Hướng dẫn 01 2022 tandtc

Với những đóng góp tích cực, Phó Vụ trưởng Nguyễn Văn Tùng được tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý: Chiến sĩ thi đua TAND 2021; chiến sỹ thi đua cơ sở 3 năm liên tiếp từ 2019-2021, Bằng khen của Chánh án TANDTC… Vụ PC&QLKH từng đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Hơn cả, điều làm ông Tùng tâm đắc nhất là “được làm công việc mà mình yêu thích, được cống hiến hết khả năng và sự nhiệt huyết vì sự phát triển của ngành”.
Một trong những người đầu tiên nghiên cứu đề tài về án lệ để trên cơ sở sự nghiên cứu này đề xuất nội dung tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng Án lệ, chính là ông Tùng. Và theo chia sẻ của ông Tùng, số lượng Án lệ sẽ không dừng lại ở con số 52. Hiện TANDTC đang xây dựng thêm nhiều Án lệ và sẽ được ban hành trong thời gian tới.
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 2047/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2022;

Căn cứ Quyết định số 2342/QĐ-BTC ngày 07/12/2021 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2022;

Căn cứ Thông tư số 122/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005; Nghị định số 117 ngày 07 tháng 10 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;

Để việc sử dụng ngân sách nhà nước trong hệ thống Tòa án nhân dân được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đúng tính chất nguồn kinh phí, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, đảm bảo tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí được giao đối với các đơn vị dự toán thuộc hệ thống Tòa án nhân dân như sau:

A. NỘI DUNG PHÂN BỔ CHI NGÂN SÁCH NĂM 2022

I. KINH PHÍ CHI THƯỜNG XUYÊN

1. Kinh phí chi cho con người đối với cán bộ, công chức

+ Kinh phí chi cho con người bao gồm: Tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản đóng góp tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng (Áp dụng theo số biên chế có mặt tại thời điểm 01/11/2021; bao gồm cả 40% mức lương hiện hưởng ở trong nước của cán bộ, công chức, người lao động được cử đi học tập, công tác ở nước ngoài theo quy định).

+ Các đơn vị có cán bộ, công chức được tuyển dụng từ sau thời điểm 01/11/2021 làm báo cáo kèm theo Quyết định tuyển dụng gửi về Tòa án nhân dân tối cao (Cục Kế hoạch-Tài chính) để cấp bổ sung kinh phí.

2. