Di chuyển giữa các vì sao

Đánh giá về vụ thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh mới của Nga, tờ Financial Times dẫn lời trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh Christopher Ford đăng tải, Nga và một vài quốc gia khác đang cố gắng âm thầm vũ trang hóa vũ trụ quanh Trái Đất. Tuy nhiên, những bằng chứng thực tế đang chỉ ra rằng Mỹ mới đang đi đầu trong lĩnh vực quân sự hóa vũ trụ khi tiến hành hàng loạt cải tổ quan trọng trong thời gian qua liên quan tới lĩnh vực này, trong đó đáng kể nhất là việc thành lập Bộ tư lệnh Không gian chuyên biệt, cũng như kế hoạch thiết lập vành đai vệ tinh cảnh báo sớm, đánh chặn tên lửa để đối phó với các vũ khí siêu vượt âm tương lai. Trái lại, Moscow có nhiều lý do để không tự đẩy mình đi tiên phong trong cuộc chạy đua vũ trang lên vũ trụ.

Giới chuyên gia quân sự quốc tế đánh giá, những động thái của Mỹ đang khơi mào cho cuộc chạy đua “Chiến tranh giữa các vì sao” phiên bản mới tiếp nối sau tham vọng trở thành siêu cường không gian dưới thời Tổng thống Ronald Reagan.

Các đề xuất kiểm soát vũ khí đưa vào không gian đã bị từ chối

Thực tế, Nga từng đưa đề xuất kiểm soát việc vũ trang hóa vũ trụ để ngăn ngừa cuộc chạy đua “Chiến tranh giữa các vì sao” mới. Tuy nhiên, người ngăn phản đối việc hiện thực hóa đề xuất trên thành quy định quốc tế chính là Mỹ và đồng minh.

Năm 2008, trong khuôn khổ Hội nghị Giải trừ quân bị quốc tế, Nga và Trung Quốc đã đưa ra đề xuất sáng kiến Ngăn chặn đưa vũ khí vào không gian. Theo đó, các nước sẽ hạn chế đưa bất kỳ vật thể được coi là vũ khí hoặc triển khai các hệ thống vũ khí lên quỹ đạo Trái Đất. Tới năm 2014, Nga một lần nữa đưa vấn đề này ra Liên hợp quốc. Đề xuất của Nga đã nhận được sự ủng hộ của 126 quốc gia, vùng lãnh thổ và chỉ có 4 quốc gia phản đối là Mỹ, Israel, Ukraine và Gruzia. Năm 2016, Nga một lần nữa khẳng định sẽ không trở thành quốc gia đầu tiên đưa vũ khí lên quỹ đạo.

Di chuyển giữa các vì sao
Di chuyển giữa các vì sao
Di chuyển giữa các vì sao
Di chuyển giữa các vì sao
Di chuyển giữa các vì sao
Không gian vũ trụ là khoảng trống quyền lực. Bất kỳ quốc gia nào kiểm soát được vũ trụ sẽ có lợi thế chiến lược rất lớn.

Đánh giá về những đề xuất của Nga về khả năng phi quân sự hóa vũ trụ, chuyên gia Todd Harrison thuộc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Mỹ cho biết, vũ trụ quanh Trái Đất đang là khoảng trống quyền lực đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi nước lại có chiến lược không gian riêng và rất khó có thể thống nhất kiểm soát và ràng buộc bởi các quy định quốc tế.

Chuyên gia quân sự Anh Beyza Unal nhận định, do có cách tiếp cận khác nhau nên các quốc gia, trong đó đáng kể nhất là Nga và Mỹ, khó tìm được tiếng nói chung trong vấn đề kiểm soát vũ khí trên quỹ đạo. Trong khi Nga muốn vấn đề này phải được ràng buộc bởi các thỏa thuận quốc tế, thì Mỹ lại tìm cách tiếp cận cùng chia sẻ quyền làm chủ quỹ đạo Trái Đất. Chính vì thế, tương lai về một thỏa thuận quốc tế kiểm soát việc quân sự hóa vũ trụ rất khó có thể đạt được.

