Dung dịch bão hòa chế phẩm là dung dịch như thế nào

Có nhiều dạng bào chế dược phẩm.Mỗi dạng bào chế có ưu và nhược điểm riêng. Sau đây là các dạng bào chế dược phẩm phổ biến

1. Dạng thuốc tiêm (Injection)
Thuốc tiêm là dạng bào chế dược phẩm vô khuẩn, có thể là dạng dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương hoặc bột khô khi tiêm mới pha lại thành dung dịch hoặc hỗn dịch để tiêm vào cơ thể theo những đường tiêm khác nhau.

Dung dịch bão hòa chế phẩm là dung dịch như thế nào

Hình ảnh mình họa dạng thuốc tiêm    

2. Dạng dung dịch (Solution)
Dung dịch thuốc là những chế phẩm lỏng, được điều chế bằng cách hóa tan một hoặc nhiều dược chất, trong một dung môi hoặc hỗn hợp dung môi. Dung dịch thuốc có thể dùng trong hoặc dùng ngoài.

Ưu điểm:
Khi sử dụng dạng bào chế dược phẩm này được hấp thu nhanh hơn so với các dạng thuốc rắn vì trong dạng thuốc rắn, dược chất phải trải qua giai đoạn hòa tan trong dịch cơ thể.

Nhược điểm:
Trong dung dịch thuốc, dược chất thường có độ ổn định kém. Các phản ứng thủy phân, oxy hóa, phản ứng tạo phức, cũng như sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, có thể là nguyên nhân phân hủy dược chất.

Một số dung dịch thuốc uống như dung dịch thuốc nước, siro (tỷ lệ đường cao 56 – 64%)

Dung dịch bão hòa chế phẩm là dung dịch như thế nào

Hình ảnh mình họa dạng dung dịch

3. Dạng viên sủi (Effervescent tablet)
Viên sủi là một loại viên nén khi dùng chuyển thành dạng lỏng (dung dịch hoặc hỗn dịch) để uống hoặc dùng ngoài. Đây là dạng bào chế khắc phục các nhược điểm của viên nén.Tá dược tạo sủi thường là muối kiềm và acid hữu cơ, giải phóng khí CO2 khi hòa tan vào nước . Trong khoảng thời gian ngắn (dưới 5 phút), viên sủi được hòa tan hoàn toàn trước khi đưa vào cơ thể theo đường uống, do đó lượng khí CO2 bay hơi gần như hoàn toàn nên không ảnh hưởng đến dạ dày.

Ưu điểm:
– Tác dụng nhanh, tăng sinh khả dụng do dược chất được giải phóng, hòa tan sẵn trước khi uống.

– Người dùng sẽ dễ dàng sử dụng hơn, nhất là các đối tượng khó nuốt, trẻ em, người cao tuổi

– Giảm kích ứng đường tiêu hóa do dược chất được pha loãng trước khi uống, tạo thành dạng dung dich hoặc hỗn dịch

– Thuốc đã được chia liều chính xác

– Có thể phối hợp nhiều thành phần có hoạt tính

– Phối trộn được hương vị giúp bệnh nhân giảm được nỗi lo sợ khi sử dụng thuốc

Dung dịch bão hòa chế phẩm là dung dịch như thế nào

Hình ảnh mình họa dạng viên sủi

4. Dạng bào chế dược phẩm bột (Powder)
Thuốc bột là dạng bào chế dược phẩm rắn, gồm các hạt nhỏ, khô tơi, có độ mịn xác định, có chứa một hay nhiều loại dược chất. Thuốc bột có thể dùng để uống, để pha tiêm hay để dùng ngoài.

Ưu điểm:
– Kỹ thuật bào chế đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp, dễ đóng gói và vận chuyển. Dược chất dễ ổn định, thích hợp với các dược chất dễ bị thủy phân, dễ bị oxy hóa, dễ biến chất trong quá trình sản xuất và bảo quản.

– Có diện tích tiếp xúc môi trường hòa tan lớn, thuốc bột dễ giải phóng dược chất do đó sinh khả dụng cao.

Nhược điểm:
Dễ hút ẩm, không thích hợp với các dược chất có mùi vị khó chịu và kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa; Trẻ em khó uống thuốc.

Dung dịch bão hòa chế phẩm là dung dịch như thế nào

Hình ảnh mình họa dạng bột

5. Dạng viên nén (Tablet)
Viên nén là dạng thuốc rắn, mỗi viên là một đơn vị phân liều, dùng để uống, nhai, ngậm, đặt hoặc hòa với nước để uống, để súc miệng, để rửa…. Viên nén chứa một hoặc nhiều dược chất, có thể thêm các tá dược được nén thành khối hình trụ dẹt; thuôn hoặc các hình dạng khác.

Ưu điểm
– Đã phân liều tương đối chính xác

– Gọn nhẹ, dễ dàng vận chuyển và mang theo người

– Dễ che dấu mùi vị khó chịu của dược chất

– Dược chất ổn định, tuổi thọ dài hơn dạng thuốc lỏng

– Diện sử dụng rộng: có thể nuốt, nhai, ngậm, cấy, pha thành dung dịch, hỗn dịch hay chế thành dạng tác dụng kéo dài

– Người bệnh dễ sử dụng

Nhược điểm:
– Sau khi dập thành viên, diện tích bề mặt tiếp xúc bị giảm do đó nếu bào chế không tốt sẽ làm giảm sinh khả dụng của thuốc

– Sinh khả dụng của viên nén thay đổi thất thường do trong quá trình bào chế, có rất nhiều yếu tố tác động đến độ ổn định của dược chất và khả năng giải phóng dược chất của viên như: độ ẩm, nhiệt độ, tá dược, lực nén,…

– Khó sử dụng cho những bệnh nhân khó nuốt, nhất là người cao tuổi và trẻ em và khi viên nén có khối lượng lớn

Dung dịch bão hòa chế phẩm là dung dịch như thế nào

Hình ảnh mình họa dạng viên nén

6. Dạng viên nang (Capsule)

Là dạng thuốc chứa một hay nhiều hoạt chất trong vỏ nang cứng hay nang mềm với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau. Vỏ nang được làm từ gelatin và có thể thêm các chất phụ gia không gây độc cho cơ thể người. Dạng bào chế dược phẩm này bao gồm thuốc nang cứng và nang mềm:

  • Thuốc nang cứng có vỏ nang gồm hai phần hình trụ lồng khít vào nhau, mỗi phần có một đầu kín, đầu kia hở. Thuốc đóng nang thường ở dạng rắn (bột hay cốm)
  • Thuốc nang mềm có vỏ nang dẻo dai do ngoài gelatin còn một tỷ lệ lớn chất hóa dẻo. Thuốc đóng nang thường là các chất lỏng, dung dịch dầu, hỗn dịch, bột nhão.

Ưu điểm:
– Viên nang là dạng viên dễ uống, dễ nuốt và có màu sắc phong phú hơn dạng viên nén.

– Dược chất đóng vào viên nang có thể ở nhiều dạng: bột, cốm, vi hạt, vi nang, viên nang nhỏ, viên nén hoặc phối hợp các dạng trên trong cùng một vỏ nang.

– So với viên nén, viên nang là dạng thuốc tương đối dễ nghiên cứu xây dựng công thức.

– Dễ triển khai sản xuất ở các quy mô khác nhau, có thể sử dụng các máy đóng nang thủ công trong quy mô nhỏ và các mày đóng nang bán tự động và tự động trong quy mô lớn.

Nhược điểm:
Các dược chất kích ứng niêm mạc thường không nên đóng nang vì sau khi vỏ nang rã sẽ tập trung nồng độ thuốc cao tại nơi giải phóng thuốc.

Dung dịch bão hòa chế phẩm là dung dịch như thế nào

Hình ảnh mình họa dạng viên nang

 Dung dịch bão hoà là dung dịch nằm cân bằng với chất tan chưa hoà tan ở điều kiện đã cho

 Ta đã biết, hoà tan muối ăn vào nước sẽ được một dung dịch. Nếu tiếp tục thêm  muối vào dung dịch thì sẽ đến một lúc muối không thể tan thêm được nữa. Ta thu được một dung dịch bão hòa. Thực ra, lúc này dung dịch đã đạt đến một cân bằng động : một mặt muối ăn tiếp tục tan vào dung dịch, nhưng mặt khác có một lượng muối đúng bằng thế từ dung dịch kết tinh trở lại bề mặt các tinh thể muối ăn hoặc bám vào thành cốc.

Để chứng minh, người ta cho vào cốc dung dịch bão hòa muối ăn đó một mẩu vỡ từ tinh thể muối. Sau vài ngày người ta thu được một tinh thể muối hoàn chỉnh có khối lượng bằng đúng khối lượng của mẩu vỡ đã cho vào. ở đây, rõ ràng đã phải xảy ra hai quá trình ngược nhau : các ion từ mẩu tinh thể tan vào dung dịch và các ion từ dung dịch kết tinh vào bề mặt tinh thể. Vì thế mới dẫn tới tạo thành một tinh thể hoàn chỉnh đối xứng cao hơn so với mẩu vỡ.

Như vậy, dung dịch bão hoà là dung dịch nằm cân bằng với chất tan chưa hoà tan ở điều kiện đã cho. Nói cách khác, dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm được chất tan ở điều kiện đã cho. Dung dịch này bền về mặt nhiệt động và có DG = 0.

Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch còn hoà tan thêm được chất tan ở điều kiện đã cho.

Dung dịch bão hoà không nhất thiết phải chứa chất chưa hòa tan. Người ta có thể lọc bỏ chất chưa hòa tan hoặc pha chế một dung dịch từ những lượng chất tan và dung môi chính xác để đạt được dung dịch bão hoà. Như vậy, một lượng xác định dung môi chỉ có thể hoà tan được một lượng giới hạn chất tan. Độ tan là mức đo lượng chất tan có thể hoà tan vào một lượng dung môi xác định ở điều kiện đã cho. Độ tan thường được biểu diễn ra số gam chất tan trên 100 gam dung môi hoặc số mol chất tan trên 1 lít dung dịch, hoặc theo một đơn vị khác. Độ tan là mối quan hệ định lượng giữa dung môi và chất tan trong dung dịch bão hoà. Thí dụ, khi đạt tới dung dịch bão hòa ở 20 °C, p = 1 atm, 100 gam nước hòa tan được 35,8 gam muối ăn (NaCl). Ta nói độ tan của NaCl ở 20 °C là 35,8 gam trong100 gam nước.

Độ tan phụ thuộc bản chất chất tan, bản chất dung môi và vào nhiệt độ. Đối với các chất khác nhau, nó thay đổi trong một khoảng rất lớn. Trong bảng 1 chỉ ra độ tan của một số chất trong cùng một dung môi (trong nước), còn trong bảng 2 chỉ ra độ tan của một chất (kali iođua) trong các dung môi khác nhau.