Dùng google cloud như thế nào

Đã đăng vào thg 5 29, 3:43 CH 3 phút đọc

1. Mở đầu

Là 1 Backend Developer, trong quá trình làm việc và nghiên cứu, mình thường xuyên cần dùng đến các máy server. Đôi khi muốn thử nghiệm 1 cái gì đó mới hơn. Không phải cài gì cũng cài lên máy local hay server DEV của team. Chính vì vậy, mình thường xuyên tạo các máy ảo (VPS trên google cloud để học tập và nghiên cứu). Như mọi người đều biết thì hiện tại google cho miễn phí 300$ trong 90 ngày.

Có rất nhiều bài đã hướng dẫn tạo Google cloud miễn phí https://viblo.asia/p/install-java-library-to-local-machine-1Je5EAN45nL https://viblo.asia/p/voc-vps-voi-300-mien-phi-tu-google-V3m5Wz1ylO7

Ban đầu mình cũng dùng như vậy, hết thì tạo 1 cái mới để dùng thử tiếp.

-> Vấn đề: Khi tạo project mới thì sẽ mất các cài đặt của project cũ trước đó, ngoài ra, nếu bạn đã publish 1 số website cũng sẽ phải thao tác lại, khá mất công mỗi 90 ngày hoặc sau khi hết 300$.

2.Cách Thực Hiện

Để giải quyết vấn đề trên, mình tìm thấy 1 cách khá hữu ích để không phải cài đặt lại mỗi lần cần gia hạn.

2.1: Tạo tài khoản billing mới

Tạo tài khoản miễn phí mới như bình thường, sau đó add tài khoản cũ làm Billing Administrator. Khi đó tài khoản hiện tại sẽ có 2 billing account.

Dùng google cloud như thế nào

2.2: Chuyển đổi giữa các cài khoản billing

Khi tài khoản gần hết tiền hoặc hết hạn. Chọn chuyển sang dùng billing account mới.

Dùng google cloud như thế nào

Tài khoản hết hạn khi hết thời gian (90 ngày ) hoặc hết số tiền đã cho (300$) Cần lưu ý 2 khoảng thời gian này, nếu không project của bạn sẽ bị suspend tạm thời>

  • Đặt lịch nhắc nhở thay đổi trước 90 ngày.
  • Tạo các billing alert trong billing của bạn, để nó gửi email về để chuyển đổi kịp thời.

3.Kết luận

Hướng dẫn của mình nhằm mục đình giúp việc sử dụng google miễn phí 1 cách hiệu quả hơn. Giúp cho việc học tập và nghiên cứu, còn nếu muốn dùng cho mục đích thương mại thì nên mua gói để dùng. Sẽ tránh được tình trạng bị ngắt quãng giữa chừng và hỗ trợ cho bên cung cấp dịch vụ nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nếu cần trao đổi, mọi người hãy bình luận bên dưới. Cảm ơn vì đã đọc bài của mình.

All rights reserved

  • Hà Thị Minh Ngọc
  • 24/02/2021, 12:23 pm
  • 1,161

Bạn đang tìm kiếm giải pháp quản lý hạ tầng và phát triển website hiệu quả nhất. Câu trả lời chính là nền tảng thông minh của Google - Google Cloud Platform là gì?. Hãy cùng Nhân Hòa tìm hiểu về nền tảng này, những dịch vụ được cung cấp bởi GCP và lợi ích mà nó đem lại. 

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Google Cloud Platform là gì? 
  • 2. Google Cloud Platform có những công cụ nào?
    • IaaS – Infrastructure as a Service 
    • PaaS – Platform as a Service
    • SaaS – Software as a Service
  • 3. Các dịch vụ tiện ích Google Cloud Platform cung cấp cho người dùng 
  • 4. Lợi ích khi sử dụng Google Cloud Platform
    • Tiết kiệm chi phí 
    • Hiệu suất cao và ổn định 
    • An toàn bảo mật
    • Chuyển đổi thông minh (Live Migration)
    • Big Data
  • 5. Ưu và nhược điểm của Google Cloud Platform
    • Điểm mạnh của GCP
    • Điểm yếu của GCP
  • 6. Kết luận

1. Google Cloud Platform là gì? 

Dùng google cloud như thế nào

Google Cloud Platform(GCP) là nền tảng được cung cấp bởi Google, xây dựng trên cơ sở hạ tầng của điện toán đám mây. Cho phép doanh nghiệp sử dụng và phát triển các ứng dụng trên hệ sinh thái Google : Google Maps, G Suite, Youtube,... 

