Học phí trường Đại học Tài chính Ngân hàng TP HCM

Ngành Tài chính - Ngân hàng tại Đại học Ngoại thương, Kinh tế TP HCM và Tài chính - Marketing cùng có học phí là 18,5 triệu đồng cho năm học 2019-2020.

1. Đại học Ngoại thương

Trường tuyển 240 chỉ tiêu ngành Tài chính - Ngân hàng cho cơ sở Hà Nội theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 với ba chuyên ngành là Tài chính quốc tế (100 chỉ tiêu), Phân tích và đầu tư tài chính (70) và Ngân hàng (70). Ở TP HCM, ngành này có 100 chỉ tiêu cho chuyên ngành duy nhất Tài chính quốc tế.

Học phí dự kiến năm học 2019-2020 là 18,5 triệu đồng và được điều chỉnh hàng năm không quá 10%. Năm ngoái, điểm chuẩn ngành Tài chính - Ngân hàng cơ sở Hà Nội là 23,65 và TP HCM là 23,5.

Ngoài ra, trường còn tuyển sinh ngành/chuyên ngành Tài chính ngân hàng với các chương trình tiên tiến và chất lượng cao. Trong đó, chương trình chất lượng cao dự kiến có học phí 40 triệu đồng và tiên tiến là 60 triệu đồng một năm.

2. Đại học Kinh tế quốc dân

Tài chính - Ngân hàng là ngành được phân bổ nhiều chỉ tiêu nhất Đại học Kinh tế quốc dân năm 2019 với 400. Trường còn tổ chức xếp lớp theo các lĩnh vực chuyên sâu gồm Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp và Tài chính công.

Học phí chương trình đại trà năm học 2019-2020 cho khóa 61 (tuyển sinh năm 2019) từ 15,5 đến 19 triệu đồng (biểu đồ lấy mức trung bình là 17,25 triệu).

Năm ngoái, ngành Tài chính - Ngân hàng của Đại học Kinh tế quốc dân lấy 22,85 điểm.

* Học phí ngành Tài chính - Ngân hàng chương trình đại trà năm học 2019-2020 (Đơn vị: triệu đồng)

Học phí trường Đại học Tài chính Ngân hàng TP HCM

3. Học viện Tài chính

Trường tuyển thẳng 20 em, xét tuyển thẳng học sinh giỏi dựa trên kết quả học tập bậc THPT là 1.000 chỉ tiêu và xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia là 1.000.

Học phí bốn năm đối với ngành Tài chính - Ngân hàng là 42 triệu đồng, tính theo năm học là 10,5 triệu. Điểm chuẩn ngành Tài chính - Ngân hàng của trường năm ngoái là 20 đối với khối A và A01; 20,2 đối với D01.

4. Học viện Ngân hàng

Năm 2019, ngành Tài chính - Ngân hàng tuyển 600 chỉ tiêu chuyên ngành Tài chính và 550 chỉ tiêu Ngân hàng. Điểm trúng tuyển năm ngoài là 20,25.

Học viện Ngân hàng công bố thu học phí hàng năm với mức phí cạnh tranh so với nhiều trường nhờ lợi thế là trường công lập do Ngân hàng Nhà nước quản lý. Trong đó, sinh viên hệ đại học chính quy nộp 8,91 triệu đồng/năm.

5. Đại học Kinh tế (Đại học quốc gia Hà Nội)

Trường tuyển 144 chỉ tiêu ngành Tài chính - Ngân hàng chất lượng cao trong năm 2019 theo các tổ hợp A01, D01, D09, D10. Trong đó, điểm tiếng Anh phải đạt từ 4/10 trở lên và nhân hệ số 2. Năm ngoái, ngành này lấy 25,58 điểm.

Học phí chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Tài chính - Ngân hàng dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2019 là 3,5 triệu đồng/tháng, tương ứng 35 triệu đồng/năm.

6. Đại học Thương mại

Đầu vào của Đại học Thương mại ngày càng tăng. Năm ngoái, ngành Tài chính - ngân hàng gồm hai chuyên ngành là Tài chính - Ngân hàng thương mại và Tài chính công lấy điểm chuẩn lần lượt là 20 và 19,5.

Năm 2019, Đại học Thương mại dành 250 chỉ tiêu cho ngành Tài chính - Ngân hàng. Học phí dự kiến cho chương trình đại trà là 15,750 triệu đồng/năm. Ngoài ra, trường còn tuyển sinh chương trình chất lượng cao ngành này với học phí 30,450 triệu đồng/năm.

