Giá trị nghệ thuật của văn học dân gian

Câu hỏi: Tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian

Trả lời:

1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc (giá trị nhận thức)

- Tri thức dân gian phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết từ thực tiễn.

- Tri thức dân gian thể hiện trình độ nhận thức và quan điểm tư tưởng của nhân dân lao động nên nó mang tính chất nhân đạo, tiến bộ, khác biệt và thậm chí đối lập với quan điểm của giai cấp thống trị cùng thời.

2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục đạo làm người

- Văn học dân gian là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam. Giáo dục tinh thần nhân đạo, tôn vinh những giá trị con người với quan niệm của dân gian “ở hiền gặp lành”, yêu thương con người và đấu tranh để giải phóng con người khỏi áp bức bất công, bất hạnh.

- Hình thành những phẩm chất truyền thống tốt đẹp:

+ Tình yêu quê hương, đất nước.

+ Lòng vị tha, đức kiên trung.

+ Tính cần kiệm, óc thực tiễn,...

3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc

- Văn học dân gian là nơi lưu giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống vô giá của dân tộc.

- Khi văn học viết chưa phát triển, văn học dân gian đóng vai trò chủ đạo.

- Khi văn học viết phát triển, văn học dân gian là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết, phát triển song song, làm cho văn học viết trở nên phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.

4. Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

-Tính truyền miệng:

+ Truyền miệng là: sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm, phổ biến bằng lời nói, hoặc trình diễn cho người khác nghe, xem.

+ VHDG tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng.

+ Truyền miệng thể hiện trong quá trình diễn xướng.

-Tính tập thể:

+ Tập thể là tất cả mọi người.

+ Quá trình sáng tác tập thể: từ một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận, sau đó người khác tiếp tục lưu truyền.

+ Tác phẩm VHDG là tài sản chung của tập thể. Mỗi người có thể tiếp nhận, sử dụng, sửa chữa, bổ sung.

+ VHDG gắn bó trực tiếp, phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt.

5. Văn học dân gian có những thể loại nào? Hãy định nghĩa ngắn gọn và nêu ví dụ (tên tác phẩm) theo từng thể loại.

Văn học dân gian có những thể loại:

1. Thần thoại: kể về các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời cổ đại. (Con rồng cháu tiên, Thần trụ trời)

2. Sử thi: có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng. (Đăm Săn, Đẻ đất đẻ nước).

3. Truyền thuyết: kể về sự kiện và nhân vật lịch sử phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. (Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm).

4. Truyện cổ tích: cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. (Tấm Cám, Sọ Dừa).

5. Truyện ngụ ngôn: ngắn, có kết cấu chặt chẽ, thông qua các ẩn dụ để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó nêu lên triết lí nhân sinh hoặc những bài học kinh nghiệm về cuộc sống. (Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi)

6. Truyện cười: ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán. (Lợn cưới áo mới)

7. Tục ngữ: câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của nhân dân.

8. Câu đố:bài văn vần hoặc câu nói thường có vần, mô tả vật đố bằng ẩn dụ hoặc những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải, nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức về đời sống.(Đố về mưa, Cây chuối, Đèn kéo quân,..).

9. Ca dao:tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của conngười.(Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa,...)

10. Vè:văn vần, có lối kể mộc mạc, phần lớn nói về các sự việc, sự kiện của làng, của nước mang tính thời sự.(Vè chàng Lía, Vè Thất thủ kinh đô).

11. Truyện thơ:thơ, phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.(Tiễn dặn người yêu – dân tộc Thái).

12. Chèo:tác phẩm kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.(Quan Âm Thị Kính).

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tác nghệ thuật của các tầng lớp dân chúng, sản phẩm của quá trình sáng tạo tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay.

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian gồm nhiều thể loại: truyền thuyết, sử thi, thần thoại, các lần điệu dân ca, các điệu múa cổ truyền,..Những ví dụ hết sức gần gũi với mỗi chúng ta như sử thi Đam San, truyện cổ tích Tấm Cám, Ca trù,..