Hiện nay, Google Cloud Platform trở thành một người đồng hành thân thiện trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng của các doanh nghiệp. Bởi nó cung cấp đủ các phần mềm phục vụ từ quá trình lên kế hoạch, phát triển đến tối ưu hóa hệ thống. 

2. Google Cloud Platform có những công cụ nào?

Google Cloud Platform (GCP) bao gồm 3 công cụ : IaaS, PaaS, SaaS

IaaS – Infrastructure as a Service 

Dùng google cloud như thế nào

Iaas hay dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng. Giúp người dùng không cần có kiến thức quản trị máy tính vẫn có thể xây dựng và nâng cấp một cách đơn giản, hiệu quả. Nếu ví Google Cloud Platform như một kim tự tháp thì IaaS chính là tầng đáy.

Sử dụng Iaas giúp tiết kiệm được nhiều chi phí, bạn chỉ trả tiền cho những gì bạn sử dụng. Mỗi tài nguyên được chia thành các dịch vụ riêng biệt, phục vụ tối ưu cho nhu cầu người dùng. 

IaaS thiết kế cho người dùng phát triển phần mềm, phát hành web chứ không thiết kế cho người dùng cuối. 

Ưu điểm của nền tảng này là sự linh hoạt; khả năng mở rộng cao; dễ sử dụng ; tiết kiệm chi phí; nhiều người dùng có thể truy cập. Phù hợp với mọi phân khúc người dùng. 

PaaS – Platform as a Service

Dùng google cloud như thế nào

Paas là nền tảng ứng dụng dưới dạng dịch vụ được xây dựng trên IaaS để giảm nhu cầu quản trị hệ thống. 

Đây là không gian hoàn chỉnh và thân thiện trên đám mây, cung cấp các ứng dụng, phần mềm ( thường liên quan đến hệ điều hành và phần cứng) từ đơn giản đến phức tạp phục vụ cho hoạt động của mọi cá nhân/doanh nghiệp. 

PaaS phù hợp cho việc sáng tạo và phát triển ứng dụng. 

Ưu điểm của PaaS là: Có thể mở rộng theo nhu cầu của doanh nghiệp; Dễ dàng sử dụng mà không cần có kiến thức về quảng trị máy tính; Nhiều người dùng có thể truy cập. 

SaaS – Software as a Service

Dùng google cloud như thế nào

SaaS hay mô hình phân phối dịch vụ - là dạng điện toán đám mây phổ biến nhất, được thiết kế cho người dùng cuối.

Người dùng được cung cấp cấu hình thân thiện, thao tác qua giao diện web trực quan. Nhà cung cấp tạo và duy trì phần mềm, người dùng trả một khoản phí để được cung cấp quyền truy cập phần mềm đó và sử dụng thông qua internet mà không cần phải biết nhiều về lập trình hay quản trị. 

Ưu điểm của Saas là: mọi khách hàng đều có thể sử dụng; linh hoạt trong việc mở rộng và nâng cấp; người sử dụng chỉ cần trả phí và được cung cấp toàn bộ dịch vụ từ ổ cứng, bảo mật, bảo trì. 

Phụ thuộc vào quy mô và yêu cầu của doanh nghiệp, người sử dụng có thể lựa chọn một hoặc cả ba công cụ để đạt được hiệu quả cao nhất. 

>>> Có thể bạn muốn biết: Cách tạo máy chủ ảo (VPS) chỉ trong 5 phút 

3. Các dịch vụ tiện ích Google Cloud Platform cung cấp cho người dùng 

Các sản phẩm GCP cung cấp cho người dùng được chia ra thành 4 loại: Services, Big Data, Storage, Computer. 

Ngoài ra, Google Cloud platform còn cung cấp các dịch vụ, ứng dụng liên quan đến tích hợp, quản lý và phát triển phần mềm. Có thể kể đến như sau: 

Internet of things (IoT) cho phép người dùng dễ dàng sử dụng, quản lý thông tin từ thiết bị thuộc IoT

Google App Engine là phần mềm thiết kế riêng cho các nhà phát triển phần mềm sử dụng ngôn ngữ Python, PHP, .NET trên đám mây Google.  

