Giáo án TO màu ngôi nhà 3 -- 4 tuổi

Hoạt động 1: Trò chuyện- gây hứng thú:

- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát bài: Nhà của tôi.

- Đàm thoại về nội dung bài hát.

- Bài hát có tên gì?

- Nội dung bài hát như thế nào?

Bài hát nói về ngôi nhà của bạn nhỏ, mà ngôi nhà rất gần gũi với bạn vì có các thành viên trong gia đình của bạn đang chung sống ở đó.

- Vậy các gia đình đều được chung sống ở đâu?

- Cô cho trẻ xem video về các kiểu nhà khác nhau và cùng trò chuyện với trẻ.

+ Ai có nhận xét về video mình vừa xem.

+ Có các kiểu nhà gì?

Hoạt động 2: Nội dung.

• Quan sát đàm thoại, gợi ý.

- Cô cho trẻ xem video về nhà một tầng, mái bằng, mái ngói.

- Các con vừa được biết về ngôi nhà gì?

- Mái nhà có hình dạng gì? Được vẽ bằng những nét gì? Và được tô màu gì?

- Thân nhà có dạng hình gì? Có những nét-

- Phần thân nhà còn có những cửa gì? Tô màu gì?

- Bên ngoài ngôi nhà có những gì?

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Vẽ, tô màu ngôi nhà (Đề tài), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

