Hệ cơ sở dữ liệu là gì tin học 12

Để giúp các bạn học sinh giải bài tập Tin học lớp 12 một cách tốt nhất, VnDoc mời các bạn tham khảo tài liệu Giải bài tập SGK Tin học 12 bài 1, nội dung tài liệu gồm 4 bài tập kèm theo đáp án sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn.

  • Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 12

Bài 1 trang 16 SGK Tin học 12

Nêu một ứng dụng của CSDL của một tổ chức mà em biết.

Lời giải:

Ứng dụng cơ sở dữ liệu của thư viện Hà Nội sẽ quản lí thông tin người đọc, thông tin người mượn, thông tin về các nhân viên trong thư viện và còn những dữ liệu về người mượn đã mượn những quyển sách nào, bắt đầu từ ngày bao nhiêu.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 1 SGK Tin học 12 bài 1

Bài 2 trang 16 SGK Tin học 12

Hãy phân biệt cơ sở dữ liệu với hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

Lời giải:

* Cơ sở dữ liệu: là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ đề đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau.

Ví dụ: CSDL quản lý thư viện với bảng bạn đọc sẽ lưu những thông tin về mã bạn đọc, tên bạn đọc, quê quán.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 2 SGK Tin học 12 bài 1

Bài 3 trang 16 SGK Tin học 12

Giả sử phải xây dựng một CSDL để quản lí mượn/ trả sách ở thư viện, theo em cần phải lưu trữ những thông tin gì? Hãy cho biết những việc phải làm để đáp ứng nhu cầu quản lí của người thủ thư.

Lời giải:

Để xây dựng một CSDL quản lí mượn/trả sách ở thư viện, ta phải lưu trữ những thông tin sau:

+ Thông tin về bạn đọc: Mã bạn đọc, tên bạn đọc, số chứng minh thư, ngày sinh, quê quán, thông tin về vi phạm.

+ Thông tin về sách: Mã sách, tên sách, tác giả, số lượng còn lại.

+ Thông tin mượn, trả sách: Mã bạn đọc, mã sách, số lượng mượn, ngày bắt đầu mượn, ngày trả, tình trạng sách.

Những việc cần làm để đáp ứng nhu cầu quản lí của người thủ thư là:

+ Quản lí thông tin bạn đọc: Thêm bạn đọc, xóa bạn đọc, sửa thông tin bạn đọc.

+ Quản lí thông tin sách: Thêm sách, sửa sách, xóa sách.

+ Quản lí việc mượn sách: Tạo bảng quản lí mượn, để biết bạn đọc nào đã mượn sách nào.

+ Chức năng thống kê, tìm kiếm, báo cáo: Tìm kiếm sách, tìm kiếm bạn đọc, xem quyển sách nào còn đủ số lượng để cho mượn, thống kê những người mượn trả sách trong tháng, thống kê số lượng sách bị mất trong tháng…

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 3 SGK Tin học 12 bài 1

Bài 4 trang 16 SGK Tin học 12

Hãy nêu ví dụ minh họa cho một vài yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL?

Lời giải:

Ví dụ minh họa cho một vài yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL:

+ Tính cấu trúc: CSDL thư viện có bảng bạn đọc gồm nhiều hàng, nhiều cột. Một cột là một thuộc tính và mỗi hàng là một thông tin bạn đọc.

+ Tính toàn vẹn: Mỗi thư viện đề có quy định về số sách nhiều nhất mà người đọc được mượn trong một lần, chẳng hạn số sách một người mượn không vượt quá 6 cuốn.

+ Tính an toàn và bảo mật thông tin: Trong CSDL thư viện không phải ai cũng có thể xem thông tin về bạn đọc khác, chỉ có một số người đủ thẩm quyền như thủ thư mới có quyển truy cập để sửa đổi, xóa bạn đọc.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 4 SGK Tin học 12 bài 1

------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SGK Tin học 12 bài 1. Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Tin học 12 bài 1. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

§1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu 1. Bài tóan quản lý: - Để quản lý học sinh trong nhà trường, người ta thường lập các biểu bảng gồm các cột, hàng để chứa các thông tin cần quản lý. - Một trong những biểu bảng được thiết lập để lưu trữ thông tin về điểm của hs như sau:(Hình 1: SGK)

2. Các công việc thường gặp khi quản lý thông tin của một đối tượng nào đó: - Tạo lập hồ sơ về các đối tượng cần quản lí; -Cập nhật hồ sơ (thêm, xóa, sửa hồ sơ); -Tìm kiếm; -Sắp xếp; -Thống kê; -Tổng hợp, phân nhóm hồ sơ; -Tổ chức in ấn…

3. Hệ cơ sở dữ liệu

  1. Khái niệm:

*. Cơ sở dữ liệu là gì? Cơ sở dữ liệu (CSDL-Database) là tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một đối tượng nào đó (như trường học, bệnh viện, ngân hàng, nhà máy...), được lưu trữ trên bộ nhớ máy tính để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ1: lấy lại ví dụ Hình 1 (SGK)

* Hệ quản trị CSDL: Là phần mềm cung cấp mô trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và tìm kiếm thông tin của CSDL, được gọi là hệ quản trị CSDL (hệ QTCSDL-DataBase Manegement System)- Như vậy, để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính một CSDL cần phải có: -Hệ QTCSDL -Các thiết bị vật lý (máy tính, đĩa cứng, mạng máy tính...) -Ngoài ra, các phần mềm ứng dụng được xây dựng trên hệ QTCSDL giúp thuận lợi cho người sử dụng khi muốn tạo lập và khai thác CSDL

