Diện tích hình thang cân là gì

Hình thang cân là tứ giác có hai cạnh song song (hình thang) và có hai góc kề một cạnh đáy bằng nhau.

Diện tích hình thang cân là gì

Ví dụ: ABCD là hình thang cân (đáy AB, CD) <=> AB // CD và góc C = góc D

 

2. Tính chất hình thang cân

Diện tích hình thang cân là gì

Trong một hình thang cân có:

- Định lý 1: Hai cạnh bên bằng nhau

Ví dụ: ABCD là hình thang cân (đáy AB, CD) => AD = BC

- Định lý 2: Hai góc kề cạnh đáy bằng nhau

Ví dụ: ABCD là hình thang cân (đáy AB, CD) => AC = BD

- Định lý 3: Hai đường chéo bằng nhau

Ví dụ: ABCD là hình thang cân (đáy AB, CD) => góc C = góc D và góc A = góc B

Hình thang cân nội tiếp đường tròn, có nghĩa là bốn điểm của hình thang cân đều thuộc một hình tròn. 

 

3. Cách nhận biết và chứng minh hình thang cân

3.1. Cách nhận biết hình thang cân

  • Hình thang có hai góc kề một cạnh đấy bằng nhau là hình thang cân.
  • Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
  • Hình thang nội tiếp đường tròn là hình thang cân.

Ví dụ: Trong các tứ giác ABCD và EFGH trên giấy kẻ ô vuông ở hình sau, tứ giác nào là hình thang cân? Vì sao?

Diện tích hình thang cân là gì

Lời giải:

Để nhận biết được tứ giác nào là hình thang cân thì phải dùng tính chất của hình thang cân: (1) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau; (2) Hình thang có hai góc kề bằng nhau, (3) Hình thang có hai đường chéo bằng nhau.

Ở đây, hai tứ giác được vẽ trên các ô vuông nên chúng ta có thể dễ dàng so sánh bằng mắt thường độ dài của các cạnh bên, từ đó sử dụng tính chất này để nhận biết được tứ giác nào là hình thang cân.

Theo đó:

  • Tứ giác ABCD là hình thang cân vì AD = BC (đều là hai đường chéo của hai hình tam giác có độ dài các bằng nhau)
  • Tứ giác EFGH không là hình thang cân vì EF > GH (đường chéo của hình tam giác lớn hơn cạnh của hình tam giác đó)

Lưu ý:

Hình thang cân thì có hai cạnh bên bằng nhau nhưng điều ngược lại chưa chắc đã đúng. Ví dụ tứ giác có hai cặp cạnh song song với nhau cũng có các cạnh bên bằng nhau, nhưng không phải là hình thang cân.

 

3.2. Cách chứng minh hình thang cân

Chứng minh một hình thang là hình thang cân

  • Chứng minh hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau thì suy ra hình thang đó là hình thang cân.
  • Chứng minh hình thang có hai đường chéo bằng nhau thì suy ra hình thang đó là hình thang cân.

 

4. Một số bài tập về hình thang cân

4.1. Bài tập 1: Chứng minh hình thang cân

VD1: Hình thang ABCD (AB // CD) có góc ACD = góc BDC. Chứng minh rằng ABCD là hình thang cân.

Lời giải:

Diện tích hình thang cân là gì

Gọi E là giao điểm của AC và BD.

Do góc ACD = góc BCD nên tam giác ECD có góc C1 = góc D1, nên là tam giác cân. Từ đó suy ra EC = ED. (1)

Tương tự do góc ACD = góc BCD và AB // CD nên tam giác EAB cân tại E, suy ra EA = EB. (2)

Từ (1) và (2) suy ra: EA + EC = EB + ED => AC = BD

Hình thang ABCD có hai đường chéo bằng nhau nên hình thang ABCD là hình thang cân (điều phải chứng minh).

VD2: Cho hình thang cân ABCD (AB // CD), E là giao điểm của hai đường chéo. CHứng mình EA = EB, EC = ED.

Lời giải:

Diện tích hình thang cân là gì

Do ABCD là hình thang cân (giả thiết) nên AD = BC, AC = BD (tính chất hình thang cân)

Xét tam giác ADC và tam giác BCD có:

AD = BC (chứng minh trên)

AC = BD (chứng mình trên)

DC chung

=> tam giác ADC = tam giác BCD (cạnh - cạnh - cạnh)

Suy ra góc ACD = góc BDC (2 góc tương ứng)

Do đó tam giác EDC cân tại E (dấu hiệu nhận biết tam giác cân) => EC = ED (tính chất tam giac cân)

Lại có: AC = BD (chứng minh trên), EC = ED (chứng minh trên)

=> AC - CE = BD - ED => EA = EB

Vậy EA = EB và EC = ED (điều phải chứng minh).

VD 3: Cho tam giác cân ABC cân tại A, các đường phân giác BD, CE (D thuộc AC, E thuộc AB). Chứng minh rằng BEDC là hình thang cân có đáy nhỏ bằng cạnh bên.

Đây là dạng chứng mình 1 tứ giác là hình thang cân, để giải dạng bài này ta tiến hành 2 bước: 

- Bước 1: Chứng minh tứ giác đó là hình thang bằng các tính chất tứ giác có hai cạnh song song với nhau. Để chứng minh song song có thể dựa vào các cách như: (1) Hai góc đồng vị bằng nhau, (2) hai góc so le trong bằng nhau, (3) hai góc trong cùng phía bù nhau, (4) định lý từ vuông góc đến song song.

- Bước 2: Chứng minh hình thang đó là hình thang cân.

Lời giải:

Diện tích hình thang cân là gì

Tam giác ABC cân tại A (giả thiết) nên AB = AC và góc ABC = góc ACB (tính chất tam giác cân)

Vì BD, CE lần lượt là phân giác của góc ABC và góc ACB (giả thiết) nên theo tính chất tia  phân giác:

Góc B1 = góc B2 = 1/2 của góc ABC

Góc C1 = góc C2 = 1/2 của góc ACB

Mà góc ABC = góc ACB (chứng minh trên) => góc B1 = góc B2 = góc C1 = góc C2

Xét tam giác ABD và tam giác ACE có: (1) AB = AC, (2) Góc A chung, (3) Góc B1 = góc C1 (chứng minh trên) => tam giác ABD = tam giác ACE (góc - cạnh - góc)

=> AD = AE (2 cạnh tương ứng)

Ta có: AD = AE (chứng minh trên) nên tam giác ADE cân tại A (dấu hiêu nhận biết tam giác cân) => góc AED = góc ADE (tính chất tam giác cân)

Xét tam giác ADE có: góc AED + góc ADE + góc A = 180 độ (định lý tổng ba góc trong một tam giác) => AED = (180 độ - góc A) / 2 (1)

Xét tam giác ABC có: góc A + góc ABC + góc ACB = 180 độ (định lý tổng ba góc trong một tam giác) => ABC = (180 độ - góc A) / 2 (2)

Từ (1) và (2) => góc AED = góc ABC, mà hai góc này là hai góc đồng vị nên suy ra DE // BC.

Do đó BEDC là hình thang.

Lại có góc ABC = góc ACB (chứng minh trên)

=> BEDC là hình thang cân.

Ta có: DE // BC => góc D1 = góc B2 (hai góc so le trong)

Lại có góc B2 = góc B2 (chứng minh trên) nên góc B1  = góc D1

=> Tam giác EBD cân tại E

=> EB = ED

Vậy BEDC là hình thang cân có đáy nhỏ bằng cạnh bên.

 

4.2. Bài tập 2: Tính diện tích hình thang cân

Muốn tính diện tích hình thang cân, ta áp dụng công thức tính diện tích hình thang như thông thường:

Diện tích hình thang bằng chiều coa nhân với trung bình công của hai đáy.

("Muốn tính diện tích hình thang

Đáy lớn đáy bé ta đem cộng vào

Cộng vào nhân với chiều cao

Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra")

Diện tích hình thang cân là gì

4.3. Bài tập 3: Tính chu vi hình thang cân

Giả sử có hình thang cân ABCD (AB // CD), độ dài hai cạnh đấy là a, b và độ dài cạnh bên là c. Khi đó chu vi hình thang cân ABCD là:

P = a + b + 2c

Ví dụ: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên các cạnh bên AB. AC lấy theo thứ tự các điểm D và E sao cho AD  = AE.

a) Chứng minh BDEC là hình thang cân

b) TÍnh các góc của hình thang cân đó, biết góc A = 50 độ.

Lời giải

a) Ta có: tam giác ABC cân tại A nên AB = AC, mà AD = AE (giả thiết) => DB = EC

=> BDEC là hình thang cân

b) Tam giác ABC cân tại A nên góc B = góc C

Mà góc A + B + C = 180 độ => góc B = góc C = (180 độ - 50 độ) / 2 = 65 độ

Vì BDEC là hình thang cân nên góc BDE = góc DEC 

Mà góc B + C + BDE = DEC = 360 độ

=> Góc BDE = DEC = (360 - 2 x 65) / 2 = 115 độ

>> Xem thêm Tứ giác nội tiếp là gì? Tính chất và dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp Toán lớp 9

Trên đây là toàn bộ bài viết của Luật Minh Khuê về hình thang cân. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích. Trân trọng cảm ơn.

Diện tích của hình thang cân là gì?

Muốn tính diện tích hình thang cân, ta áp dụng công thức tính diện tích hình thang như thông thường: Diện tích hình thang bằng chiều coa nhân với trung bình công của hai đáy.

Cách tính diện tích hình thang là gì?

S = h x (a+b)/2 Trong đó: + S là diện tích hình thang. + a và b độ dài 2 cạnh đáy. + h chiều cao hạ từ cạnh đáy a xuống b hoặc ngược lại (khoảng cách giữa 2 cạnh đáy).

Diện tích hình thang vuông là gì?

Công thức tính diện tích hình thang vuông là: S = 1⁄2 h (a + b) (Diện tích hình thang vuông bằng một nửa tích của tổng 2 đáy và chiều cao ứng với 2 cạnh đáy, đơn vị diện tích là mét vuông hoặc diện tích hình thang vuông bằng tích của đường cao và trung bình cộng của 2 đáy).

Hình thang công là gì?

Hình thang là một tứ giác có hai cạnh song song, hai cạnh còn lại hai đoạn thẳng. Trong phần bày, nếu thay thế một cạnh một đường cong thì ta có hình thang cong.