Grab trả tiền cho tài xế như thế nào

Grab trả tiền cho tài xế như thế nào

Tài xế ngao ngán với giá xăng, tiền cước tăng thêm không cải thiện thu nhập (ảnh chụp trưa 15-3) - Ảnh: CÔNG TRUNG

Giá xăng xấp xỉ ngưỡng 30.000 đồng/lít (xăng A95), giới tài xế xe công nghệ như Grab, Be, Gojek... bị giảm thu nhập. Một số tài xế đến công ty đòi tăng phí ship, giảm chiết khấu và minh bạch tiền thưởng cho mỗi cuốc xe.

Shipper nản lòng

Đứng tránh nắng dưới tán cây trứng cá trước đường Trường Sơn, đối diện sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) trưa 15-3, ông Nguyễn Đạt (55 tuổi) - shipper của Gojek - bày tỏ sự nản lòng vì ngày càng vắng khách. Gần 2 năm gắn bó với app công nghệ, ông Đạt cho biết chưa khi nào gặp khó khăn như bây giờ, dù đã bật "công tắc" nổ cuốc nào chạy cuốc đó, không phân biệt dịch vụ chở khách hay giao hàng. Thế nhưng, giá xăng hiện nay tăng quá cao, tiền cước chạy xe mỗi ngày vẫn chưa thấm gì so với công sức tài xế bỏ ra.

Ông cho biết thông thường mỗi ngày có 10 - 15 cuốc xe với doanh thu khoảng 500.000 đồng. Tiền xăng lúc trước đổ 50.000 đồng/ngày thì nay đã tăng lên 80.000 đồng. Cứ mỗi chuyến xe, không cần biết cuốc dài hay ngắn, kết thúc chuyến là app trừ gần 26%. Số tiền còn lại tài xế tự lo các chi phí như tiền xăng, điện thoại, hao mòn xe, ăn uống...

"Anh thấy không, từ sáng tới trưa có được 5 cuốc xe, chưa tới 200.000 đồng. Giờ tới 8h tối mà không được 10 cuốc xe nữa, chắc ngày hôm nay... lỗ. Tất cả chi phí đang đổ dồn lên tài xế và khách hàng chịu chứ hãng xe có mất mát gì đâu. Họ vẫn thu đều, thu đủ chiết khấu từng cuốc xe. Nói từ "đối tác" với hãng cho sang thôi chứ cày bạc mặt, họ chia cuốc nào chạy cuốc đó và đủ thứ điều gây khó cho shipper" - ông Đạt nói.

Kế bên ông Đạt, tài xế Nguyễn Văn Sơn (quận Tân Bình) cho biết đã nói lời "giã từ" với app xe công nghệ, chuyển qua chạy cuốc ngoài, đợi khách và đón khách quanh khu vực sân bay với giá tương đương trên app hoặc rẻ hơn chút đỉnh.

"Tôi làm từ thời kỳ giá xăng còn 14.000 - 15.000 đồng/lít, nay giá xăng tăng gấp đôi, giá cước xe vẫn không nhỉnh hơn là bao nhiêu, chiết khấu app vẫn chảy vào "túi doanh nghiệp" đều đặn. Giá xăng tăng mà shipper nhận đều đều cuốc thì không quá nặng nề. Tuy nhiên, giá cước đang được các hãng xe đẩy lên cao, số cuốc xe cũng cạn dần, thu nhập tài xế theo đó teo tóp. Tôi quyết định ngưng chạy trên app. Tôi đứng đợi ngoài đường. Có khách thì đi theo giá trên app, ít nhiều cũng đỡ mất hơn 26% tiền chiết khấu, số tiền này để bù qua tiền xăng" - anh Sơn nói.

Chia sẻ với shipper hay trục lợi?

Grab là hãng tiên phong tăng giá cước hầu hết các dịch vụ từ 10-3. Tới 4 ngày sau, tức 14-3, Gojek cũng nối gót tăng cước 2 dịch vụ GoRide (vận chuyển hành khách bằng xe 2 bánh) lên 11.000 - 13.000 đồng và tăng từ 500 - 900 đồng cho mỗi kilômet tiếp theo. Giá tối thiểu của dịch vụ GoFood tăng thêm 1.000 đồng so với trước đó. Trước đó, hồi tháng 2, BeGroup cũng tăng cuốc dịch vụ tại Hà Nội.