“Chiến tranh giữa các vì sao” phiên bản mới

Mỹ bắt đầu tham vọng triển khai vũ khí lên quỹ đạo Trái Đất từ năm 1983, khi Tổng thống Ronald Reagan đưa ra sáng kiến phòng thủ tên lửa với tên gọi “Chiến tranh giữa các vì sao”. Hệ thống vũ khí không gian này bao gồm các trạm vũ khí laser, bệ phóng tên lửa đánh chặn có khả năng ngăn chặn các tên lửa đạn đạo liên lục địa của Liên Xô và các quốc gia thù địch trên quỹ đạo thấp của Trái Đất. Washington kỳ vọng tạo ra hệ thống phòng thủ giúp Mỹ tăng khả năng tấn công hạt nhân đối phương mà không bị đáp trả hoặc hạn chế thấp nhất thiệt hại do chiến tranh hạt nhân toàn diện.

Do các vấn đề về kỹ thuật và chi phí lớn, quá trình triển khai “Chiến tranh giữa các vì sao” đã bị loại bỏ dần trong những năm 1990, dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vũ khí lên quỹ đạo của Mỹ được nối lại vào đầu những năm 2000 cùng với việc Washington rút khỏi Hiệp ước Tên lửa đạn đạo (ABM) và triển khai các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa áp sát biên giới Nga.

Di chuyển giữa các vì sao
Di chuyển giữa các vì sao
Di chuyển giữa các vì sao
Di chuyển giữa các vì sao
Di chuyển giữa các vì sao
Tham vọng vũ trang hóa không gian đang khiến thế giới đứng trước nguy cơ tiến vào“Chiến tranh giữa các vì sao” phiên bản mới.

Nguy cơ bùng phát “Chiến tranh giữa các vì sao” phiên bản mới càng trở nên rõ ràng vào đầu năm 2019, khi Tổng thống Donald Trump công bố ý tưởng về hệ thống phòng thủ tên lửa trên không gian mới dựa trên nền tảng vũ khí năng lượng cao. Hệ thống phòng thủ mới có khả năng ngăn chặn bất kỳ tên lửa nào nhắm tới lãnh thổ Mỹ. Động thái rõ ràng nhất việc Mỹ thành lập Bộ tư lệnh Không gian Mỹ vào tháng 12-2019. Dù mục đích được công bố là phòng thủ, nhưng đơn vị không gian mới của Lầu Năm Góc có đủ nguồn lực để phát triển hệ thống phòng thủ mới trên vũ trụ. Ngân sách trong năm tài khóa 2020 của Bộ tư lệnh Không gian Mỹ là 2,4 tỷ USD, nhưng con số này trong năm 2021 ước tính tăng vọt lên 15,4 tỷ USD.

Tham vọng quân sự hóa không gian đã được thể hiện một phần trong tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về Bộ tư lệnh Không gian mới. Đơn vị này không chỉ có chức năng phòng thủ, mà cả nhiệm vụ tấn công.

“Chúng tôi sẽ ngăn chặn mọi đợt tấn công tên lửa, kể cả là các vụ phóng nhầm. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng tên lửa của đối phương không thể chạm vào nước Mỹ. Đây chính là mục tiêu cao nhất của đơn vị mới được thành lập”, Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh trong bài phát biểu ra mắt Bộ tư lệnh Không gian của Mỹ.

TUẤN SƠN (theo Topwar, Breaking Defense)

“Từ xưa, rất xưa, tại một thiên hà xa, rất xa…” là câu mở đầu ấn tượng trong mỗi tập phim “Star Wars” - tác phẩm khoa học viễn tưởng dài kỳ ăn khách và nổi tiếng nhất mọi thời đại.

