Hợp đồng mua bán ngoại thương tiếng anh là gì

Hợp đồng ngoại thương là gì? Hợp đồng ngoại thương, hợp đồng ngoại thương bằng tiếng anh là gì? Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương là gì? Nội dung của hợp đồng ngoại thương là gì? Mục đích của hợp đồng ngoại thương là gì? Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng tiếng anh 2021? Những lưu ý trong quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng?

Nền kinh tế đang phát triển và hội nhập với thế giới hiện nay của nước ta đang diễn ra các hoạt động thương mại quốc tế được thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại hàng hóa, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, thương mại trong lĩnh vực đầu tư…Trong đó các giao dịch trong lĩnh vực thương mại hàng hóa luôn diễn ra sôi động nhất do nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa các nước phát triển mạnh. Tất yếu các giao dịch này được thực hiện thông qua các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay còn gọi hợp đồng ngoại thương. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề về nội dung, hình thức, đặc điểm.. của hợp đồng này.

Cơ sở pháp lý:

– Luật thương mại 2005.

1. Hợp đồng ngoại thương là gì?

Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Theo Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam 2005: “Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận thanh toán; người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”

Hợp đồng ngoại thương băng tiếng anh là hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập trên sự thỏa thuận của các bên và ngôn ngữ soạn thảo của hợp đồng bằng tiếng Anh

2. Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương là gì?

– Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là các thương nhân. Thương nhân theo nghĩa thông thường được hiểu là những người trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại. Trong luật thương mại, thương nhân bao gồm các cá nhân, pháp nhân có đủ các điều kiện do pháp luật quốc gia quy định để tham gia vào các hoạt động thương mại và trong một số trường hợp cả chính phủ (khi từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia). Mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về điều kiện trở thành thương nhân cho từng đối tượng cụ thể.

– Đối tượng của hợp đồng: Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải thỏa mãn các quy định về quy chế hàng hóa được phép mua bán, trao đổi theo pháp luật của nước bên mua và bên bán.

– Hình thức của hợp đồng: mặc dù trong các văn bản pháp lí quốc tế cũng như trong quy định pháp luật của một số quốc gia không yêu cầu hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản, tuy nhiên, các bên khi tham gia kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì nên thiết lập bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương, vì như vậy các bên sẽ tránh được tối đa các hậu quả pháp lí bất lợi, những rủi ro và tranh chấp không đáng có cũng như các thiệt hại có thể xảy ra.

– Luật điều chỉnh: Xuất phát từ quyền tự do ý chí trong quan hệ hợp đồng, các bên kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh hợp đồng của mình.

3. Nội dung của hợp đồng ngoại thương là gì?

– Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hàng hóa: Trong hợp đồng hàng hóa phải được ghi cụ thể, chính xác tên thường gọi đối với hàng hóa đó, có kèm theo tên thương mại hoặc tên khoa học (nếu có) và đặc biệt cần phải quy định rõ về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Bởi vì có thể cùng một loại hàng hóa nhưng nếu có nguồn gốc xuất xứ từ những nơi không giống nhau thì điều chắc chắn đó là phẩm chất của hàng hóa sẽ khác nhau.

– Về số lượng hoặc khối lượng của hàng hóa: đây là điều khoản quan trọng vì nó sẽ liên quan đến vấn đề giao thừa hoặc thiếu hàng.

– Về phẩm chất hàng hóa: việc xác định phẩm chất hàng hóa phải được quy định cụ thể thông qua việc mô tả theo hình dạng, màu sắc, kích thước, hoặc xác định bởi đặc tính lí hóa của nó, hoặc theo theo một tiêu chuẩn nhất định, hoặc theo một mẫu nhất định đối với hàng hóa đó. Đây là một điều hết sức quan trọng vì cùng một loại hàng hóa nhưng nếu theo tiêu chuẩn ở khu vực này thì đáp ứng yêu cầu nhưng ở khu vực khác thì lại không đáp ứng. Chính vì vậy các bên cần phải thỏa thuận rõ chất lượng của hàng hóa sẽ được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn nào, nhằm tránh những hiểu lầm tai hại.

– Về điều khoản giá cả hàng hóa: giá cả là một điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nên các bên cần phải thỏa thuận và quy định cụ thể.

– Về thời hạn giao hàng: để đảm bảo quyền lợi của mình và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao nhận hàng các bên cần phải thỏa thuận cụ thể về thời gian giao hàng. Thời gian giao hàng có thể được các bên ấn định vào một thời điểm cụ thể hoặc vào một thời gian cụ thể. Tuy nhiên nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về giao hàng nhiều lần thì các bên nên quy định cụ thể về từng lần giao hàng, nhằm tránh trường hợp không thực hiện việc giao hàng nhưng không thể ràng buộc nghĩa vụ vì không đủ cơ sở pháp lí.

– Điều khoản về thanh toán: có thể nói thanh toán là nghĩa vụ cơ bản và quan trọng nhất của bên mua. Ngược lại đó là quyền lợi quan trọng nhất của bên bán. Cho nên các vấn đề liên quan đến điều khoản thanh toán bao gồm: phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán và địa điểm thanh toán cần được các bên thỏa thuận cụ thể.

– Điều khoản về trách nhiệm hợp đồng: Trong thực tiễn thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không phải lúc nào các bên cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Điều đó cũng có nghĩa là các bên có thể vi phạm nghĩa vụ của mình. Chính vì vậy việc quy định trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng không những có tác dụng răn đe các bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình mà còn có tác dụng bảo vệ lợi ích của bên bị thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

– Điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được điều chỉnh bởi điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia, tập quán quốc tế hoặc bởi các đạo luật mẫu. Về mặt nguyên tắc các bên có quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng.

– Điều khoản về giải quyết tranh chấp: khi các bên kí kết hợp đồng cần nghiên cứu và thỏa thuận trước về cơ chế giải quyết tranh chấp như là thủ tục giải quyết tranh chấp, phương pháp giải quyết tranh chấp và cơ quan giải quyết tranh chấp. Trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế thì các bên thường thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và thủ tục tố tụng trọng tài.

4. Mục đích của hợp đồng ngoại thương là gì?

Hợp đồng ngoại thương là cơ sở quan trọng của cơ quan nhà nước: Hải quan, cơ quan thuế… thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan, là công cụ pháp lý trung tâm của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đồng thời là cơ sở để các bên ký kết các hợp đồng khác: Hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng bảo lãnh…

Hợp đồng ngoại thương là cơ sở pháp lý quy định quyền và nhiệm vụ của các bên trong quan hệ mua bán hàng hoá, đảm bảo các bên thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình.

Hợp đồng ngoại thương là căn cứ để bảo vệ các nguồn và lợi ích hợp pháp của các bên khi có tranh chấp xảy ra.

5. Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng tiếng anh

SALES CONTRACT

No: ……………. Date:…………….

BETWEEN: …..

Address:.. ….Tel:…………….Telex:………………. ..Fax: …………….

Represented by Mr……

Hereinafter called THE BUYER

AND:…….

Address: …….. ….Tel: …………….Telex: ……………….Fax: ……………

Represented by Mr………

Hereinafter called THE SELLER

It has been agreed that the Buyer buys and the Seller sells on the terms and conditions as follows:

ARTICLE 1: COMMODITY

1.1/ Description and specification:

1.2/ Country of origin:

1.3/ Packing: Export standard packing in wooden cans, shipped in container, suitable for sea-carriage, protected against shock, moisture, breakage.

1.4/ Marking:

Case No

GW:____kgs

NW___kgs

1.5/ Spare part: Spare parts are sent at the same time with the Machine

ARTICLE 2: QUANTITY:

ARTICLE 3: PRICE

3.1/ Price

3.2/ Total value of

To be:

ARTICLE 4: SHIPMENT AND INFORMATION FOR INSURANCE

4.1/ Time of delivery: ….

4.2/ Port of loading: ……

4.3/ Port of destination: ……..

4.4/ After shipment, within 24 hours, the Seller shall telex advising UNIMEX of commodity, contract number, quantity, weight, invoice value, name of carrying vessel, loading port, number of Bill of Lading, date of shipment.

ARTICLE 5: PAYMENT

5.1/ By Irrevocable L/C at sight in favour of LUCKMAN Co., LTD. at the Bank

5.2/ Document for payment: Payment shall be made upon presentation to bank of the following documents:

  1. Ocean (Clean on Board) Bill of Lading made out to order blank endorsed, marked (FREIGHT PREPAID) in 2/3 set
  1. Commercial invoice in triplicate
  1. Packing list in triplicate
  1. Certificate of quality in triplicate issued by seller
  1. Certificate of origin in triplicate issued by seller
  1. The seller’s confirmation in triplicate advising the Buyer the shipping particulars

ARTICLE 6: INSURANCE

The Buyer covers AR,WR

ARTICLE 7: CLAIM

The Seller as the ability for processing the inspection of goods before shipment and to bear all expenses occurred.

In the case of loss or damage after goods landed at port of arrival all by the Buyer shall be made claim for quantity must be presented two month after arrival of goods at Saigon Port, claim for quality within three month after the goods at Saigon Port, and shall be confirmed in writing together with survey report of the goods inspection office of the VINACONTROL. The survey report of VINACONTROL should be regards as final.

Whenever such claim is to be proved as of the seller’s responsibility. The seller shall settle without delay.

ARTICLE 8: ARBITRATION

8.1/ In the course of execution of this contract all disputes not reaching an amicable agreement shall be settle by the Vietnam foreign trade arbitration committee attached to the Chamber of Commerce of S.R. Vietnam if the Buyer is the depending party and vise-versa, whose decision shall be accepted as final the both parties.

8.2/ The fees for arbitration and/or other charges shall be borne by the losing party, unless otherwise agreed.

ARTICLE 9: AMENDMENT/ALTERATIONS

Any amendments or alterations of the terms of this contract must be mutually agreed previously and made in writing.

FOR THE SELLER FOR THE BUYER

6. Những lưu ý trong quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng

– Về lựa chọn luật áp dụng:

Lựa chọn luật áp dụng là lựa chọn hệ thống các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các vấn đề trong hợp đồng và các tranh chấp trong phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Sự khác biệt về hệ thống pháp luật giữa các quốc gia khiến các bên phải cân nhắc lựa chọn nguồn luật áp dụng và ghi nhận trong các thỏa thuận hợp đồng.

Việc lựa chọn luật nên được cân nhắc đến khả năng áp dụng trong quá trình thực hiện cũng như khả năng giải quyết tranh chấp và khả năng công nhận phán quyết của tòa án/trọng tài.

– Giải quyết tranh chấp: Việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp cũng quan trọng như chọn luật áp dụng. Chọn tòa án hay trọng tài thương mại, thương lượng hay hòa giải đều cần có sự thiện chí của các bên.

– Điều khoản thanh toán: Mục đích trong giao kết hợp đồng của các thương nhân là mục đích lợi nhuận kinh doanh, vì vậy điều khoản thanh toán là rất quan trọng. Các bên cần thỏa thuận rõ ràng về đồng tiền thanh toán, đơn vị, phương thức cũng như lộ trình và thời hạn thanh toán.