Hầu hết các lập luận được đưa ra khi tăng giá cước là trên cơ sở tính toán mang lại dịch vụ tốt nhất cho người dùng, đồng thời đảm bảo cho các đối tác tài xế hay bù đắp một phần chi phí vận hành và khuyến khích tài xế tích cực làm việc... Tăng giá cước nhưng thu nhập thực tế các tài xế không cải thiện được là bao nhiêu.

Anh Long - tài xế GrabCar - cho biết áp lực với xe 4 chỗ càng lớn hơn khi tỉ lệ khấu trừ với hãng là 31,5%, trước đây là 33% (do giảm thuế VAT từ 10% xuống 8%). Tỉ lệ giảm này giảm theo mức của Nhà nước chứ bản chất thật sự app không giảm. Trước tình hình giá xăng căng thẳng, anh Long cho biết rất nhiều tài xế mong muốn hãng xe giảm chiết khấu xuống còn 20% với xe 4 bánh, từ đó cải thiện thu nhập của tài xế và không cần tăng cước phí gây mất khách.

Thu nhập tài xế giảm sút do giá xăng tăng, việc tăng giá cước bù đắp khoản hao hụt tưởng chừng hợp lý nhưng thực tế tiền vẫn "chảy về túi" của các doanh nghiệp. Người dùng chịu thiệt cuối cùng.

Tài xế xe 2 bánh, 4 bánh đang chia sẻ chiết khấu lần lượt từ 26 - 31,5% cho mỗi cuốc xe. Số tiền thực nhận còn lại của tài xế chưa trừ các chi phí như ăn uống, xăng, nhớt, điện thoại, công sức... Giá xăng tăng cao, tài xế và hành khách đều gặp khó khăn vì chi phí tiêu dùng cao hơn thì phía ứng dụng đặt xe lại "kiếm thêm" từ sự tăng giá cho dù không thuộc đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp.

Trả lời Tuổi Trẻ về những ý kiến đề nghị Grab Việt Nam giảm tỉ lệ chiết khấu cho tài xế, đại diện ứng dụng này chỉ thông tin ngắn gọn "sẽ tiếp tục theo dõi các biến động của thị trường để có thể thực hiện những chương trình phù hợp trên cơ sở cân bằng lợi ích cho các đối tác tài xế và người dùng". Grab Việt Nam không phản hồi cụ thể việc giảm chiết khấu để san sẻ khó khăn với tài xế và khách hàng.

Các ứng dụng đưa đẩy rằng tăng khuyến mãi hay giảm giá chuyến xe nhưng số lượng giới hạn, không phải tài khoản nào của khách hàng cũng được nhận khuyến mãi. Trong khi gần 30% chảy về túi phía ứng dụng, tài xế không được hưởng sự bù đắp trọn vẹn, còn người tiêu dùng lại phải gánh thêm khoản "kiếm thêm" của phía ứng dụng được cộng vào giá cước mới.

Nhiều hãng vẫn "chơi đẹp" với shipper

ShopeeFood mới đây tung gói hỗ trợ xăng dầu cho tài xế đáp ứng điều kiện. Giải pháp này nhằm hỗ trợ trực tiếp cho các tài xế, thay vì tăng cước để "kiếm thêm". Tiki vừa mới chính thức ra mắt biểu giá vận chuyển mới điều chỉnh thấp hơn 40% so với biểu phí cũ. Uber đã tiến hành thu thêm một khoản phụ thu trên mỗi cuốc xe. Khoản tiền phụ thu thêm này được chuyển lại toàn bộ cho tài xế là đối tượng trực tiếp bị giảm thu nhập vì giá xăng dầu tăng nóng.

Grab trả tiền cho tài xế như thế nào
Tài xế hãng xe công nghệ 'thi nhau' tắt app, vì đâu nên nỗi?

CÔNG TRUNG

Ngoài doanh thu chạy xe, tiền thưởng hoạt động từ các hãng cũng đóng vai trò quan trọng trong tổng thu nhập của tài xế.

Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam đang là sân chơi riêng của Grab, Gojek và be. Theo số liệu công bố tháng 6/2021 của Q&Me, ba ông lớn trên hiện chiếm lần lượt 60%, 19%, 18% thị phần với độ phủ sóng lên tới 96% ở mảng xe hai bánh.

Kể từ thời điểm ứng dụng đầu tiên xuất hiện trong nước, tổng số tài xế của ba hãng đến nay ước tính trên dưới 600.000 người. Con số này tương đương 0,6% dân số Việt Nam, đó là chưa kể lực lượng của một số ứng dụng khác như ShopeeFood, Baemin, Ahamove…

Lực lượng lao động lớn trong xã hội

Covid-19 có thể coi là chất xúc tác giúp các ứng dụng gọi xe công nghệ bùng nổ, đồng thời thúc đẩy một số tiện ích mở rộng khác như giao đồ ăn, giao hàng thay vì bó hẹp ở khía cạnh đáp ứng nhu cầu đi lại.

Để thống lĩnh thị trường ước đạt doanh thu 4 tỷ USD vào năm 2025, hầu hết ứng dụng đều cố gắng đẩy mạnh chiến dịch quảng bá, khuyến mãi, cải thiện chất lượng dịch vụ, tạo thói quen cho người dùng nhằm gia tăng thị phần. Song, để làm được điều này, ứng dụng cũng cần duy trì lực lượng lao động ổn định với hiệu suất hoạt động cao.

Việc nhu cầu đi lại của người dân phục hồi sau đại dịch là tin vui cho các hãng. Đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp tài xế có cơ hội nâng cao thu nhập.

Tuy nhiên, trước tình hình giá xăng tiếp tục gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại, việc đảm bảo doanh thu, quyền lợi cho lái xe đang trở thành bài toán nan giải với ứng dụng.

Grab trả tiền cho tài xế như thế nào

Cả nước có khoảng 600.000 tài xế công nghệ chạy cho ba hãng dẫn đầu thị trường. Ảnh: Hà Nam.

Theo một nghiên cứu giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Trung tâm Tư vấn sức khỏe và phát triển cộng đồng, cả nước có khoảng 200.000 lái xe công nghệ (môtô, ôtô) của Grab, 50% số này tập trung tại Hà Nội và TP.HCM.

Phần lớn lao động là người ngoại tỉnh, có xuất thân tương đối đa dạng như lái xe truyền thống, lao động tự do, sinh viên, công nhân, tiểu thương… Ngoài ra, khoảng 2/3 lao động đã có gia đình và 60% phải kiếm tiền nuôi dưỡng từ 2 người trở lên.

Trung bình, thời gian làm việc của tài xế môtô là 9,2 giờ/ngày, thu nhập tương ứng 318.000 đồng/ngày (khoảng 7 triệu đồng/tháng) còn lái ôtô là 11,2 giờ/ngày, thu nhập tương ứng 564.000 đồng/ngày (khoảng 12 triệu đồng/tháng).

Nghiên cứu cũng cho thấy đa phần tài xế chưa được tiếp cận đầy đủ chương trình an sinh xã hội như BHXH, BHYT. Ngoài mức thu nhập này, tài xế còn dựa vào các khoản thưởng, trợ cấp, đãi ngộ từ nền tảng.

'Cày' để nhận thưởng

Theo ghi nhận của Zing, thu nhập của tài xế xe hai bánh có thể lên tới 700.000 đồng/ngày và 1,2 triệu/ngày đối với lái xe ôtô sau khi đã trừ chi phí xăng xe, ăn uống. Đều này đòi hỏi tài xế phải tích cực hoạt động nhằm đáp ứng điều kiện nhận thưởng.

Tùng Anh - một tài xế ôtô công nghệ tại Hà Nội - cho biết để đạt được mức thưởng tối đa 800.000 đồng, anh phải chạy khoảng 30 cuốc xe/ngày. Tuy nhiên, không phải ngày nào công việc cũng diễn ra suôn sẻ.

"Tài xế rất quan trọng chính sách thưởng của hãng. Đây cũng là lý do vì sao anh em luôn cố gắng 'cày' cả ngày ngoài đường. Có hôm khuya mới được về nhà vì cố nốt chuyến để đạt chỉ tiêu", vị tài xế nói.

Trên thực tế, thu nhập của tài xế công nghệ chủ yếu đến từ lợi nhuận cuốc xe (sau khi trừ phụ phí của hãng) và tiền thưởng hoạt động. Với mỗi hãng, tài xế sẽ hưởng chính sách thu phí và thưởng khác nhau.

Grab trả tiền cho tài xế như thế nào

Việc hoàn thành nhiều đơn giúp tài xế tích lũy điểm thưởng. Ảnh: Gojek.

Nhìn chung, doanh thu cuốc xe sau khi nhận từ khách hàng sẽ phải trích chiết khấu sử dụng ứng dụng, phí nền tảng, phí dịch vụ, thuế trước khi về tay tài xế. Phí nền tảng và dịch vụ sẽ do khách hàng chi trả (đã gộp vào giá cước). Do đó, tổng tỷ lệ khấu trừ còn lại dao động 25-31%, biến động tùy vào dịch vụ, ứng dụng.

Song song thuế giá trị gia tăng (VAT), hãng sẽ tạm thu thuế TNCN theo quy định của Nhà nước và hoàn lại vào cuối năm nếu doanh thu của tài xế dưới ngưỡng 100 triệu đồng/năm.

Hiện mức chiết khấu cố định của tài xế GrabBike, GoRide là 20% trong khi GrabCar, GoCar là 25%. be là ứng dụng duy nhất thông báo giảm chiết khấu (khoảng 10% đối với beCar tại một số địa phương) nhưng cũng không niêm yết cụ thể khoản thu này.

Tài xế sẽ nhận được điểm tích lũy sau mỗi chuyến xe hoàn thành. Số điểm này không chỉ phụ thuộc vào dịch vụ (giao hàng/đồ ăn/chở khách) mà còn liên quan đến thời gian và khu vực tài xế hoạt động.

Ví dụ tại Hà Nội, vào các ngày trong tuần, tài xế GrabCar sẽ nhận được 15 ngọc (điểm tích lũy) nếu nhận và hoàn thành cuốc xe vào khung 11-13h59. Nếu vào khung cao điểm 17-18h59, tài xế sẽ nhận được 40 ngọc.

Kết thúc ngày làm việc, nếu số ngọc đạt mốc 290, 410, 590, 690, tài xế sẽ được thưởng tương ứng 50.000 đồng, 80.000 đồng, 180.000 đồng, 300.000 đồng. Vào hai ngày cuối tuần, tài xế có thể được thưởng tối đa 550.000 đồng.

Đối với beCar, mức thưởng tối đa dành cho tài xế vào các ngày trong tuần là 800.000 đồng và 900.000 đồng vào hai ngày cuối tuần. Tương tự, GoCar có mức thưởng lần lượt 720.000 đồng và 800.000 đồng.

Tìm mọi cách giữ tài xế

Trừ Gojek, chương trình này cũng áp dụng cho tài xế xe hai bánh của Grab và be. Ngoài ra, tài xế còn được nhận thêm một số phụ cấp khác như đón khách xa, giờ cao điểm, giờ đêm.

Bên cạnh những chế độ đãi ngộ vốn được triển khai từ lâu, các hãng còn tung thêm nhiều chính sách hỗ trợ khác nhằm giữ chân lao động.

Hiện nay, Grab và Gojek đều chạy chương trình đảm bảo thu nhập. Theo đó, nếu có đủ số điểm tích lũy nhưng doanh thu quy định không đạt, hãng sẽ bù khoản doanh thu còn thiếu cho tài xế.

Grab trả tiền cho tài xế như thế nào

Tài xế nhận được thêm phụ cấp nếu phải đón khách xa, nhận đơn trong khung giờ cao điểm. Ảnh: Thạch Thảo.

Ba hãng xe công nghệ cũng xây dựng hệ thống xếp hạng tài xế riêng. Cụ thể, càng gắn bó với ứng dụng và có hiệu suất hoạt động tốt, tài xế sẽ được xem xét nâng mức hạng để hưởng nhiều ưu đãi hơn.

Ví dụ như be tại Hà Nội, hãng xây 4 thứ hạng gồm Bạc, Vàng, Pro và Pro+, ứng với doanh thu mỗi tháng cần đạt là 4 triệu đồng, 6 triệu đồng, 10 triệu đồng, 14 triệu đồng (áp dụng cho beBike) và 6 triệu đồng, 12 triệu đồng, 20 triệu đồng, 28 triệu đồng (áp dụng cho beCar).

Kết thúc tháng, tài xế đạt thứ hạng Vàng sẽ được hãng hoàn tiền 2,5%, 4,5% đối với hạng Pro và 6,5% đối với Pro+. Đồng thời, cả 4 thứ hạng đều được hưởng quyền lợi bảo hiểm tai nạn.

Trong khi đó, Grab và Gojek tặng trực tiếp phiếu xăng có giá trị từ 50.000 đến 300.000 đồng, khuyến mãi dịch vụ bảo dưỡng xe hay bảo hiểm sức khỏe.