7. Đại học Kinh tế TP HCM

Ngành Tài chính - Ngân hàng của Đại học Kinh tế TP HCM gồm các chuyên ngành Tài chính công, Thuế, Thuế trong kinh doanh, Quản trị hải quan - Ngoại thương, Ngân hàng, Ngân hàng đầu tư, Thị trường chứng khoán, Tài chính, Quản trị rủi ro tài chính và bảo hiểm, Đầu tư tài chính, Tài chính quốc tế. Tổng chỉ tiêu năm 2019 là 1.100.

Năm ngoái, điểm chuẩn ngành là 20, điểm chuẩn vào các chuyên ngành thuộc ngành Tài chính ngân hàng dao động từ 17,5 đến 21,3.

* Học phí cụ thể cho bốn năm học như sau:

 Ngành học  Năm 1  Năm 2  Năm 3  Năm 4
 Ngành/CT đại trà

 585.000đ/Tín chỉ

 Khoảng 18,5 triệu/năm

  650.000đ/Tín chỉ

 Khoảng 20,5 triệu/năm

  715.000đ/Tín chỉ

 Khoảng 22,5 triệu/năm

  785.000đ/Tín chỉ

 Khoảng 24,8 triệu/năm

8. Đại học Kinh tế - Luật (TP HCM)

Trường tuyển sinh các ngành Tài chính - Ngân hàng hệ đại trà, chất lượng cao, chất lượng cao bằng tiếng Anh và Tài chính - Ngân hàng (Công nghệ tài chính) chất lượng cao.

Học phí chương trình đại trà năm 2019 là 8,9 triệu đồng lớp chất lượng cao là 22 triệu đồng (mỗi năm tăng 10%) và lớp chất lượng cao bằng tiếng Anh là 39 triệu đồng.

Năm ngoái, điểm chuẩn chương trình đại trà là 20,5, chương trình chất lượng cao là 19,75 và chất lượng cao bằng tiếng Anh là 18,75.

9. Đại học Ngân hàng TP HCM

Năm nay, trường tuyển 700 chỉ tiêu ngành này với hai chuyên ngành là Tài chính và Ngân hàng đại trà và chương trình chất lượng cao.

Học phí đối với hệ đại học chính quy của trường được áp dụng theo quy định của Nhà nước đối với đại học công lập chưa tự chủ tài chính, tức 890.000 đồng/tháng. Đối với chương trình chất lượng cao, học phí 16 triệu đồng/học kỳ, cả khóa học có 8 kỳ.

Năm ngoái, điểm trúng tuyển các chương trình chất lượng cao là 18, chương trình Tài chính - Ngân hàng đại trà là 19,1.

10. Đại học Tài chính - Marketing

Năm nay, trường tuyển sinh 550 chỉ tiêu cho ngành này, với 8 chuyên ngành gồm Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng, Thuế, Hải quan - Xuất nhập khẩu, Tài chính công, Tài chính Bảo hiểm và Đầu tư, Thẩm định giá, Tài chính định lượng. Ngoài ra, trường còn tuyển 270 chỉ tiêu cho hai chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp và Ngân hàng chất lượng cao.

Học phí đối với chương trình đại trà là 18,5 triệu đồng/năm. Chương trình chất lượng cao là 36,3 triệu đồng/năm. Học phí này được tính bình quân theo từng năm học. Học phí thực tế đóng được tính dựa trên số tín chỉ của các học phần do sinh viên đăng ký học theo từng học kỳ, năm học.

Năm ngoái, ngành Tài chính - Ngân hàng lấy điểm chuẩn là 18,9.

Hay Học Hỏi - Tham khảo nguồn VnExpress

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

PHÒNG TƯ VẤN TUYỂN SINH VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

CÁC CÂU HỎI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2021 THƯỜNG GẶP

1. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM là đại học công lập hay đại học dân lập? Đã được thành lập lâu chưa ? 

- Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM là trường ĐH công lập, trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM chính thức được thành lập ngày 16/12/1976. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển với những tên gọi khác nhau, ngày 20/8/2003, Trường chính thức lấy tên gọi là Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh theo Quyết định số 174/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.  

- Với lịch sử gần 45 năm hình thành và phát triển, Trường ngày càng khẳng định được vị thế của một trong những trường đại học đa ngành hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kinh tế, tài chính- ngân hàng, kinh doanh, quản lý, luật, ngôn ngữ.

- Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã trở thành cái nôi đào tạo nhiều thế hệ chuyên gia, nhà quản lý, doanh nhân thành đạt. 

2. Trường Đại học Ngân hàng có các bậc hệ và ngành đào tạo nào ?

          Trường có các chương trình và hình thức đào tạo đa dang đáp ứng nhu cầu của người học với 7 ngành, các bậc đào tạo từ đại học, thạc sĩ, đến tiến sĩ. Các hệ đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, liên kết quốc tế,  các khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, đào tạo ngoại ngữ, tin học.

Chương trình Tiến sĩ : Ngành Tài chính Ngân hàng

Chương trình Thạc sĩ : Tài chính Ngân hàng, Quản trị kinh doanh

Chương trình ĐHCQ chất lượng cao gồm các ngành: Tài chính Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh

Chương trình ĐHCQ quốc tế cấp song bằng gồm các ngành: Quản trị kinh doanh (ĐH Bolton, Anh Quốc và ĐH Ngân hàng TP.HCM cấp bằng), Bảo hiểm – Tài chính – Ngân hàng (ĐH Toulon, Pháp và ĐH Ngân hàng cấp bằng).

Chương trình ĐHCQ chuẩn (Chương trình đại trà) gồm các ngành: Tài chính Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý, Kinh tế quốc tế, Luật kinh tế, Ngôn ngữ Anh.

      Chương trình Đại học hệ vừa làm vừa học; liên thông, văn bằng 2 hệ vừa làm vừa học các ngành: Tài chính Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh 

Các chương trình liên kết quốc tế bậc cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tại Viện Đào tạo Quốc tế (http://saigonisb.buh.edu.vn)

Các chương trình đào tạo ngoại ngữ tin học được triển khai tại Trung tâm Ngoại ngữ Tin Học (www.flic.edu.vn).

Các chương trình đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, được triển khai đào tạo tại Trung tâm Đào tạo Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng (www.fbc.buh.edu.vn)

3. Trường có bao nhiêu cơ sở, sinh viên sẽ học tại đâu ?

- Trường hiện có 03 cơ sở đào tạo : Trụ sở chính nằm tại 36 Tôn Tất Đạm - Quận 1, cơ sở 39 Hàm Nghi - Quận 1 và Cơ sở đào tạo lớn nhất nằm tại số  là 56 Hoàng Diệu 2 – Quận Thủ Đức.

- Các cơ sở 36 Tôn Thất Đạm và 39 Hàm Nghi – Quận 1 chủ yếu dành cho các hệ đào tạo đại học chính qui chất lượng cao, đại học chính quy quốc tế song bằng, các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế, hệ cao học và nghiên cứu sinh, hệ vừa làm vừa học.

4. Sinh viên đại học chính quy sẽ học tại cơ sở nào ?

- Chương trình Đại học chính quy chuẩn (Đại trà): học tập trung tại cơ sở 56 Hoàng Diệu 2, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh.

- Chương trình Đại học chính quy chất lượng cao: được lựa chọn học ở 56 Hoàng Diệu 2, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh hoặc 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP.HCM

- Chương trình Đại học chính quy quốc tế cấp song bằng: học tại cơ sở 39 Hàm Nghi, Quận 1.

5. Năm 2021, trường tuyển sinh bao nhiêu chỉ tiêu đại học chính quy ? và tuyển sinh những chương trình nào ? 

   Năm 2021, Trường dự kiến tuyển sinh 3280 chỉ tiêu, trong đó : 

- Chương trình ĐHCQ chất lượng cao: 950 chỉ tiêu

- Chương trình ĐHCQ Quốc tế song bằng: 165 chỉ tiêu

- Chương trình ĐHCQ chuẩn (Chương trình đại trà): 2165 chỉ tiêu 

6. Các phương thức tuyển sinh  ĐHCQ năm 2021 của Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM ?  

Năm 2021, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tuyển sinh theo 5 phương thức: 

- Phương thức 1: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của BGD&ĐT. Áp dụng đối với tất cả các chương trình đào tạo. 

- Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2021. Áp dụng cho 1925 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chuẩn (Chương trình đại trà), 570 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chất lượng cao, 80 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ Quốc tế song bằng.

- Phương thức 3: Ưu tiên xét tuyển và xét học bạ theo quy chế tuyển sinh của Trường. Áp dụng cho 290 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chất lượng cao và 85 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ Quốc tế song bằng. 

- Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực. Áp dụng cho 240 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chuẩn (Chương trình đại trà); 90 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chất lượng cao. 

- Phương thức 5: Xét tuyển học bạ THPT và phỏng vấn. Áp dụng cho 235 chỉ tiêu Chương trình liên kết đào tạo quốc tế do Đại học đối tác cấp bằng.

7. Tuyển sinh ĐHCQ năm 2021, Trường có xét học bạ không ? 

      Kỳ tuyển sinh ĐHCQ năm 2021, Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM dành cho 290 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chất lượng cao và 85 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ Quốc tế song bằng cho phương thức ưu tiên xét tuyển và xét học bạ.

8. Chương trình ĐHCQ chuẩn (Chương trình đại trà) áp dụng các phương thức xét tuyển nào? Có xét học bạ không ?     

     Chương trình ĐHCQ chuẩn (đại trà) không xét học bạ mà xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi THPT (1925 chỉ tiêu) và xét tuyển dựa trên kết quả thi  đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM (240 chỉ tiêu).

9. Chương trình ĐHCQ chất lượng cao và chương trình ĐHCQ quốc tế song bằng có xét kết quả thi THPT và đánh giá năng lực không ? 

- Xét kết quả thi THPT: 

Chương trình ĐHCQ chất lượng cao: 570 chỉ tiêu; Chương trình ĐHCQ quốc tế song bằng 80 chỉ tiêu.

- Đánh giá năng lực:

 Chương trình ĐHCQ chất lượng cao: 90 chỉ tiêu; Chương trình ĐHCQ quốc tế song bằng không áp dụng phương thức thi đánh giá năng lực. 

10. Cách thức xét học bạ như thế nào ? 

Đối tượng: 

Đối tượng 1: Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi học sinh giỏi, Olympic cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương năm lớp 11 hoặc lớp 12; môn dự thi Olympic quốc tế hoặc môn đạt giải có trong các tổ hợp môn quy định cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT của ngành/chương trình đăng ký. 

Đối tượng 2: Thí sinh có kết quả ở các kỳ thi tiếng Anh quốc tế, đánh giá năng lực quốc tế; Các chứng chỉ và ngưỡng điểm cụ thể như sau:

STT Chứng chỉ/Kỳ thi Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

Ghi chú: Kết quả điểm học lực học kỳ 1 và học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 6.5 trở lên

1 IELTS 5.0 Thang 9.0

2 TOEFL iBT 47 Thang 120

3 SAT 1200 Thang 1600

4 ACT 27 Thang 36

Đối tượng 3: Học sinh có kết quả xếp loại học lực học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ loại giỏi trở lên thuộc các trường THPT chuyên, năng khiếu trực thuộc đại học và các trường chuyên, năng khiếu trực thuộc tỉnh/thành phố. 

Đối tượng 4: Học sinh có kết quả điểm học lực học kỳ 1 và học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 6.5 trở lên, tổng điểm xét tuyển các môn trong tổ hợp xét tuyển từ 20 trở lên bao gồm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực; điểm môn tiếng Anh trung bình cộng 3 học kỳ phải đạt từ 6,5 trở lên.  

Nguyên tắc xét tuyển: 

- Xét thứ tự ưu tiên theo đối tượng từ 1 đến 4;

- Đối với đối tượng 3 và 4, Trường xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT 3 học kỳ (Học kỳ 1 và học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) theo tổ hợp môn đã nêu tại mục 2. Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cộng (3 học kỳ) của từng môn học trong tổ hợp đăng ký xét tuyển theo thang điểm 10 (có quy đổi nếu có môn nhân hệ số), cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và được làm tròn đến hai chữ số thập phân;

- Đối với các thí sinh bằng điểm  xét tuyển ở cuối danh sách, Nhà trường áp dụng tiêu chí phụ là điểm trung  bình cộng  môn Toán của 3 học kỳ (Học kỳ 1 và học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12);

- Mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 02 nguyện vọng, các nguyện vọng được xét bình đẳng với nhau; trường hợp thí sinh đủ điểm trúng tuyển 02 nguyện vọng thí sinh cũng chỉ được công nhận trúng tuyển 01 nguyện vọng có thứ tự ưu tiên cao nhất;

- Phương thức này áp dụng đối với các thí sinh tốt nghiệp THPT vào các năm 2021, 2020 và 2019.

11. Thời gian và địa chỉ nộp hồ sơ ưu tiên xét tuyển và xét học bạ

Địa điểm nhận hồ sơ : 

Hội đồng tuyển sinh – Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM  – Tầng trệt – 36 Tôn Thất Đạm – P. Nguyễn Thái Bình – Quận 1 – TP.HCM.

Ngoài bìa hồ sơ vui lòng ghi rõ “Hồ sơ xét tuyển Đại học chính quy” 

Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển: 

- Đợt 1: Nhận hồ sơ từ ngày 05/04/2021 đến ngày 15/5/2021 (Nhận trực tiếp và qua bưu điện). Trường thông báo kết quả trúng tuyển có điều kiện dự kiến trước 15/6/2021. 

- Đợt 2: Theo thông báo của Trường (Nếu có).

Ghi chú: Thời gian tính theo dấu bưu điện.

12. Hồ sơ ưu tiên xét tuyển và xét học bạ gồm những gì? 

Hồ sơ xét tuyển gồm có:  

- Phiếu đăng ký xét tuyển (Sau khi đăng ký xét tuyển trực tuyến thành công, thí sinh in phiếu đăng ký và ký tên lên phiếu);

- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân (bản photo chứng thực)

- Chứng nhận đối tượng ưu tiên (bản photo chứng thực) (nếu có)

- Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế (bản photo chứng thực) (nếu có)

- Giấy chứng nhận đạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi, kỳ thi Olympic, Quốc gia, cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (bản photo chứng thực) (nếu có)

Trường hợp thí sinh chưa tốt nghiệp THPT: 

Nộp học bạ hoặc phiếu điểm có kết quả học tập của 3 học kỳ: Học kỳ 1, Học kỳ 2 lớp 11 và Học kỳ 1 lớp 12 (bản photo công chứng), có xác nhận của trường THPT. Nhà trường sẽ yêu cầu thí sinh nộp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và học bạ đầy đủ 3 năm học THPT (bản photo chứng thực) và các hồ sơ khác theo quy định vào thời điểm trúng tuyển va làm thủ tục xác nhận nhập học.

 Trường hợp thí sinh đã tốt nghiệp THPT:

Nộp bằng tốt nghiệp THPT và học bạ đẩy đủ 3 năm học THPT (bản photo chứng thực).

(*) Thí sinh hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của các hồ sơ và thông tin đã cung cấp cho Nhà trường.

13. Thời gian và thủ tục nộp hồ sơ xét tuyển dựa trên điểm thi THPT: 

Đối với phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi THPT Nhà trường thực hiện theo hướng dẫn và kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14. Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM:

Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến theo link đăng ký của Trường và nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 05/04/2021 đến ngày 15/5/2021. 

15. Nguyên tắc xét theo phương thức kết quả thi đánh giá năng lực như thế nào ? 

Nhà trường xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực cụ thể như sau: 

Đối tượng: 

- Học sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2021, có tổng điểm từ 700 trở lên; và điểm trung bình học tập HK1 và HK2 năm lớp 11 và HK1 năm lớp 12 đạt từ 6.5 trở lên.

Nguyên tắc xét tuyển: 

Thí sinh được đăng ký tối đa 04 nguyện vọng, các nguyện vọng được xét bình đẳng với nhau; trường hợp thí sinh đủ điểm trúng tuyển nhiều nguyện vọng thí sinh cũng chỉ được công nhận trúng tuyển 01 nguyện vọng có thứ tự ưu tiên cao nhất;

- Điểm xét tuyển là tổng điểm thí sinh đạt được trong kỳ thi đánh giá năng lực (theo quy định của Đại học Quốc gia TP.HCM) cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực; xét từ điểm cao xuống thấp và đến khi đủ chỉ tiêu. Điểm ưu tiên đối tượng và khu vực được quy đổi theo thang điểm tương ứng.

- Trong trường hợp nhiều thí sinh cùng điểm xét tuyển ở cuối danh sách và vượt chỉ tiêu tuyển sinh, Nhà trường áp dụng tiêu chí phụ là điểm trung bình cộng điểm học tập của 3 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12). 

16. Chương trình Đại học chính quy chất lượng cao có ưu điểm gì so với chương trình đại trà ?

Chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học thể hiện hướng phát triển nâng cao của đào tạo chính quy, thể hiện một số ưu điểm nổi bật như : 

- Chương trình đào tạo tiếp cận chương trình đào tạo của các trường đại học quốc tế, nhiều học phần chuyên ngành được giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh. Sinh viên có cơ hội chuyển tiếp học tập tại các trường nước ngoài là đối tác của Trường.