  1. Các mức thể hiện của CSDL - có 3 mức hiểu CSDL đó là mức vật lý, mức khái niệm và mức khung nhìn + Mức vật lí: là hiểu biết về CSDL vật lí của một hệ CSDL là tập hợp các tệp dữ liệu tồn tại trên các thiết bị nhớ + Mức khái niệm: là cách hiểu trong CSDL có những dữ liệu nào và các mối quan hệ của chúng. + Mức khung nhìn: là cách thể hiện phù hợp của CSDL cho mỗi người dùng.
  1. Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL: * Tính cấu trúc :Thông tin trong CSDL được lưu trữ theo một cấu trúc xác định. * Tính toàn vẹn: Các giá trị được lưu trữ trong CSDL phải thỏa mãn một số ràng buộc, tùy theo nhu cầu lưu trữ thông tin. * Tính nhất quán: CSDL phải đảm bảo tính nhất quán ngay cả khi xảy ra sự cố sau những thao tác cập nhật dữ liệu * Tính an toàn và bảo mật thông tin: CSDL dùng chung phải được bảo vệ an toàn, thông tin phải được bảo mật nếu không dữ liệu trong CSDL sẽ bị thay đổi một cách tùy tiện và thông tin sẽ bị “xem trộm”. * Tính độc lập: Một CSDL có thể sử dụng cho nhiều chương trình ứng dụng, đồng thời csdl không phụ thuộc vào phương tiện lưu trữ và hệ máy tính nào cũng sử dụng được nó. * Tính không dư thừa: Một CSDL tốt thường không lưu trữ những dữ liệu trùng nhau, hoặc những thông tin có thể dễ dàng tính toán từ các dữ liệu có sẵn.
  1. Một số hoạt động có sử dụng CSDL: - Hoạt động quản lý trường học - Hoạt động quản lý cơ sở kinh doanh - Hoạt động ngân hàng

§2. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU

1. Các chức năng của hệ QTCSDL: Các chức năng cơ bản của hệ QTCSDL:

  1. Cung cấp cách tạo lập CSDL: Thông qua ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu, người dùng khai báo kiểu và các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin, khai báo các ràng buộc trên dữ liệu được lưu trữ trong CSDL.
  1. Cung cấp cách cập nhật dữ liệu, tìm kiếm và kết xuất thông tin: Thông qua ngôn ngữ thao tác dữ liệu, người ta thực hiện được các thao tác sau: Cập nhật : Nhập, sửa, xóa dữ liệu Khai thác: sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo…
  1. Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào CSDL Thông qua ngôn ngữ đìều khiển dữ liệu để đảm bảo: - Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép. - Duy trì tính nhất quán của dữ liệu... - ….

2. Hoạt động của một hệ QTCSDL:

  1. Hệ QTCSDL có 02 thành phần chính: -Bộ xử lý truy vấn -Bộ truy xuất dữ liệu
  2. Mô tả sự tương tác của hệ QTCSDL: Người dùng thông qua chương trình ứng dụng chọn các câu hỏi (truy vấn) đã được lập sẵn,Vd: Bạn muốn tìm kiếm mã học sinh nào-à người dùng nhập giá trị muốn tìm kiếm , ví dụ: A1àbộ xử lý truy vấn của hệ QTCSDL sẽ thực hiện truy vấn nàyàbộ truy xuất dữ liệu sẽ tìm kiếm dữ liệu theo yêu cầu truy vấnà dựa trên CSDL đang dùng thông qua bộ quản lí tệp.
  3. Sơ đồ chi tiết mô tả sự tương tác của hệ QTCSDL: (SGK)

3. Vai trò của con người khi làm việc với hệ cơ sở dữ liệu .

  1. Người quản trị: - Là người được trao quyền điều hành CSDL
  2. Người lập trình - Là người tạo ra các chương trình ứng dụng nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác của nhóm người dùng.
  3. Người dùng - Người dùng là người có nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL

4. Các bước xây dựng CSDL

* Bước 1: Khảo sát - Tìm hiểu yêu cầu của công tác cần quản lí - Xác định các dữ liệu cần lưu trữ, phân tích mối quan hệ giữa chúng; - Phân tích chức năng cần có của hệ thống khai thác thông tin - … * Bước 2: Thiết kế - Thiết kế CSDL; - Lựa chọn hệ QTCSDL để triển khai - Xậy dựng hệ thống chương trình ứng dụng. * Bước 3: Kiểm thử - Nhập dữ liệu cho CSDL và tiến hành chạy thử chương trình, phát hiện lỗi thì xem lại các bước đã thực hiện trước đó.

Cơ sở dữ liệu quan hệ là gì tin học 12?

- Cơ sở dữ liệu quan hệ là cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ. - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ là hệ quản trị cơ sở dữ liệu dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ. - Khóa: Các thuộc tính có thể được dùng để phân biệt các cá thể.

Ví dụ cơ sở dữ liệu là gì?

Cơ sở dữ liệu : là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ đề đáp ứng nhu cầ khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ: bảng “ Hồ sơ học sinh” là cơ sở dữ liệu được lưu dưới dạng bảng biểu.

Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ là gì?

Cơ sở dữ liệu quan hệ (tiếng Anh: relational database) là một cơ sở dữ liệu (phổ biến nhất là kỹ thuật số) dựa trên mô hình quan hệ dữ liệu, theo đề xuất của Edgar F. Codd vào năm 1970. Một hệ thống phần mềm sử dụng để duy trì cơ sở dữ liệu quan hệ là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS).

Em biết gì về hệ cơ sở dữ liệu?

Cơ sở dữ liệu là một bộ sưu tập dữ liệu có hệ thống, được lưu trữ bằng điện tử. Nó có thể chứa bất kỳ loại dữ liệu nào, bao gồm từ, số, hình ảnh, video và tệp. Bạn có thể sử dụng phần mềm được gọi là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS) để lưu trữ, truy xuất và chỉnh sửa dữ liệu.