Giải bài tập sinh học lớp 8 bài 8

Câu 1, câu 2, câu 3 trang 31 sgk sinh lớp 8

Câu 1. Xác định các chức năng tương ứng với các phần của xương ở bảng sau bằng cách ghép chữ (a; b, c...) với số (1, 2, 3,...) sao cho phù hợp.

Bảng 8-2. Cấu tạo và chức năng các bộ phận của xương dài

Giải bài tập sinh học lớp 8 bài 8

Câu 2. Thành phần hoá học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương ?

Câu 3. Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở.

Trả lời:

Câu 1. Đáp án : 1. b ; 2. g ; 3. d ; 4. e ; 5 a.
Câu 2. Xương được cấu tạo bằng chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất hữu cơ bảo đảm tính đàn hồi của xương, chất vô cơ (canxi và phôtpho) bảo đảm độ cứng rắn của xương.
Câu 3. Khi hầm xương bò, lợn... chất cốt giao bị phân hủy. Vì vậy,
nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ (không còn cốt giao) nên bở.

Giaibaitap.me


Page 2

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 212 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 205 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1, 2 trang 202 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 198 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1 trang 195 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 192 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 189 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 186 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 184 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 181 Sách giáo khoa Sinh...


Page 3

Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4 trang 36 sinh học lớp 8

Câu 1. Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào ?
Câu 2. Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ.
Câu 3. Nêu những biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của các biện pháp chống mỏi cơ.
Câu 4. Hằng ngày lập thể dục buổi sáng đều đặn và dành 30 phút buổi chiều để tham gia thể thao. Chú ý đừng vui chơi quá sức, ảnh hưởng đến lao động và học tập. Hãy theo dõi sự phát triển của cơ sau 3 tháng.

Trả lời:

Câu 1. Công của cơ được sử dụng trong các thao tác vận động trong lao động. Nếu có một lực F tác động vào vật làm vật dịch chuyển t quãng đường s theo phương của lực thì sản sinh một công là : A = Fs.
Câu 2. Sự ôxi hoá các chất dinh dưỡng do máu mang tới, tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí cacbônic.Nếu lượng ôxi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện thiếu ôxi là axit lactic. Axit lactic bị tích tụ sẽ đầu độc làm cơ mỏi.

Câu 3. Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. Ngoài ra, cũng cần có tinh thần thoải mái vui vẻ.

Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động.Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.

Câu 4. Rèn luyện cơ và thân thể theo hướng dẫn trong sách giáo khoa, theo dõi sự phát triển của cơ thể và rút kinh nghiệm để điều chỉnh sự rèn luyện tiếp theo sao cho phù hợp.

Giaibaitap.me


Page 4

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 212 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 205 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1, 2 trang 202 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 198 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1 trang 195 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 192 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 189 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 186 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 184 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 181 Sách giáo khoa Sinh...


Page 5

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 212 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 205 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1, 2 trang 202 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 198 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1 trang 195 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 192 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 189 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 186 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 184 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 181 Sách giáo khoa Sinh...


Page 6

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 212 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 205 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1, 2 trang 202 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 198 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1 trang 195 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 192 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 189 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 186 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 184 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 181 Sách giáo khoa Sinh...


Page 7

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 212 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 205 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1, 2 trang 202 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 198 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1 trang 195 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 192 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 189 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 186 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 184 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 181 Sách giáo khoa Sinh...


Page 8

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 212 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 205 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1, 2 trang 202 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 198 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1 trang 195 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 192 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 189 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 186 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 184 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 181 Sách giáo khoa Sinh...


Page 9

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 212 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 205 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1, 2 trang 202 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 198 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1 trang 195 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 192 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 189 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 186 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 184 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 181 Sách giáo khoa Sinh...


Page 10

Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4 trang 60 sinh học lớp 8

Câu 1. Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế nào ?
Câu 2. Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ s nhịp tim/ phút nhỏ hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì ? Có thể giải thích điều này thế nào khi số nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu ôxi của cơ thể vẫn được đảm bảo ?

Câu 3: Nếu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch.

Câu 4: Nêu các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch.

Trả lời:

Câu 1. Máu được vận chuyển qua hệ mạch nhờ một sức đẩy do tim tạo ra (tâm thất co). Sức đẩy này tạo nên một áp Lực trong mạch máu, gọi là huyết áp (huyết áp tối đa khi tâm thất co. huyết áp tối thiểu khi tâm thất dãn) và vận tốc máu trong mạch. Sức đẩy này (huyết áp) hao hụt dần suốt chiều dài hệ mạch do ma sát với thành mạch và giữa các phần tử máu còn vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch (0.5 m/s ở động mạch —» 0.001 m/s ở mao mạch), sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch

Câu 2* Chỉ số nhịp tim/phút của các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm :

Giải bài tập sinh học lớp 8 bài 8

Giải thích : ở các vận động viên luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút nhỏ hơn người bình thường. Tim của họ đập chậm hơn. ít hơn mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu ôxi cho cơ thể là vì mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều máu hơn, hay nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn.

Câu 3: - Có rất nhiều nguyên nhân làm cho tim phải tăng nhịp không mong muốn và có hại cho tim như :

- Khi cơ thể có một khuyết tật nào đó như van tim bi hở hay hẹp, mạch máu bị xơ cứng, phổi bị xơ...- Khi cơ thể bị một cú sốc nào đó như sốt cao, mất máu hay mất nước nhiều, quá hồi hộp hay sợ hãi...- Khi sử dụng các chất kích thích (rượu, thuốc lá, hêrôin, đôping. ...)•- Cũng có nhiều nguyên nhân làm tăng huyết áp trong động mạch. Huyết áp tăng lúc đầu có thể là kết quả nhất thời của sự tập luyện thể dục thể thao, của một cơn sốt hay những cảm xúc âm tính như sự tức giận... Nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng có thể sẽ làm tổn thương cấu trúc thành các động mạch (lớp cơ trơn hoại tử )phát triển mô xơ làm hẹp lòng động mạch) và gây ra bệnh huyết áp cao (huyết áp tối thiểu > 90mmHg, huyết áp tối đa > 140mmHg).Một số virut, vi khuẩn gây bệnh có khả năng tiết ra các độc tố có hại cho tim, làm hư hại màng tim, cơ tim hay van tim. Ví dụ : bệnh cúm, thương hàn, bạch hầu, thấp khớp...

Các món ăn chứa nhiều mỡ động vật cũng có hại cho hệ mạch.

Câu 4: Các hình thức luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức đều có ý nghĩa rèn luyện, làm tăng khả năng hoạt động của tim và hệ mạch. Những người luyện tập dưỡng sinh hay khí công còn có bài tập xoa bóp ngoài da. trực tiếp giúp cho toàn bộ hệ mạch (kể cả hệ bạch huyết) được lưu thông tốt.

Giaibaitap.me


Page 11

Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4 trang 67 sinh học lớp 8

Câu 1. Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ?
Câu 2. So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thỏ ?
Câu 3. Hãy giải thích câu nói : chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có 02 để mà nhận.
Câu 4. Nhờ đâu nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hỏa, người thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu 02 (trong không gian vũ trụ, trong đám cháy, dưới đáy đại dương) ?

Trả lời

Câu 1. Hô hấp cung cấp 02 cho tế bào để tham vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời loại C02 ra khỏi cơ thể.
Câu 2. So sánh cấu tạo hệ hô hấp của người và thỏ :* Giống nhau :- Đều nằm trong khoang ngực và được ngân cách với khoang bụng bởi cơ hoành.- Đều gồm đường dẫn khí và 2 lá phổi.- Đường dẫn khí đều có mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản.- Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang (túi phổi) tập hợp thành từng cụm bao quanh mỗi túi phổi là một mạng mao mạch dày đặc.- Bao bọc phổi có 2 lớp màng : lá thành dính vào thành ngực và lá dạng dính vào phổi, giữa 2 lớp màng là chất dịch.* Khác nhau : Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm.

Câu 3. Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu nóng qua các mao mạch ở phổi, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra. 02 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu và CO2, không ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ 02 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.


Câu 4. Nhờ có thiết bị cung cấp O2 đảm bảo sự hô hấp bình thường mà nhà du hành vũ trụ, lính cứu hỏa, thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong các môi trường thiếu 02.

Giaibaitap.me


Page 12

Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4 trang 70 sinh học lớp 8

Câu 1. Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người.
Câu 2. Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì giống và khác nhau ?
Câu 3. Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó ?
Câu 4. Thử nhìn đồng hồ và đếm nhịp thở của mình trong 1 phút lúc bình thường (thở nhẹ) và sau khi chạy tại chỗ 1 phút (thở mạnh). Nhận xét kết quả và giải thích.

Trả lời:

Câu 1. Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.