- Chương trình đào tạo tiếng Anh tăng cường theo chuẩn IELTS giúp sinh viên chuẩn bị cho môi trường học tập và làm việc quốc tế. Sinh viên được học 300 tiết tiếng Anh miễn phí.

- Chương trình đào tạo kỹ năng mềm giúp sinh viên phát triển các kỹ năng cá nhân trong môi trường nghề nghiệp tương lai. 

- Phương pháp giảng dạy hiện đại mang tính tương tác cao, chú trọng phát huy năng lực tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Sĩ số lớp giới hạn (40 sinh viên/lớp).

- Đội ngũ giảng viên được tuyển chọn trên cơ sở đáp ứng đủ năng lực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường về đào tạo chất lượng cao.

- Được ưu tiên đầu tư đặc biệt về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy – học tập.

- Sinh viên được thụ hưởng chương trình học bổng riêng của chương trình đào tạo chất lượng cao. 

          Thí sinh đăng ký xét tuyển chung vào chương trình. Sau khi trúng tuyển, sinh viên được lựa chọn ngành học (Tài chính Ngân hàng, Kế toán, Quản trị Kinh doanh), được lựa chọn học tập tại cơ sở Thủ Đức hoặc Quận 1, và được ưu tiên bố trí vào ở KTX

Bạn xem thêm thông tin chi tiết về chương trình chất lượng cao tại: www.clc.buh.edu.vn

17. Chương trình Đại học chính quy quốc tế cấp song bằng học trong bao lâu và được cấp bằng gì ?

-  Chương trình Đại học chính quy quốc tế song bằng gồm 02 ngành: 

i) Ngành Quản trị kinh doanh:  Sinh viên tốt nghiệp được nhận bằng Cử nhân Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM và bằng Cử nhân Quản trị kinh doanh của Đại học Bolton (Anh quốc).

ii) Ngành Bảo hiểm – Tài chính – Ngân hàng : Sinh viên tốt nghiệp ngành Bảo hiểm – Tài chính – Ngân hàng được nhận bằng Cử nhân Tài chính – Ngân hàng của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cấp và bằng Cử nhân Bảo hiểm  – Tài chính – Ngân hàng của ĐH Toulon (Pháp). 

Chương trình Đại học chính quy quốc tế cấp song bằng được đào tạo trong 4 năm, chia làm 2 giai đoạn.

18. Học phí hệ đại học chính quy của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM là bao nhiêu ? 

- Học phí Chương trình Đại học chính quy chuẩn (Chương trình đại trà): 4.900.000 đ/học kỳ (Năm học 2020 – 2021)

- Học phí Chương trình Đại học chính quy chất lượng cao: 16.750.000 đ/học kỳ (Năm học 2020 – 2021)

- Học phí Chương trình Đại học chính quy quốc tế song bằng và học phí chương trình liên kết đào tạo quốc tế do Đại học đối tác cấp bằng như sau:

 Tổng học phí tối đa: 212,5 triệu đồng/Toàn khóa học (Đã bao gồm học phí tiếng Anh, chương trình chính khóa, kỹ năng mềm, …).

 Sinh viên học 8 học kỳ: học phí trung bình 25.000.000 đ/học kỳ.

19. Trường hiện có những loại học bổng nào?

Học bổng khuyến khích học tập (Học bổng Ngân sách): Được cấp theo 02 học kỳ chính (học kỳ 1 và học kỳ 2) trong một năm học.

Học bổng Ngân hàng (Căn cứ vào quy chế hoạt động của quỹ học bổng ngân hàng ban hành kèm theo QĐ số 1579/QĐ-NHNN ngày 10/8/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước): Gồm học bổng đặc biệt của Thống đốc, học bổng của ngành ngân hàng, khen thưởng SV thủ khoa (tuyển sinh và tốt nghiệp) và khen thưởng thành tích nghiên cứu khoa học. Định kỳ khen thưởng: Mỗi năm 01 lần, được nhận trong Lễ khai giảng năm học.

Học bổng BUH : Do các cá nhân, tổ chức, cựu SV tài trợ. Thường trao vào Lễ khai giảng hoặc mỗi học kỳ, mỗi tháng (tùy loại).

Bạn truy cập website Trường (http:// buh.edu.vn), theo dõi thông báo của Phòng Công tác SV, Trung tâm Hỗ trợ SV để biết.

20. Ký túc xá của trường ở đâu? Và phí thuê ký túc xá là bao nhiêu?

Ký túc xá được nằm trong khuôn viên của trường tại số 56 Hoàng Diệu 2, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức. 

