Định chế tài chính ngân hàng là gì

Thuật ngữ định chế tài chính nghe có vẻ quen thuộc nhưng để hiểu đúng, chính xác thì hầu như không nhiều người chắc chắn được. Hiểu một cách khái quát, đây là tên gọi chung cho các tổ chức tài chính như ngân hàng, quỹ đầu tư, quỹ tiết kiệm, công ty tài chính,… và có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn định chế tài chính là gì cùng những kiến thức liên quan.

  1. Khái niệm định chế tài chính

Định chế tài chính là những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Nhà nước có nhiệm vụ trung chuyển vốn từ những người có vốn nhàn rỗi đến những người đang có nhu cầu về vốn. Các hoạt động chủ yếu của định chế tài chính là cho vay, cho thuê tài chính, giữ hộ tài sản, đổi tiền, chuyển tiền, nhận tiền gửi tiết kiệm,…

  • Đặc điểm của định chế tài chính

Sản phẩm cuối cùng để kinh doanh của định chế tài chính là các tài sản tài chính như tiền tệ, trái phiếu, cổ phiếu… được dùng cho các hoạt động huy động vốn, cho vay và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lời nhất định.

Có rất nhiều hoạt động trung gian được các định chế tài chính thực hiện trên thị trường, các hoạt động trong mỗi loại hình cũng sẽ khác nhau.

Trung gian kỳ hạn: là hoạt động phát hành các gói tiết kiệm có nhiều kỳ hạn đồng thời đem nguồn vốn này cho các đối tượng có nhu cầu vốn vay lại cũng với những kỳ hạn khác nhau, hoạt động này thường thấy ở các ngân hàng thương mại.

Trung gian mệnh giá: huy động nhiều khoản tiết kiệm nhỏ sau đó tích góp thành một nguồn vốn lớn để tài trợ cho các tổ chức vay vốn lớn.

Trung gian rủi ro: là hoạt động phát hành các chứng khoán thứ cấp có tính thanh khoản cao để thu hút đầu tư từ những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro để gia tăng lợi nhuận.

Trung gian thanh khoản: thông qua thị trường chứng khoán, các định chế tài chính đã chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt có tính thanh khoản cao hơn và đưa lượng tiền này vào lưu thông trên thị trường.

Trung gian thông tin: Để thu hút nguồn vốn từ khách hàng, các định chế tài chính sẽ cung cấp thông tin của tổ chức mình, song cũng sẽ đánh giá thông tin của khách hàng để ra quyết định tài trợ vốn hoặc đầu tư một cách hiệu quả nhất.

  • Vai trò của các định chế tài chính

Định chế tài chính đóng vai trò kênh trung gian kết nối người thừa vốn đến người thiếu vốn. Hay nói các định chế tài chính là chủ thể huy động vốn cho nền kinh tế.

Giúp giảm chi phí giao dịch vì là kênh trung gian nên các định chế tài chính giúp tiết kiệm các chi phí về tìm kiếm, giao dịch và tiết kiệm thời gian cho các chủ thể tiết kiệm, đầu tư.

Định chế tài chính góp phần khắc phục tính trạng thông tin bất cân xứng, người cho vay sẽ không cần lo lắng rằng người trực tiếp sử dụng vốn của mình sẽ làm những gì và người đi vay cũng không phải trả mức lãi suất quá cao do thiếu thông tin…

Các định chế tài chính hỗ trợ khách hàng thanh toán thông qua chuyển khoản bằng ứng dụng điện thoại, máy tính… góp phần làm giảm các chi phí về nhân sự cho các tổ chức, tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho khách hàng, quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng hơn.

Định chế tài chính giúp tăng thêm thu nhập cho những người có tiền nhàn rỗi, bảo đảm được sự an toàn cho tài sản của khách hàng, giúp họ an tâm hơn. Tạo cơ hội cho doanh nghiệp vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển nền kinh tế.

Các định chế tài chính có đội ngũ nhân viên chất lượng và chuyên môn vững chắc, phân tích và đánh giá thông tin một cách chính xác. Do đó, các nhà đầu tư có thể dựa trên các phân tích của họ để đưa ra quyết định đầu tư một cách chính xác hơn, giảm thiểu rủi ro tài chính.

  • Một số định chế tài chính phổ biến

Các loại định chế tài chính phổ biến đang tồn tại và phát triển hiện nay là: ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại và bán lẻ, internet banking, hiệp hội tín dụng, hiệp hội tiết kiệm và cho vay, ngân hàng đầu tư và doanh nghiệp đầu tư, công ty môi giới, các công ty bảo hiểm, các công ty thế chấp.

Bài viết trên đã tổng hợp những kiến thức nền tảng về định chế tài chính là gì. Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn. Chúc các bạn thành công!

  • Định chế tài chính là Bất kỳ tổ chức nào có tiến hành kinh doanh một hoặc nhiều hoạt động, gồm: nhận tiền gửi; cho vay; thuê mua tài chính; chuyển tiền hay giá trị; phát hành và quản lý các ph­­ương tiện thanh toán; bảo lãnh và cam kết tài chính; kinh doanh ngoại hối, các công cụ thị trư­ờng tiền tệ, chứng khoán có thể chuyển như­­ợng; tham gia phát hành chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư­­ của cá nhân, tập thể; quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán thanh khoản thay mặt cho cá nhân hay tập thể khác; đầu tư­­, quản lý vốn hoặc tiền đại diện cho cá nhân, tập thể khác; bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên quan đến các khoản đầu t­ư­ khác; đổi tiền.

Các định chế tài chính (tiếng Anh: Financial Institution) là tổ chức kết nối những người có vốn và những người cần vốn. Do đó các định chế tài chính có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.

Định chế tài chính ngân hàng là gì

Hình minh họa (Nguồn: miro.medium.com)

Định nghĩa

Định chế tài chính trong tiếng Anh là Financial Institution.

Định chế tài chính là một loại hình doanh nghiệp mà tài sản chủ yếu của nó là các tài sản tài chính hay còn gọi là các hình thức trái quyền như cổ phiếu, trái phiếu và khoản cho vay - thay vì tài sản thực như nhà cửa, công cụ và nguyên vật liệu. Định chế tài chính cho khách hàng vay hoặc mua chứng khoán đầu tư trong thị trường tài chính. 

Ngoài ra, các định chế tài chính này còn cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính khác, từ bảo hiểm và bán các hợp đồng hưu bổng, cho đến giữ hộ tài sản có giá và cung cấp một cơ chế cho việc thanh toán, chuyển tiền và lưu trữ thông tin tài chính. (Rose, 1980)

Vai trò

Các định chế tài chính là tổ chức kết nối những người có vốn và những người cần vốn. Do đó các định chế tài chính có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Các vai trò của định chế tài chính có thể kể đến như:

- Giảm thiểu chi phí các giao dịch: Các định chế tài chính, một bộ phận quan trọng của hệ thống tài chính, đã giúp những người tiết kiệm và những người đầu tư giảm các chi phí giao dịch như: chi phí tìm kiếm, chi phí thực hiện giao dịch, chi phí do qui mô, chi phí hiểu biết;

- Giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư: Các loại hình định chế tài chính rất đa dạng. Các sản phẩm dịch vụ mà các định chế tài chính cung ứng cũng rất phong phú và đa dạng. Chính điều đó giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư. Ngoài ra, các định chế tài chính còn giúp giảm thiểu rủi ro do thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư nhờ tính chuyên nghiệp cao của các định chế tài chính;

- Tạo lập cơ chế thanh toán: Một số định chế tài chính đảm nhiệm vai trò cung cấp những phương thức và phương tiện thanh toán, điển hình như là ngân hàng thương mại. Sự phát triển của các phương thức thanh toán, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt và vô cùng quan trọng, giúp cho thị trường vận hành nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Phân loại

Các định chế tài chính có thể chia làm 2 nhóm: Định chế tài chính trung gian và Định chế tài chính bán trung gian.

Các định chế tài chính trung gian là các tổ chức tài chính đứng giữa các nguồn cung và nguồn cầu vốn với tư cách là một nhà đầu tư trung gian, nhằm giúp cho cung và cầu vốn có thể gặp nhau thông qua việc bán các tài sản tài chính của họ và mua các tài sản tài chính của chủ thể cầu vốn. Thực chất, đây chính là các giao dịch tài chính gián tiếp trên thị trường tài chính. Các định chế tài chính trung gian bao gồm:

- Các tổ chức nhận tiền gửi: Ngân hàng thương mại, hiệp hội tiết kiệm và cho vay, ngân hàng tiết kiệm tương trợ, các liên hiệp tín dụng, hợp tác xã tín dụng

- Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: Công ty bảo hiểm, quĩ trợ cấp

- Các trung gian đầu tư: Công ty tài chính, quĩ đầu tư.

Các định chế tài chính bán trung gian là những tổ chức đứng giữa các nguồn cung và nguồn cầu vốn với tư cách là một nhà môi giới, nhằm giúp cho cung và cầu vốn có thể gặp nhau. 

Họ không tạo ra các tài sản tài chính của chính họ như các định chế tài chính trung gian. Họ chỉ giúp chuyển các tài sản tài chính từ người phát hành đến người cần mua, từ đó giúp chuyển vốn từ người có cung vốn đến người cần vốn. Liên quan đến các định chế tài chính bán trung gian, ví dụ như: công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường tài chính và các định chế tài chính, NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

T.H

Định chế tài chính (financial institution) là các định chế (tức thể chế, tổ chức được thành lập theo luật) mà hoạt động chủ yếu của chúng là đóng vai trò trung gian tài chính trong quá trình chuyển vốn từ người cho vay sang người đi vay (ví dụ ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng) hoặc người tiết kiệm tới người đầu tư (ví dụ quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm). Xem hệ thống tài chính.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Các định chế tài chính phổ biến

Ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương là tổ chức tài chính chịu trách nhiệm giám sát và quản lý tất cả các ngân hàng khác. Tại Hoa Kỳ, ngân hàng trung ương là Ngân hàng Dự trữ Liên bang, chịu trách nhiệm thực hiện chính sách tiền tệ và giám sát của các tổ chức tài chính. Người tiêu dùng cá nhân không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ngân hàng trung ương; thay vào đó, các tổ chức tài chính lớn làm việc trực tiếp với Ngân hàng Dự trữ Liên bang để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho công chúng.

Ngân hàng thương mại và ngân hàng bán lẻ

Theo truyền thống, các ngân hàng thương mại cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng cá nhân và làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp. Hiện nay, phần lớn các ngân hàng lớn cung cấp tài khoản tiền gửi, cho vay và tư vấn tài chính có giới hạn cho cả hai đối tượng này Các sản phẩm được cung cấp tại các ngân hàng bán lẻ và ngân hàng thương mại bao gồm tài khoản séc và tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi (CDs), các khoản vay cá nhân và thế chấp, thẻ tín dụng và tài khoản ngân hàng kinh doanh.

Liên hiệp tín dụng

Liên hiệp tín dụng phục vụ các đối tượng cụ thể theo lĩnh vực là thành viên của tổ chức, chẳng hạn như giáo viên hoặc thành viên của quân đội. Trong khi các sản phẩm được cung cấp gần giống như các dịch vụ của ngân hàng thương mại, các Liên hiệp tín dụng được sở hữu bởi các thành viên và hoạt động chỉ vì lợi ích của họ.

Hiệp hội tiết kiệm và cho vay

Các tổ chức tài chính nắm giữ lẫn nhau và cung cấp không quá 20% tổng số tiền cho vay cho các doanh nghiệp thuộc danh mục các hiệp hội tiết kiệm và cho vay cung cấp. Khách hàng cá nhân sử dụng các hiệp hội tiết kiệm và cho vay đối với các tài khoản tiền gửi, các khoản vay cá nhân và cho vay thế chấp.

Ngân hàng và công ty đầu tư 

Ngân hàng đầu tư không nhận tiền gửi; thay vào đó, họ giúp các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán. Các công ty đầu tư, thường được gọi là các công ty quỹ tương hỗ, kéo quỹ từ các nhà đầu tư cá nhân và thể chế để cung cấp cho họ quyền truy cập vào thị trường chứng khoán rộng lớn hơn.

Công ty môi giới

Một công ty môi giới hỗ trợ các cá nhân và tổ chức trong việc mua và bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư có sẵn. Khách hàng của các công ty môi giới có thể đặt các giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, quỹ giao dịch ngoại hối (ETF) và một số khoản đầu tư thay thế.

Công ty bảo hiểm

Các tổ chức tài chính giúp các cá nhân chuyển rủi ro bị mất mát, thiệt hại được gọi là các công ty bảo hiểm. Cá nhân và doanh nghiệp sử dụng các công ty bảo hiểm để bảo vệ khỏi mất mát tài chính do tử vong, tàn tật, tai nạn, thiệt hại về tài sản.