Ra mắt năm 1977, tập phim Chiến tranh giữa các vì sao mang tên A New Hope của đạo diễn kiêm biên kịch George Lucas trở thành hiện tượng trên toàn thế giới, đạt doanh thu lên tới hơn 775 triệu USD nhờ tính đột phá về nội dung và hiệu ứng kỹ xảo điện ảnh.

Di chuyển giữa các vì sao
Star Wars đến nay là một trong những thương hiệu giải trí thành công nhất mọi thời đại. Ảnh: Disney

Từ niềm đam mê samurai đến cuộc chiến tại thiên hà xa thật xa

Song, nhiều người hẳn sẽ cảm thấy bất ngờ khi biết bom tấn chịu ảnh hưởng và lấy cảm hứng từ nền văn hóa của đất nước Nhật Bản. George Lucas từng thừa nhận ông là một người hâm mộ cuồng nhiệt vị đạo diễn Akira Kurosawa, cũng như tinh thần võ sĩ đạo của những samurai thời xưa, đến từ xứ sở hoa anh đào.

Do đó, người ta có thể nhận thấy nhiều nét tương đồng trong cảnh quay, tình tiết và các nhân vật của Star Wars với The Hidden Fortress (1958) - một tác phẩm do Kurosawa thực hiện.

Di chuyển giữa các vì sao
Đoạn R2-D2 và C-3PO lang thang giữa sa mạc trùng khớp với đoạn đầu của The Hidden Fortress, và sự tương đồng về hình ảnh không chỉ dừng lại ở đó. Ảnh: Outnow

Đối với người phương Tây, nền phong kiến Nhật Bản cũng xa lạ như những câu chuyện xảy ra bên ngoài vũ trụ. The Hidden Fortress kể về chuyến hành trình của hai người nông dân phải hộ tống công chúa cùng vị đại tướng đến vùng đất mới và chống lại kẻ thù. Đó cũng là một phần nội dung của Star Wars - Episode IV: A New Hope, với hai nhân vật nông dân được thay bởi hai chú robot.

Có một điều bất ngờ khác rằng nhân vật “Chúa tể bóng tối” Darth Vader hay Obi-Wan Kenobi được nhắm giao cho Toshiro Mifune - người sắm vai chính trong The Hidden Fortress. Song, tài tử người Nhật Bản lập tức từ chối bởi ông nghĩ Star Wars là tác phẩm dành cho thiếu nhi, có thể làm giảm giá trị hình ảnh samurai trong mắt cộng đồng quốc tế.

Không chỉ dừng lại ở đó, cụm từ Jedi được sử dụng xuyên suốt các phần phim, dùng để chỉ những chiến binh sử dụng Thần lực cho mục đích tốt đẹp, vốn lấy cảm hứng từ cụm từ “Jidaigeki” trong tiếng Nhật.

Jidaigeki là thể loại phim lấy bối cảnh trước thời Edo, thời kỳ vàng son của xứ sở hoa anh đào với những thành tựu nổi bật về văn hóa, nghệ thuật và các samurai lừng danh. Những bộ phim đó thường lấy chủ đề về cuộc đấu tranh của các samurai dưới ách cai trị của nhóm lãnh chúa phong kiến.

Di chuyển giữa các vì sao
Star Wars chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa của Nhật Bản. Ảnh: Outnow

Và nếu theo dõi các phần phim Star Wars, người ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng các Jedi cũng mang những đức tính cao quý, tinh thần kỷ luật tương tự như samurai. Họ phải tuân thủ những điều luật riêng để có thể sử dụng Thần lực và chống lại cái ác. Thanh kiếm Lightsaber (gươm ánh sáng), cũng như cách chiến đấu, là một dạng mô phỏng của môn đấu kiếm katana tại Nhật Bản.