Cloud Machine Learning Engine: được sử dụng để phát triển ứng dụng AI. Cho phép phân tích, quản lý các dữ liệu một cách chủ động, thông minh, nhanh chóng. Tiết kiệm được chi phí nhân công và thời gian cho doanh nghiệp. 

Google Cloud Dataflow là dịch vụ xử lý dữ liệu. Phục vụ cho các công việc có tính chất nghiên cứu, phân tích, tính toán trên các số liệu thực tế, trích xuất, chuyển đổi. Đem đến độ chính xác cao và tiết kiệm thời gian cho người dùng. 

Dùng google cloud như thế nào

Hadoop và Apache Spark có vai trò trong việc quản lý dữ liệu, bảo mật nhanh hơn và an toàn hơn.

Anthos được sử dụng để tổ chức và duy trì các ứng dụng tập trung vào Google, sử dụng tài nguyên từ AWS hoặc Azure. Như vậy, phần mềm này áp dụng được ưu điểm vượt trội của AI và cửa hàng lưu trữ trên dịch vụ đa đám mây Azure

Google Big Query có thể xử lý và phân tích các tệp dữ liệu cực kỳ lớn lên đến hàng trăm triệu terabyte. Dịch vụ này hoạt động với chức năng truy vấn tương tự cơ sở dữ liệu SQL truyền thống. 

Apigee là mô hình để sản xuất và quản lý API. Bao gồm các cuộc gọi dịch vụ, giao dịch, sử dụng Website làm phương tiện liên lạc. Cho phép người dùng lập kế hoạch, báo cáo, triển khai mô hình nhằm thực hiện các mục đích và theo dõi người sử dụng, truy cập website 

Google Cloud Storage hay kho lưu trữ dữ liệu của GCP. Có vai trò lưu trữ và hiển thị mọi file thông tin một cách tiện dụng và hữu ích. Ngoài ra, có thể sao lưu dữ liệu theo nhu cầu của người dùng theo chu kỳ mỗi tháng/lần. 

Cloud SQL - Dịch thuật đám mây, chuyển văn bản thành giọng nói và ngược lại. Giúp quản lý ngôn ngữ nói và viết, hỗ trợ người sử dụng trong ứng dụng tùy chỉnh. 

Ngoài ra, còn các ứng dụng và dịch vụ khác được sử dụng nhiều trong việc quản lý cá biệt, phát triển phần mềm như: Cloud Run, Cloud AutoML, Cloud Sub, Istio, Cloud Bigtable,... Người dùng căn cứ theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp để lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất. 

4. Lợi ích khi sử dụng Google Cloud Platform

Google đã xây dựng hoàn thiện một hệ sinh thái thông minh và hiệu quả trên GCP. Bạn nên lựa chọn sử dụng Google Cloud Platform vì những lý do sau: 

Tiết kiệm chi phí 

Như Nhân Hòa đã nói ngay từ đầu, GCP cung cấp nhiều gói dịch vụ riêng biệt. Bạn có nhu cầu bao nhiêu, trả tiền thuê dịch vụ bấy nhiêu. Hóa đơn Google tính theo phút (với khoản phí tối thiểu 10 phút) bạn chỉ thanh toán cho thời gian sử dụng mà không bị tính thêm bất kỳ một khoản phí hỗ trợ hay dịch vụ nào. 

Ngoài ra, GCP cung cấp dịch vụ dùng thử miễn phí từ 3 cho đến 12 tháng, giúp người dùng được trải nghiệm dịch vụ rồi mới quyết định thuê. Nếu bạn lựa chọn thời gian thuê lâu dài, sẽ tiết kiệm tài chính hơn rất nhiều nhờ những combo giảm giá. 

Mặt khác, việc xây dựng chức năng quản trị thân thiện, đa dạng, thông minh, giúp người sử dụng dễ dàng cài đặt và nâng cấp. Tiết kiệm chi phí nhân lực cho doanh nghiệp. 

Hiệu suất cao và ổn định 

Dùng google cloud như thế nào

Google Cloud Platform sử dụng mạng toàn cầu riêng, có đường truyền lên tới 10Tbs. Google cũng là một trong sáu thành viên có quyền truy cập vào một hệ thống dây truyền quang 100 bước sóng 100Gb/s giữa Oregon và Nhật Bản.