Ký túc xá phòng chuẩn: 2.000.000đ/ sinh viên/ học kỳ.

Phòng dịch vụ khu K: 4.250.000đ/ sinh viên/học kỳ.

Phòng dich vụ khu KTX 9 tầng: 5.250.000đ/sinh viên/học kỳ.

21. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm? 

Theo khảo sát : trên 98 % sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM có việc làm sau khi tốt nghiệp trong vòng 12 tháng. Sinh viên tốt nghiệp trường ĐH Ngân hàng TP.HCM được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Các cựu sinh viên của Trường hiện đang công tác và đảm nhiệm nhiều vị trí chú chốt tại các ngân hàng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp, cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục và nghiên cứu ... tạo thành một cộng đồng BUH rộng lớn.

22. Khi nào trường sẽ tự chủ Tài chính, học phí lúc đó tăng không ?

Tự chủ tài chính là tất yếu đối với các trường Đại học công lập theo đúng định hướng của Nhà nước và Chính phủ, hiện tại Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM đang trong quá trình xây dựng đề án để trình Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ phê duyệt. 

Khi trường chuyển sang tự chủ tài chính, có nghĩa trường phải tự đảm bảo kinh phí hoạt động, lúc đó học phí sẽ tăng theo lộ trình chứ không tăng đột biến.

Hiện nay mức học phí của Trường tương đối thấp so với mặt bằng chung là do sinh viên đang được hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo từ ngân sách nhà nước. 

23. Em định đăng kí học chương trình chất lượng cao nhưng ko giỏi tiếng anh vì em thi khối A, liệu có theo kịp khi học ko?

Chương trình chất lượng cao (các ngành Tài chính Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán) đối với cách xét kết quả thi THPT và xét học bạ đều xét tuyển theo các tổ hợp môn A01, D01, D07, A00 trong đó điểm tiếng Anh nhân hệ số 2, không có điều kiện sơ tuyển riêng về ngoại ngữ.

Sau khi sinh viên trúng tuyển trường sẽ có chương trình đào tạo tiếng Anh tăng cường bao gồm 300 tiết miễn phí, để giúp sinh viên nâng cao năng lực tiếng Anh, Trường cũng sẽ tổ chức thi kiểm tra trình độ tiếng Anh để bố trí sinh viên vào lớp tiếng Anh phù hợp. Bạn không cần phải quá lo lắng về trình độ tiếng Anh ban đầu. Nhưng quá trình bạn cần phải cố gắng để có thể đạt các chuẩn tiếng Anh theo quy định của chương trình. (chuẩn đầu ra là IELTS 5.5).

24. Khi nào thì được phân chuyên ngành? 

        Sinh viên sẽ được phân chuyên ngành ngay từ năm 1, việc chọn chuyên ngành nào là do sinh viên tự chọn và đăng ký, sau đó Trường sẽ căn cứ theo nguyện vọng của sinh viên và chỉ tiêu cụ thể của mỗi chuyên ngành. Trường hợp số lượng sinh viên đăng ký vào 1 ngành nhiều hơn chỉ tiêu của ngành đó Trường sẽ xét theo các tiêu chí đã công bố.

25. Em muốn học ngành Tài chính Ngân hàng thì em phải xét tuyển như thế nào ? 

Ngành Tài chính Ngân hàng có cả 3 chương trình : ĐHCQ chuẩn (Đại  trà), ĐHCQ chất lượng cao, ĐHCQ quốc tế song bằng bạn tham khảo kỹ phương thức xét tuyển của từng chương trình nhé.

26. Em muốn học ngành Quản trị kinh doanh thì em phải xét tuyển như thế nào ? 

Ngành Quản trị kinh doanh có cả 3 chương trình : ĐHCQ chuẩn (Đại  trà), ĐHCQ chất lượng cao, ĐHCQ quốc tế song bằng bạn tham khảo kỹ phương thức xét tuyển của từng chương trình nhé.

27. Em muốn học ngành Kế toán  thì em phải xét tuyển như thế nào ? 

Ngành Kế toán có 2 chương trình : ĐHCQ chuẩn (Đại  trà), ĐHCQ chất lượng cao, bạn tham khảo kỹ phương thức xét tuyển của từng chương trình nhé.

28. Em muốn học ngành Kinh tế quốc tế/Ngôn ngữ Anh/Hệ thống thông tin quản lý/Luật Kinh tế thì xét tuyển thế nào ? Có xét học bạ không ? 