Câu 2. So sánh sự hô hấp ở người và thỏ

* Giống nhau :- Cũng gồm các giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuếch tán từ nồng độ cao tới nơi nồng độ thấp.* Khác nhau :- Ở thỏ, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên không dãn nở về phía 2 bên.- Ở người, sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồngngực dãn nở cả về phía 2 bên.

Câu 3. Khi lao động nặng hay chơi thể thao làm nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi theo hướng vừa tăng nhịp hô hấp (thở nhanh hơn), vừa tăng dung tích hô

híp (thở sâu hơn).

Câu 4.

- Nhận xét kết quả sau khi thực hành thí nghiệm

- Giải thích : khi hoạt động, nhu cầu 02 của cơ thể tăng, nên nhịp thở tăng để thỏa mãn nhu cầu 02 của cơ thể.

Giaibaitap.me


Page 13

Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4 trang 73 sgk sinh lớp 8

Câu 1. Trồng nhiều cây xanh có ích lợi gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta ?
Câu 2. Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp ?
Câu 3. Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi làm lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi ?
Câu 4. Dung tích sống là gì ? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào ?

Trả lời:

Câu 1. Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công sở, trường học. bệnh viện và nơi ở có tác dụng điều hòa thành phần không khí (chủ yếu là 02, và C02) có lợi cho hô hấp, hạn chế ô nhiễm không khí...
Câu 2. Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp như sau :— CO2 : Chiếm chỗ của 02 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu 02, đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh.- N02 : Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí ; có thể gây chết ở liều cao.- Nicôtin : Làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí; có thể gây ung thư phổi.

Câu 3. Mật độ bụi khói trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả năng làm sạch của đường dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đường và khi lao động vệ sinh.


Câu 4. Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra.Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.

Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng.

Giaibaitap.me


Page 14

Câu 1, câu 2, câu 3 trang 80 sgk sinh lớp 8

Câu 1. Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như thế nào ? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm.

Câu 2. Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người là gì ?

Câu 3. Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hóa ? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường nào khác không ?

Trả lời:

Câu 1. Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm theo các đặc điểm sau :

- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học :

+ Các chất hữu cơ : gluxit, lipit; prôtêin ; vitamin, axit nuclêic.

+ Các chất vô cơ : muối khoáng, nước.

- Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa :+ Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa : gluxit, lipit, prôtêin axit nuclêic.

+ Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa : vitamin, muối khoáng, nước.

Câu 2. Vai trò của tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể người và thải bỏ các chất bã trong thức ăn.

Câu 3. Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải trải qua các hoạt động như : ăn, đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.

Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác là tiêm chích qua tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn máu hoặc qua kẽ giữa các tế bào nước mô rồi lại vào hệ tuần hoàn máu.

Giaibaitap.me


Page 15

Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4 trang 83 sinh học lớp 8

Câu 1. Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là gì?
Câu 2. Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữNhai kĩ no lâu".

Câu 3. Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ?


Câu 4. Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào ?

Trả lời:

Câu 1. Thực chất sự biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng à sự cắt nhỏ. nghiền cho mềm nhuyễn và đảo trộn cho thức ăn thấm đẫm nước bọt.
Câu 2. Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu” là khi nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao. cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn.
Câu 3. Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì những chất trong thức ăn vẫn cần được tiêu hóa tiếp là : gluxit, lipit, prôtêin.
Câu 4. Khi ta ăn cháo hay uống sữa, sự biến đổi các loại thức ăn này trong khoang miệng bao gồm :- Với cháo: thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị men amilaza phân giải thành đường mantôzơ.

- Với sữa : thấm một ít nước bọt, sự tiêu hóa hóa học không diễn ra ờ khoang miệng do thành phần hóa học của sữa là prôtêin và đường đôi hoặc đường đơn.

Giaibaitap.me


Page 16

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 212 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 205 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1, 2 trang 202 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 198 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1 trang 195 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 192 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 189 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 186 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 184 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 181 Sách giáo khoa Sinh...


Page 17

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 212 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 205 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1, 2 trang 202 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 198 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1 trang 195 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 192 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 189 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 186 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 184 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 181 Sách giáo khoa Sinh...


Page 18

Câu 1, câu 2 trang 96 sgk sinh lớp 8

Câu 1. Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng ?
Câu 2. Với một khẩu phần ăn đầy đù các chất và sự tiêu hóa là có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là gì ?

Trả lời:

Câu 1. Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vaitrò hấp thụ các chất dinh dưỡng là :- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.- Ruột non rất dài (tới 2,8 - 3m ở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa.- Mạng mao mạch máu và mạng bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.

Câu 2. Với một khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa là có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non gồm : đường, axit béo và glixêrin, các axit amin, các vitamin, các muối khoáng và nước.

Câu hỏi 3 trang 96 SGK Sinh học 8

Gan đảm nhiệm những vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người.

Gan tham gia điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định, đồng thời khử các chất có hại cho cơ thể.

Giaibaitap.me


Page 19

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 212 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 205 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1, 2 trang 202 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 198 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1 trang 195 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 192 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 189 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 186 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 184 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 181 Sách giáo khoa Sinh...


Page 20

Câu 1, câu 2 trang 101 sinh lớp 8

Câu 1. Trình bày vai trò của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
Câu 2*. Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ờ hai cấp độ này.

Trả lời:

Câu 1. Môi trường cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước và muốiQuá trình tiêu hóa biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài cơ thể.Nhờ có quá trình hô hấp, quá trình trao đổi khí ở tế bào và ở phổi thực hiện. Qua đó, cơ thể nhận 02, từ môi trường để cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải khí CO2 ra ngoài môi trường.

Câu 2*. Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi từ môi trường ra thải ra khí cacbônic và chất thải.

Trao đổi chất ờ cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và ôxi. Tế bào thải vào máu khí cacbônic và sản phẩm bài tiết.

Mối quan hệ : Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và O2 cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí C02 để thải nỉ môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cư thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất... Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.

Giaibaitap.me


Page 21

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 212 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 205 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1, 2 trang 202 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 198 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1 trang 195 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 192 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 189 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 186 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 184 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 181 Sách giáo khoa Sinh...


Page 22

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 212 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 205 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1, 2 trang 202 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 198 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1 trang 195 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 192 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 189 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 186 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 184 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 181 Sách giáo khoa Sinh...


Page 23

Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4 trang 112 sinh học lớp 8

Câu 1. Tìm các nội dung phù hợp điền vào các ô trống để hoàn chỉnh các bảng 35.1 - 6 SGK.
Câu 2. Trong phạm vi các kiến thức đã học. hãy chứng minh rằng các tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.
Câu 3. Trình bày mối liên hệ về chức năng của hệ cơ quan đã học (bộ xương, hệ cơ. hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa).
Câu 4. Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào ?

Trả lời:

Câu 1: Đáp án

Bảng 35-1. Khái quát về cơ thể người

Giải bài tập sinh học lớp 8 bài 8

Bảng 35-2. Sự vận động cơ thể

Giải bài tập sinh học lớp 8 bài 8

Bảng 35-3. Tuần hoàn

Giải bài tập sinh học lớp 8 bài 8

Bảng 35-4. Hô hấp

Giải bài tập sinh học lớp 8 bài 8

Bảng 35-5. Tiêu hóa

Giải bài tập sinh học lớp 8 bài 8

Bảng 35-6. Trao đổi chất và chuyển hóa

Giải bài tập sinh học lớp 8 bài 8

+ Hệ hô hấp lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thống qua hệ cơ quan tuần hoàn.

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.

Câu 4.

-   Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

+ Mang 02 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

-   Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;

+ Lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ hô hấp lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.

Câu 4.

-   Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

+ Mang 02 từ hẹ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

-   Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;

+ Lấy  02  từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào.

+ Thải C02 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.

-    Hệ tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào.

Giaibaitap.me


Page 24

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 212 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 205 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1, 2 trang 202 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 198 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1 trang 195 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 192 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 189 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 186 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 184 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 181 Sách giáo khoa Sinh...


Page 25

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 212 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 205 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1, 2 trang 202 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 198 Sách giáo khoa Sinh...
  • Giải bài 1 trang 195 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 192 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1 trang 189 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 186 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2 trang 184 Sách giáo khoa Sinh học 8
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 181 Sách giáo khoa Sinh...


Page 26

Câu 1, câu 2, câu 3 trang 124 sinh học lớp 8

Câu 1. Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ?

Câu 2. Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì ? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm ?

Câu 3. Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào ?

Trả lời:

Câu 1. Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, ...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Câu 2. Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là C02, mồ hôi, nước tiểu.

Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên :

- Hệ hô hấp thải loại C02.

- Da thải loại mồ hôi.

- Hệ bài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu.

Câu 3. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu :

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.

Giaibaitap.me