Đây là lý do vì sao, Google Cloud Platform có hiệu suất tốt và tốc độ mạng luôn ổn định, kể cả trong trường hợp có hàng chục nghìn người cùng truy cập đồng thời.

An toàn bảo mật

Google Cloud Platform sở hữu mô hình bảo mật cao cấp và chặt chẽ nhất thế giới. Cam kết đảm bảo an toàn dữ liệu trong quá trình di chuyển giữa Google, trong nền tảng điện toán đám mây.

Mã hóa theo AES 256 bit  với bộ khóa khóa được thay đổi liên tục. Nâng cấp và sao lưu dữ liệu thường xuyên. Bảo mật tuyệt đối với quyền riêng tư của khách hàng. 

Chuyển đổi thông minh (Live Migration)

Các máy chủ trên điện toán đám mây có thể di chuyển trực tuyến hệ thống. Việc này giúp đảm bảo hoạt động của người dùng kể cả khi xảy ra lỗi máy chủ, trong quá trình cập nhật phần cứng và phần mềm hoặc bị tấn công bởi tội phạm mạng. Đảm bảo an toàn dữ liệu chủ động và nhanh chóng. 

>>> Xem thêm: Ưu điểm của máy chủ ảo điện toán đám mây tại Nhân Hòa 

Big Data

Tính đến hiện nay, GCP cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu tốt nhất cho doanh nghiệp. Với các công cụ lưu trữ khổng lồ, xử lý dữ liệu thông minh và an toàn, có áp dụng tính ưu việt của trí tuệ nhân tạo AI. Tiêu biểu như: Google BigQuery, Google Cloud Dataflow, Google Cloud Dataproc,...  Giúp xử lý lượng dữ liệu khổng lồ với tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và lớn. 

5. Ưu và nhược điểm của Google Cloud Platform

Điểm mạnh của GCP

- Cách Google kết hợp các hành động vào tài liệu của GCP

Chúng được chia thành phần tổng quan, sau đó là phần thực hành, hướng dẫn người đọc cách triển khai tính năng hoặc dịch vụ.

- GCP mang lại hiệu suất nhanh, nhất quán và có thể mở rộng

GCP là mạng xương sống toàn cầu sử dụng các dịch vụ mạng và bộ nhớ đệm cạnh nâng cao do phần mềm xác định. Mạng toàn cầu cấp cao hơn có giá cao hơn một chút, nhưng việc thiết kế kiến ​​trúc sử dụng đám mây riêng ảo (Virtual Private Cloud – VPC) tự động định tuyến lưu lượng truy cập trên mạng toàn cầu là điều đáng giá.

Điểm yếu của GCP

- Google Cloud Platform có ít dịch vụ hơn nhiều so với những dịch vụ được cung cấp bởi AWS và Azure.

- Ngoài ra, GCP có một mô hình về cách các dịch vụ đám mây của họ nên được sử dụng hướng tới các nhà phát triển phần mềm.

6. Kết luận

Dùng google cloud như thế nào

Như vậy, để hỗ trợ quản lý doanh nghiệp một cách tốt nhất, bạn nên sử dụng nền tảng Google Cloud Platform, cung cấp những ứng dụng và giải pháp thân thiện, thông minh và hiệu quả. 

Tuy nhiên, bên cạnh nền tảng quản lý, người sử dụng nên quan tâm đến các phần cứng như máy chủ VPS, Server, hosting, email, tên miền,... vì tất cả các yếu tố này mới tạo nên một website tối ưu và hiệu quả. Nên nhớ rằng, một website tối ưu sẽ giúp các chiến dịch marketing thành công và tiết kiệm mọi chi phí.

>>> Xem thêm: Hosting là gì? Những vấn đề không nên bỏ qua khi thuê hosting 

Hãy ghé thăm Nhân Hòa để được tư vấn về các giải pháp mạng và thiết kế website chất lượng nhất. Hiện nay, Nhân Hòa đang có các Chương trình tri ân khách hàng đến 50% giá dịch vụ. Chúc các bạn có thể tìm được dịch vụ ưng ý nhất. Trân trọng!

+ Tổng đài: 1900 6680

+ Website: https://nhanhoa.com/

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom