Harvard yenching là gì

2021-05-16T13:58:36-04:00 2021-05-16T13:58:36-04:00 https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/thong-bao/chuong-trinh-hoc-gia-tai-vien-harvard-yenching-nam-2022-2023-20894.html https://ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/news/2021_05/2021.05.16chuong-trinh-harvard-yenching-2022-23-1080x749.png

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN https://ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/logo.png

Harvard yenching là gì

Trong năm học 2022-2023, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN nhận được lời mời của Viện Harvard-Yenching về chương trình học giả, theo đó, Nhà trường được mời đề cử tối đa 04 ứng viên trong số các giảng viên triển vọng tham gia ứng tuyển chương trình. Theo sứ mệnh của Viện Harvard-Yenching, các học giả được đề cử là những người có chuyên môn công tác liên quan tới các ngành khoa học xã hội và nhân văn, trong đó trọng tâm là nghiên cứu văn hóa. Viện Harvard-Yenching ưu tiên tìm kiếm các học giả xuất sắc với hướng công tác là định hướng nghiên cứu (so với định hướng ứng dụng). Viện cũng dành sự ưu tiên cho các học giả có trọng tâm nghiên cứu là nghiên cứu so sánh, đặc biệt là các nghiên cứu giữa một hoặc nhiều quốc gia châu Á.

Bên cạnh đó, mặc dù Viện Harvard-Yenching không có giới hạn độ tuổi của các ứng viên, song chương trình vẫn sẽ ưu tiên cho các học giả trẻ tuổi, đang ở giai đoạn đầu của sự nghiệp nghiên cứu.

Tóm tắt về chương trình học giả của Viện Harvard-Yenching: Chương trình này cung cấp cho các giảng viên ngành khoa học xã hội và nhân văn (không giới hạn trong lĩnh vực Nghiên cứu Trung Quốc hoặc Nghiên cứu Đông Á) cơ hội học tập và nghiên cứu trong khoảng thời gian 10 tháng (từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023) tại Đại học Harvard và/hoặc các trường đại học tương đương phù hợp khác.

Mỗi năm, sẽ có khoảng 20 ứng viên được chọn để trở thành nghiên cứu viên tại Viện Harvard-Yenching. Các nghiên cứu viên tại đây sẽ có quyền truy cập vào các thư viện và cơ sở vật chất của Đại học Harvard. Ngoài ra, các học giả được cung cấp chi phí sinh hoạt trong thời gian làm việc tại Viện. Ứng viên và lãnh đạo của trường đại học nơi họ công tác sẽ được thông báo về kết quả tuyển chọn vào giữa tháng 2 năm 2022. Tiêu chí lựa chọn bao gồm trình độ tiếng Anh, quá trình đào tạo chuyên môn (trong đa số trường hợp, ứng viên nên là người đã qua bậc đào tạo tiến sĩ), chất lượng và tính nguyên bản của đề xuất nghiên cứu, sự thể hiện kiến thức chuyên sâu của ứng viên và tính khả thi của nghiên cứu nếu thực hiện tại Đại học Harvard và/hoặc các trường đại học lớn khác ở Hoa Kỳ. Trong trường hợp các ứng viên có trình độ tương đương nhau, chương trình sẽ dành sự ưu tiên cho những ứng viên chưa có cơ hội học tập/nghiên cứu tại một trường đại học Mỹ nào trước đây.

Các học giả được chọn sẽ có cơ hội làm việc với các giảng viên tại Đại học Harvard và/hoặc các trường đại học tương đương phù hợp khác, và được yêu cầu trình bày ít nhất một công bố khoa học bằng tiếng Anh về dự án nghiên cứu mà họ đề xuất trong thời gian công tác tại Viện.

Hạn cuối nộp đơn đăng ký là ngày 30 tháng 9 năm 2021.

Các ứng viên sẽ nộp đơn đăng ký thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến của Viện Harvard-Yenching. Các ứng viên sẽ phải được đề cử bởi trường đại học nơi họ đang công tác. Các thông tin chi tiết liên quan đến chương trình (bao gồm các thông tin về những chuyên ngành được chấp nhận, tiêu chí lựa chọn ứng viên, đề xuất nghiên cứu, thư giới thiệu, phỏng vấn và quy trình tuyển chọn) được đăng tải trên trang web: https://www.harvard-yenching.org/helpful-information-for-fellowship-applicants/

Mấy ngày qua, nhà mạng dậy sóng với câu chuyện Harvard và Harvard Yenching, hậu tiến sĩ (Post-doc) và trao đổi học giả (Visiting scholar).

Tôi không có nhiều tri thức về lĩnh vực này, nên chỉ xin góp chuyện qua trường hợp của mình.

Tôi đồng ý với quan điểm cho rằng, về bản chất khoa học, hậu tiến sĩ và trao đổi học giả là tương đương. Nghĩa là, người thực hiện chương trình này tại một cơ sở nghiên cứu hay đào tạo nào đó không phải đi học, tức không phải thi lấy bằng cấp, mà chỉ bổ túc kiến thức, nâng cao kỹ năng qua đọc tài liệu, trao đổi với các đồng nghiệp hoặc sinh viên, và trình bày kết quả nghiên cứu.

Bằng chứng là, giấy chứng nhận của Trường Đại học Wisconsin – Madison (Hoa Kỳ) cho tôi khi hoàn thành chương trình hậu tiến sĩ (2002) ghi là: “Đã hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu với tư cách trao đổi học giả”.

Liên quan đến câu chuyện Harvard hay không phải Harvard, tôi nghĩ do tâm lý người Việt Nam quá cường điệu Trường Đại học này. Phần đông cứ nghĩ rằng, hễ đến Harvard là oách hơn trường khác.

Với người đi đào tạo cấp thạc sĩ hay tiến sĩ, việc chọn trường còn phụ thuộc lĩnh vực mình học ở trường đó có tốt hơn trường khác hay không; và đương nhiên với trường Harvard, không phải lĩnh vực nào cũng siêu đẳng. Với người thực hiện chương trình hậu tiến sĩ hay trao đổi học giả cũng vậy; ngoài ra, Hội đồng tuyển chọn và nơi cấp kinh phí rất tôn trọng sự lựa chọn của người nhận tài trợ.

Nhớ buổi Hội đồng khoa học từ Mỹ sang Việt Nam phỏng vấn tôi và các ứng viên để được thực hiện chương trình hậu tiến sĩ. Đến phút cuối cùng, một giáo sư hỏi: “Nếu được nhận tài trợ, anh muốn đi nghiên cứu ở nước nào ?”. “Ở Mỹ” – tôi nói. “Tại sao lại ở Mỹ ?”, ông hỏi tiếp. “Vì tôi muốn biết Mỹ là gì !”. Cả Hội đồng cười phá lên. Một vị khác hỏi tiếp: “Anh sẽ chọn cơ sở đào tạo nào ở Mỹ ?”. Tôi trả lời: “Trung tâm nghiên cứu về đất đai của Trường Đại học Wisconsin – Madison”. “Tại sao ?”. “Vì tôi đã đọc được một nghiên cứu của Maxwell và cộng sự ở đây về hướng nghiên cứu mà tôi quan tâm. Đó là về vấn đề hưởng dụng đất với an ninh lương thực”. Ông Chủ tịch Hội đồng cười tươi: “Tôi hy vọng là nguyện vọng của anh sẽ được đáp ứng !”.

Giờ nghĩ lại, tôi thấy mình chẳng có “viễn kiến” chút nào. Nếu có “viễn kiến” mà xin đi Harvard, có phải “oách xà lách” hơn không ?

Harvard yenching là gì

Song tóm lại, gì thì gì, cũng nên minh mạch. Hậu tiến sĩ thì bảo hậu tiến sĩ; trao đổi học giả thì nói trao đổi học giả. Harvad thì bảo Harvard; Harvard Yenching thì nói Harvard Yenching.Để đỡ rách việc.

Harvard yenching là gì

Fb, ngày 10/4/2021

Post navigation