Thương hiệu điện ảnh góp phần định hình nền văn hóa giải trí

có là fan của Star Wars hay không, người ta cũng không thể phủ nhận sức ảnh hưởng toàn cầu của bộ phim đối với ngành điện ảnh nói riêng, cũng như nền văn hóa đại chúng nói chung. Với loạt phim để đời, đạo diễn George Lucas đã tạo ra khái niệm “blockbuster” (phim bom tấn) từ cuối thập niên 1970.

Không tính đến thành công về doanh thu phòng vé, các tập phim Star Wars đều nhận được đề cử Oscar (chủ yếu mảng kỹ thuật). Riêng tập mới nhất, Star Wars - Episode VII: The Force Awakens ra mắt hồi cuối năm 2015, thu hơn 2 tỷ USD và lập tức lọt vào danh sách những tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất mọi thời đợi.

Di chuyển giữa các vì sao
Star Wars: The Force Awakens mới xô đổ hàng loạt kỷ lục phòng vé hồi cuối năm 2015. Ảnh: Disney

George Lucas còn có công đi tiên phong trong việc nâng cấp thể loại phim giả tưởng thành dòng phim chính thống với phần đồ họa, kỹ xảo đẹp mắt. Cấu trúc chia cốt truyện thành ba phần (trilogy) của Star Wars về sau cũng được rất nhiều bom tấn khác áp dụng như The Lord of the Rings, The Hobbit hay The Dark Knight.

Ngay từ khi ra mắt, phần đầu tiên Star Wars: A New Hope đã được đánh giá cao về kịch bản. Phim không chỉ thu hút trẻ em mà còn khiến người lớn suy ngẫm bởi những triết lý sâu xa về chính trị, nhân quyền…

Tác phẩm đồng thời đề cao nữ quyền khi xây dựng hình ảnh công chúa Leia, nữ hoàng Padmé, Rey hay sắp tới đây là Jyn Reso như những người phụ nữ thông minh, mạnh mẽ và độc lập.

Di chuyển giữa các vì sao
Công chúa Leia (Carrie Fisher) có thể được coi là một trong những nhân vật đả nữ đầu tiên trên màn ảnh. Ảnh: Lucasfilm

Cho đến ngày nay, Star Wars trở thành chủ đề thường xuyên được nhắc đến trong những các tác phẩm khác của Hollywood, từ truyền hình, phim hoạt hình cho tới phim điện ảnh hay tài liệu.

Sức ảnh hưởng của nó lớn đến nỗi câu thoại “May the Force be with you” (Cầu cho Thần lực ở bên người) giờ được sử dụng trong đời sống hàng ngày tại Mỹ. Và cũng câu nói đó khiến 4/5 hàng năm là ngày truyền thống của Star Wars.

Chiến tranh giữa các vì sao cũng được kỷ lục Guinness xác nhận là “Thương hiệu thương mại thành công nhất” khi tất cả các sản phẩm ăn theo thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như thời trang, dịch vụ, đồ chơi, tiểu thuyết, truyện tranh, phim hoạt hình, trò chơi điện tử… đều được công chúng ưa chuộng. Cho đến tháng 1/2016, Star Wars đã thu tổng cộng hơn 30.000 tỷ USD từ toàn bộ những sản phẩm thuộc thương hiệu.

Di chuyển giữa các vì sao
Star Wars đến giờ là một phần không thể thiếu của văn hóa đương đại quốc tế. Hàng năm, các nhà sản xuất luôn tổ chức sự kiện Star Wars Celebration Day cho người hâm mộ. Ảnh: Disney

Thương hiệu văn hóa nổi tiếng nhất thế giới hiện ngày một được phát triển sau khi xưởng Lucasfilm về tay Disney. Thời gian tới, khán giả sẽ được thưởng thức Rogue One: A Star Wars Story (phần ngoại truyện diễn ra trước A New Hope) vào tháng 12, Star Wars: Episode VIII vào tháng 12/2017 và sau đó là một tập phim riêng về viên phi công Han Solo thời trẻ tuổi do Alden Ehrenreich thể hiện.