Ngành Kinh tế quốc tế/Ngôn ngữ Anh/Hệ thống thông tin quản lý/Luật Kinh tế chỉ có chương trình ĐHCQ chuẩn (Chương trình đại trà) nên áp dụng xét tuyển theo phương thức dựa trên kết quả thi THPT và phương thức dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực. Không có phương thức ưu tiên xét tuyển và xét học bạ. Bạn tham khảo chỉ tiêu cụ thể của từng ngành và từng phương thức. 

29. Cách tính điểm xét học bạ như thế nào? Em có thể đăng ký 2 tổ hợp để xét tuyển được không?:

Cách tính điểm như sau:

              (Trung bình môn 1 3HK + Trung bình môn 2 3HK +Trung bình Tiếng Anh 3HK)

         Thí sinh tính và lựa chọn 1 tổ hợp môn có điểm cao nhất để xét tuyển.

30. Em muốn học ngành Tài chính Ngân hàng/QTKD/Kế toán chương trình chất lượng cao và muốn đăng ký xét học bạ ? Em sẽ ghi vào hồ sơ thế nào ? 

Khi đăng ký nguyện vọng bạn chỉ cần ghi : 

NV1 hoặc NV2 : Chương trình ĐHCQ chất lượng cao 

       Sau khi trúng tuyển và nhập học bạn sẽ được chọn 1 trong 3 ngành Tài chính Ngân hàng/QTKD/Kế toán theo nguyện vọng.

31. Nếu em có điểm IELTS 5.5 em có được ưu tiên gì không ? 

          Thí sinh có kết quả ở các kỳ thi tiếng Anh quốc tế, đánh giá năng lực quốc tế; Các chứng chỉ và ngưỡng điểm cụ thể như sau:

STT

Chứng chỉ/Kỳ thi

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

Ghi chú

1

IELTS

5.0

Kết quả điểm học lực học kỳ 1 và học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 6.5 trở lên

Thang 9.0

2

TOEFL iBT

47

Thang 120

3

SAT

1200

Thang 1600

4

ACT

27

Thang 36

Bạn sẽ được ưu tiên hơn so với đối tượng 3 và đối tượng 4.

32. Nếu hiện tại em đăng ký xét học bạ nhưng sau đó em muốn đăng ký xét tuyển  theo phương thức dựa trên kết quả thi THPT thì có được không ? 

Theo như quy chế của những năm trước, sau khi có kết quả thi THPTQG bạn sẽ được cấp 1 phiếu điểm. Trường nơi bạn trúng tuyển bằng phương thức học bạ sẽ yêu cầu bạn nộp phiếu điểm để xác nhận nhập học. Nếu bạn nộp để xác nhận nhập học bạn sẽ không được xét tuyển theo phương thức điểm thi THPTQG nữa. Nếu bạn không nộp phiếu điểm bạn có thể xét tuyển theo phương thức điểm thi THPTQG nhưng Trường sẽ hủy kết quả trúng tuyển theo phương thức học bạ. 

33. Công thức tính điểm xét tuyển

        + Đối với ngành/nhóm ngành/chương trình không nhân hệ số:

         Điểm xét tuyển= (M1 + M2 + M3) + Điểm ưu tiên

+ Đối với ngành/nhóm ngành/chương trình có môn/bài thi nhân hệ số 2:

Điểm xét tuyển=  (M1 + M2 + M3*2)*3/4+ Điểm ưu tiên

(Điểm xét tuyển được quy về tổng điểm 30, điểm số thập phân làm tròn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo nhóm ngành, ngành (đã trừ số lượng được tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, học sinh dự bị) và danh sách thống kê ĐXT thí sinh đăng ký xét tuyển, Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) Trường xem xét và quyết định phương án điểm trúng tuyển theo nguyên tắc điểm xét tuyểntừ cao tới thấp;

- Không phân biệt điểm xét trúng tuyểnđối với các tổ hợp bài thi/môn thi đăng ký xét tuyển khác nhau của  thí sinh vào cùng nhóm ngành hoặc ngành cụ thể;

- Không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký, trừ trường hợp xử lý các thí sinh có điểm xét tuyểnbằng nhau theo quy định sau: ”Trường hợp thí sinh có điểm xét tuyểnbằng nhau trong cùng ngành/nhóm ngành xét tuyển, Trường ưu tiên xét tuyển thí sinh có thứ tự nguyện vọng cao hơn (điều kiện phụ)”.