Hồi tố báo cáo tài chính là gì

Hướng dẫn sữa chữa sai sót báo cáo tài chính năm trước

Hướng dẫn sữa chữa sai sót báo cáo tài chính năm trước

Đối với báo cáo tài chính ad thường nghe các bạn hỏi 1 câu hỏi liên quan đến nghiệp vụ như thế này " Nếu báo cáo tài chính năm trước gặp sai sót thì chỉnh sữa như thế nào?" mà ad vẫn rất tâm đắc và ad đã tổng hợp nhiều nguồn tin đáng tin cậy để giải đáp thắc mắc câu hỏi trên.

Làm kế toán thì không thể không sai sót đặc biệt là những kế toán mới ra trường và bắt đầu làm thực tế nhưng khi sai sót mà biết cách sữa chữa thì đó mới thực sự là một người kê toán giỏi và tâm huyết với nghề.

Bài viết hôm nay ad xin chia sẻ các cách sửa chữa báo cáo tài chính năm trước khi gặp sai sót.

Nếu báo cáo tài chính các năm trước (năm N) của doanh nghiệp có nhầm lẫn, sai sót dẫn đến phải điều chỉnh thì việc điều chỉnh này phải thực hiện theo đúng quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” và hướng dẫn tại phần V Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 Hướng dẫn kế toán 06 Chuẩn mực kế toán đợt 4. Trong Thông tư số 20/2006/TT-BTC có quy định cụ thể về kế toán ảnh hưởng của việc điều chỉnh sai sót.

1. Đối với sai sót không trọng yếu   

Sai sót không trọng yếu của các năm trước được phát hiện sau khi báo cá tài chính  của năm trước đã công bố thì được sửa chữa bằng cách điều chỉnh phi hồi tố vào sổ sách kế toán và báo cáo tài chính năm hiện tại. 

Trong đó, áp dụng phi hồi tố đối với thay đổi trong chính sách kế toán và ghi nhận ảnh hưởng của việc thay đổi các ước tính kế toán là áp dụng chính sách kế toán mới đối với các giao dịch và sự kiện phát sinh kể từ ngày có sự thay đổi chính sách kế toán. Ghi nhận ảnh hưởng của việc thay đổi ước tính kế toán trong kỳ hiện tại và tương lai do ảnh hưởng của sự thay đổi.
Cán bộ kế toán sử dụng các bút toán điều chỉnh phản ánh trên hệ thống sổ kế toán của năm N+1.

Hồi tố báo cáo tài chính là gì

2. Đối với sai sót trọng yếu

Sai sót trọng yếu phát sinh trong các năm trước được phát hiện sau khi báo cáo tài chính của năm trước đã công bố phải được sửa chữa theo phương pháp điều chỉnh hồi tố để điều chỉnh. Trong đó, điều chỉnh hồi tố là việc áp dụng chính sách kế toán mới đối với các giao dịch , sự kiện phát sinh trước ngày phải thực hiện các chính sách kế toán đó.
Cán bộ kế toán điều chỉnh như sau: Điều chỉnh trực tiếp vào các chỉ tiêu liên quan trên cột số liệu “ số đầu năm” của bảng cân đối kế toán và cột số liệu “ năm trước” trên báo cáo kết quả kinh doanh năm N+1 (cột số liệu so sánh trên báo cáo tài chính…)
Thông tư số 20 cũng quy định việc trình bày sai sót của năm trước là:

Khi điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin sau:
-  Bản chất của sai sót thuộc các năm trước;
-  Khoản điều chỉnh đối với mỗi năm trước trong báo cáo tài chính:
+Từng khoản mục trên báo cáo tài chính bị ảnh hưởng
+Chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu
- Giá trị điều chỉnh vào đầu năm của năm lấy số liệu so sánh được trình bày trên báo cáo tài chính.
- Nếu không thực hiện được điều chỉnh hồi tố đối với một năm cụ thể trong quá khứ, phải trình bày rõ lý do, mô tả cách thức và thời gian điều chỉnh sai sót.

Báo cáo tài chính của các năm tiếp theo không phải trình bày lại những thông tin này.”
Như vậy, theo các quy định nêu trên về điều chỉnh sai sót, báo cáo tài chính năm hiện hành đã gửi đến cơ quan thuế là báo cáo tài chính đã thể hiện đầy đủ mọi sự điều chỉnh sai sót của các năm trước phát hiện trong năm hiện hành.

Báo cáo tài chính rất quan trọng nên các bạn cần chú ý nhé! Trên đây là các bước hướng dẫn các bạn khi chỉnh sữa sai sót gặp trong báo cáo tài chính năm trước mong có thể giúp ích cho các bạn phần nào. Chúc các bạn làm tốt công việc của mình!

Hồi tố báo cáo tài chính là gì

Tham gia khóa học này bạn sẽ có cơ hội:

1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.

2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học