí quặng thải không chuyên nghiệp sẽ thải nhiều hóa chất độc hại.

Nêu một số biện pháp sử dụng các nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

Gợi ý đáp án

Một số biện pháp:

Đổi mới công nghệ khai thác, chế biến.

Kiểm soát xử lí chất thải, bảo vệ môi trường

Khai thác nguyên liệu có kế hoạch

Thăm dò, nghiên cứu nhiều loại nguyên liệu khác thay thế

Hãy nêu ví dụ về việc sử dụng các nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững ở địa phương em.

Gợi ý đáp án

Địa phương em đã hạn chế các hầm lò khai thác (than; đá vôi …) thủ công để đảm bảo sự phát triển bền vững và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.

Cập nhật: 17/09/2021