GIÁO ÁN Chủ đề: Gia đình Đề tài: Vẽ, tô màu ngôi nhà (đề tài) Đối tượng: 4 – 5 tuổi Thời gian: 25 – 30 phút Người dạy: Lưu Thị Thúy Nhung Ngày dạy: 22/10/2018 1. Mục tiêu: * Kiến thức: - Trẻ biết các thành phần chính của ngôi nhà gồm có ( cửa ra vào, cửa sổ, tường, mái nhà) - Trẻ biết có nhiều kiểu nhà khác nhau: Nhà 1 tầng, nhà mái ngói, nhà hai tầng, chung cư). - Trẻ biết ngôi nhà rất cần thiết cho gia đình. - Trẻ biết vẽ hoa, cây xanh để trang trí tạo cho bức tranh thêm sống động. * Kỹ năng: - Luyện các kỹ năng để vẽ các kiểu nhà( vẽ bằng các nét thẳng, nét xiên) phối hợp để tạo thành bức tranh vẽ nhiều kiểu nhà có bố cục hợp lý - Luyện cách ngồi, cách cầm bút, tư thế. - Rèn kỹ năng tô màu, tô đều, tô không chườm ra ngoài. * Thái độ: - Trẻ thêm yêu quý gia đình mình, giữ gìn cho ngôi nhà thêm sach đẹp. - Trẻ biết giúp bố mẹ quét nhà. 2. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Tranh về các kiểu nhà 1 tầng, 2 tầng, mái bằng, mái ngói, mái rơm, nhà cao tầng, nhà chung cư. - Tranh và bút chì, bút sáp màu của trẻ, bàn, ghế. * Đồ dùng của trẻ - Giấy A4, giá treo tranh. * Nội dung: - NDC: Vẽ, tô màu ngôi nhà. - NDKH: Môi trường xung quanh, Âm nhạc. 3. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Trò chuyện- gây hứng thú: Cô bắt nhịp cho cả lớp hát bài: Nhà của tôi. Đàm thoại về nội dung bài hát. Bài hát có tên gì? Nội dung bài hát như thế nào? Bài hát nói về ngôi nhà của bạn nhỏ, mà ngôi nhà rất gần gũi với bạn vì có các thành viên trong gia đình của bạn đang chung sống ở đó. - Vậy các gia đình đều được chung sống ở đâu? - Cô cho trẻ xem video về các kiểu nhà khác nhau và cùng trò chuyện với trẻ. + Ai có nhận xét về video mình vừa xem. + Có các kiểu nhà gì? Hoạt động 2: Nội dung. Quan sát đàm thoại, gợi ý. Cô cho trẻ xem video về nhà một tầng, mái bằng, mái ngói. Các con vừa được biết về ngôi nhà gì? Mái nhà có hình dạng gì? Được vẽ bằng những nét gì? Và được tô màu gì? Thân nhà có dạng hình gì? Có những nét- Phần thân nhà còn có những cửa gì? Tô màu gì? Bên ngoài ngôi nhà có những gì? Đây là ngôi nhà có một tầng, có mái bằng và mái ngói, mái ngói có dạng hình tam giác, mái bằng có dạng hình chữ nhật và được tô màu đỏ, thân nhà có dạng hình chữ nhật, có cửa chính và cửa sổ, cửa sổ hình vuông. Phía trước nhà có rất nhiều cây xanh, hoaKiểu nhà này có rất nhiều ở nông thôn, ở thành phố có ít hơn. * Cô cho trẻ xem tranh ngôi nhà cao tầng. - Ngôi nhà các con vừa xem như thế nào? Có mấy tầng. - Cửa ra vào như thế nào? Cửa sổ ra sao? - Ngôi nhà này được vẽ bằng những nét vẽ gì? Vừa rồi các con được quan sát ngôi nhà hai tầng, 3 tầng, thân nhà có dạng hình chữ nhật đứng, cửa ra vào có dạng hình chữ nhật, cửa sổ có hình vuông, xung quanh nhà có nhiều cây cối. * Cô cho trẻ xem video về nhà chung cư có nhiều tầng. - Bạn nào biết gì về kiểu nhà này không? - Con có thể đếm được số tầng và số ngôi nhà không? - Vì sao không đếm được? Đây là ngôi nhà có nhiều tầng hay còn gọi là nhà chung cư. Ở thành phố chúng ta sẽ gặp nhiều ngôi nhà như thế. Vừa rồi chúng mình được biết về 3 kiểu nhà, ngoài ra còn có hình vẽ về nhà nái rơm nữa đấy các con ạ! Hôm nay cô sẽ cho chúng mình vẽ ngôi nhà mà chúng mình yêu thích nhé! Hoạt động 3: Hỏi trẻ xem ý định của trẻ vẽ ngôi nhà như thế nào? - Hôm nay con định vẽ ngôi nhà như thế nào? - Mái nhà con vẽ là hình gì? Có những nét vẽ nào?. - Thân nhà con vẽ hình gì? - Ngôi nhà của con tô màu gì? - Xung quanh ngôi nhà con sẽ trang trí những gì? Cô nhắc trẻ cách bố cục tranh, cách tô mầu, khuyến khích trẻ vẽ thêm hoa, lá cho bức tranh thêm sinh động. Hoạt động 4: Trẻ thực hiện: - Cô bật nhạc bài “ Niềm vui gia đình” trong khi trẻ vẽ ngôi nhà. - Cô đi đến từng trẻ hướng dãn trẻ vẽ và tô màu, tư thế ngồi. - Trong lúc trẻ vẽ cô bao quát nhắc trẻ tập trung. Giúp đõ những trẻ gặp khó khăn. H oạt động 5: Trưng bày sản phẩm: - Khi hết thời gian, cô có hiệu lệnh cho trẻ dừng bút và mang sản phẩm lên nhận xét. - Con thích bài vẽ nào nhất? vì sao con thích? - Cô nhận xét sản phẩm, động viện khuyến khích trẻ. Các con ạ! Chúng ta ai cũng có một gia đình, ngôi nhà hạnh phúc đó là nơi chúng ta sống có ông bà, bố mẹ, anh, chị, em. Để thể hiện tình yêu với ngôi nhà các con phải làm gì? * Cô cho trẻ trò chuyện về ngôi nhà của mình. * Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài: “ Bé quét nhà”. - Trẻ hát. - Trẻ trả lời. - Trẻ xem. - Trẻ xem và trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ xem và trả lời. - Trẻ lắng nghe và ghi nhớ. - Trẻ trả lời. - Trẻ vẽ. - Trưng bày sản phẩm và nhận xét. - Trẻ kể về ngôi nhà của mình - Trẻ hát.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • Giáo án TO màu ngôi nhà 3 -- 4 tuổi
    Lop 3 tuoi_12457265.docx

Hoạt động 1: n định tổ chức

Cô cùng trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” trò chuyện dẫn dắt giới thiệu bài mới cho  trẻ.

Hoạt động 2: Quan sát nhận xét mẫu

- Cô đưa ra bức tranh tô màu về ngôi nhà cho trẻ quan sát nhận xét: Các con có nhận xét gì về bức  tranh này:

(Cô gợi hỏi: Nhà này là nhà gì?  Ngôi nhà được tô bằng những màu gì? Mái nhà tô màu gì? Tường nhà tô màu gì? Cửa tô màu gì? Cách tô?

=) Cô nhấn mạnh: Đây là tranh tô màu về  ngôi nhà cấp 4 (nhà ngói).  Mái nhà cô tô màu đỏ, tường nhà tô màu vàng, cửa tô màu xanh. Cô tô từ trên xuống dưới, tô trùng khít các nét, không tô để màu chệch ra ngoài hình vẽ.

Các con có muốn tô được  ngôi nhà giống  ngôi nhà  cô tô mẫu này không? Vậy bây giờ các con hãy chú ý quan sát cô tô mẫu  nhé!

Cô tô mẫu kết hợp phân tích cách tô

(cô hỏi lại trẻ cách tô)

Hoạt động 3. Trẻ tô tranh

Cô nhắc nhở trẻ tư thế ngồi

Cô bao quát giúp đỡ trẻ khi cần thiết

Hoạt động 4. Nhận xét sản phẩm

Trẻ giơ sản phẩm tại chỗ

Cô cho 3-4 trẻ nhận xét: Con thích bài của ai? Vì sao con thích?

Cô nhận xét động viên khuyến khích trẻ.

Cô hỏi lại trẻ tên bài – Cô trốt kiến thức

* Kết thúc tiết học: cô cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” chuyển hoạt động./.

Trẻ hát

Trẻ quan sát- nhận xét

Trẻ trả lời

Trẻ  nghe

Trẻ quan sát, lắng nghe

Trẻ nghe

Trẻ tô

Trẻ giơ sản phẩm

Trẻ nhận xét

Trẻ trả lời

Trẻ nghe

Trẻ hát

Giáo án tạo hình
Tô màu ngôi nhà của bé

1. Mục đích yêu cầu:   

* Kiến thức:

Trẻ tô màu ngôi nhà theo ý thích. Trẻ biết gọi tên các bông hình và các bộ phận của ngôi nhà.

* Kỹ năng:

Trẻ ngồi đúng tư thế, biết chọn bút màu phù hợp, biết cầm bút đúng cách để tô màu đều, đẹp, không lem ra ngoài.

* Thái độ:

- Có thái độ kiên trì thực hiện để tạo ra sản phẩm của mình.

- Biết yêu quý, giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.

- Biết yêu quý, bảo vệ ngôi nhà của gia đình mình.

2. Chuẩn bị:

- Đồ dùng của cô: + Bức tranh ngôi nhà tầng. Bức tranh nhà cấp 4.

+ Giá tạo hình, bảng, một số kẹp.

- Đồ dùng của trẻ: + Mỗi trẻ 1 bức tranh vẽ sẵn ngôi nhà.

+ Bút màu, bàn, ghế đủ trẻ thực hiện.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1: Vào bài.

 Cô cất cho trẻ hát bài “Nhà của tôi”, gợi hỏi trẻ:

- Các cháu vừa hát bài hát nói về gì? Ngôi nhà để cho ai ở?

* Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu của cô.

- Cô đưa 2 bức tranh ra cho trẻ quan sát và gợi hỏi:

- Cô có mấy ngôi nhà?

- Đây là ngôi nhà gì? Mái nhà có hình gì? Màu gì?

- Thân nhà có hình gì? Màu gì?

- Còn cửa nhà có hình gì? Màu gì?

- Bây giờ cô cũng muốn tô màu bức tranh thật đẹp để tặng gia đình. Các con chú ý nhìn cô làm nhé.

* Hoạt động 3: Cô tô mẫu và hướng dẫn cách tô.

- Các con nhìn cô ngồi thẳng người, không được ngồi vẹo lưng, không được nằm bẹt lên bàn, tay phải cô cầm bút bằng 3 ngón tay, còn tay trái cô để lên giấy để giữ giấy.

- Lần lượt cô sẽ tô mái nhà màu đỏ, tiếp theo cô tô thân nhà màu vàng và hỏi cuối cùng cô tô cánh cửa màu gì đây?

- Khi tô cô không tô lem ra ngoài, cô đưa bút đều tay vì thế cô tô màu rất đều.

- Cô đã tô xong bức tranh rồi. Chúng mình nhìn xem cô tô bức tranh có đẹp không?

* Trẻ thực hiện: Bây giờ, cả lớp chúng mình có muốn tô màu cho bức tranh thật đẹp để gửi tặng cho gia đình không?

- Cô phát tranh, phấn màu cho trẻ tô và hỏi trẻ chọn màu gì?

- Khi trẻ thực hiện cô nhắc nhở trẻ ngồi đúng thư thế, tay phải chúng mình cầm bút, tay trái chúng mình giữ vở, cầm bút và di màu đều tay, khi tô chúng mình không được tô lem ra ngoài.

- Trong quá trình trẻ thực hiện cô đến bên từng trẻ động viên và giúp đỡ trẻ.

* Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm.

- Cô treo tất cả tranh của trẻ lên giá. Sau đó, mời trẻ lên nhận xét xem cháu thích bức tranh nào? Vì sao cháu thích bức tranh này?

+ Bạn tô màu như thế nào? Cô nhẫn xét lại và tuyên dương, động viên trẻ.

* Hoạt động 5: Kết thúc hoạt động:

- Cả lớp đọc bài thơ “Em yêu nhà em” đưa sản phẩm đên góc trưng bày sản phẩm.

Giáo án TO màu ngôi nhà 3 -- 4 tuổi

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Nội dung hoạt động: - Dạo chơi, nhặt lá vàng trên sân trường.

- TCVĐ: Bịt mắt bắt dê”.     - Chơi tự do: Chơi với phấn, bóng, đ/c xếp hình.

1. Yêu cầu:

- Trẻ Dạo chơi thoải mái, chăm chỉ nhặt lá vàng rơi trên sân trường.

- Trẻ không làm bẩn quần áo. Biết rửa tay sạch sẽ sau khi lao động.

2. Chuẩn bị:

- Trang phục gọn gàng, sân bằng phẳng.

- Giỏ rác. Phấn, bóng, đ/c xếp hình.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động:

* Dạo chơi nhặt lá vàng trên sân trường:

- kiểm tra sức khỏe của trẻ, thảo luận với trẻ trước khi ra sân phải tắt hết điện, khi ra sân không chạy lung tung, không xô đẩy bạn.

- Cho trẻ ra sân đứng xung quanh cô và hỏi trẻ:

+ Để sân trường và vườn trường của chúng ta luôn sạch sẽ thì phải làm gì?

+ Các con có muốn góp sức lao động của mình để sân trường luôn sạch không?

- Cô chia trẻ làm 3 tổ mỗi tổ nhổ cỏ và nhặt lá rụng trên sân trường, cô phát cho mỗi tổ một giỏ rác.

- Khi lao động xong cô cho trẻ đi rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.

* Chơi tự do:

- Chơi với phấn, bóng, đ/c xếp hình. Cô bao quát trẻ chơi an toàn.

* Hoạt động góc: Góc sách ( chính)

                                  KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: - Nghe một số bài hát dân ca qua băng đĩa.

                                   - Chơi tự do ở các góc.

1. Yêu cầu:

Trẻ chú ý nghe hát, chơi ngoan không dành đồ chơi với bạn, không vứt đồ chơi lung tung.

2. Chuẩn bị:

- Đầu, ti vi, đĩa có bài hát dân ca “Lý cây xanh”, “Cò lả”, “Ru con”…

- Đồ chơi các nhóm đầy đủ.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động:

* Nghe 1 số bài hát dân ca qua băng đĩa.

- Cô cho trẻ ngồi hình chữ u và cô nói: Hôm nay cô thấy lớp chúng mình học rất là ngoan, giờ cô sẽ tặng cho các bài hát dân ca “Trống cơm” cả lớp chúng mình nghe nhé.

- Cô hát lần 1 từ đầu đến hết bài nhẹ nhàng, tình cảm kết hợp điệu bộ.

- Hỏi trẻ: + Các con vừa nghe hát bài hát gì? Dân ca nào?

+ Trong bài hát nói về gì?

- Cô hát lần 2, cô khuyến khích, động viên trẻ hát cùng cô và lắc lư người cùng cô.

* Chơi tự do ở các góc: Cô cho trẻ về nhóm mình thích chơi và tự lấy đồ chơi xuống chơi dưới sự hướng dẫn của cô.

- Cô đến bên trẻ hướng dẫn và chơi cùng trẻ. Và hỏi trẻ: Con đang làm gì đây? Cái gì đây?

- Dặn dò trẻ không được vứt đ/c lung tung, không dành đ/c với bạn.

- Cô bao quát trẻ chơi an toàn. Chơi xong cô hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi gọn gàng.

* Đánh giá các hoạt động trong ngày. ( ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………