Giá trị nghệ thuật của văn học dân gian

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có 4 đặc trưng cơ bản: Tính nguyên hợp, tính tập thể, tính truyền miệng và tính dị bản.Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại. Văn học, nghệ thuật dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật truyen co tich khác nhau, tồn taị dưới ba dạng: ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian), cố định (tồn tại bằng văn tự) và hiện (tồn tại thông qua diễn xướng).Tính tập thể của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian thể hiện ở chỗ chúng là kết quả của sáng tác tập thể( một người khởi xướng và tác phẩm hình thành, sau đó tập thể tiếp nhận và người khác lưu truyền và sáng tạo) .Tính truyền miệng của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian do chúng được lưu truyền từ đời này qua đời khác thông qua hình thức truyền miệng (kể chuyện).Tính dị bản của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là do sáng tác tập thể và nó không được cố định trong một văn bản nên khi lưu truyền sang các vùng không gian khác nhau thì nó dần dà thay đổi. Các đặc trưng trên có liên quan chặt chẽ với nhau tạo ra nét đặc trưng của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian mang trong mình những giá trị to lớn đối với con người: Giá trị thẩm mĩ, giá trị nhận thức và giá trị giáo dục. Mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành dựa trên kho mĩ từ của các dân tộc trên thế giới, câu chữ đơn giản và dễ nhớ, rất nhiều các tác phẩm văn học hiện đại đã sáng tác dựa trên các thể loại của tác phẩm văn học dân gian, thể thơ Lục bát là một điển hình. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian hình thành là nơi quy tụ những bài học kinh nghiệm sống của các dân tộc, những bài học rất gần gũi về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu giữa người với người,..do đó, nó chứa đựng một giá trị giáo dục và giá trị nhận thức vô cùng sâu sắc, mỗi tác phẩm là một bài học, một giá trị văn hóa tinh túy của con người.

Nhìn chung, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là những sáng tạo tập thể của các tầng lớp dân chúng trong các xã hội, thể hiện đời sống văn hóa, tinh thần của các cộng đồng dân tộc trên thế giới. Chúng mang những đặc trưng khác biệt và những giá trị to lớn như giá trị nhận thức, giá trị nghệ thuật và giá trị giáo dục. Mỗi một cá nhân trong cộng đồng cần chung tay để bảo vệ những tinh hoa văn hóa nhân loại.

I. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN QUA CÁC TÁC PHẨM ĐÃ HỌC.

1. Giá trị nội dung

– Phản ánh chân thực cuộc sống lao động , chiến  đấu để dựng nước và giữ nước của dân tộc.

– Thể hiện truyền thống dân chủ và tinh thần nhân văn của nhân dân.

– Bộc lộ đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế và sâu sắc của nhân dân.

– Tổng kết những tri thức, kinh nghiệm của nhân dân về mọi lĩnh vực trong mối quan hệ giữa con người  với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình.

2. Giá trị nghệ thuật

– Xây dựng được những mẫu hình nhân vật đẹp, tiêu biểu cho truyền thống quý báu của dân tộc.

Ví dụ: Đăm Sănàtinh thần bất khuất, dũng cảm,…

– VHDG là nơi hình thành nên những thể loại văn học cơ bản và tiêu biểu của dân tộc do nhân dân lao động sáng tạo nên. VHDG là “kho” lưu trữ những thành tựu ngôn ngữ nghệ thuật.

II. VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA VHDG TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI VÀ TRONG NỀN VĂN HỌC DÂN TỘC.

1. Vai trò và tác dụng trong đời sống tinh thần của xã hội.

– VHDG nêu cao những bài học về phẩm chất tinh thần, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan,…

– VHDG góp phần quan trọng bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối sống tích cực và lành mạnh.

2. Vai trò và tác dụng trong nền văn học dân tộc.

– Nhiều tác phẩm VHDG đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật của thời đại đã qua mà các nhà văn cần học tập để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị.

VD: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tố Hữu,…

– VHDG mãi mãi là ngọn nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết về các phương diện đề tài, thể loại, văn liệu,..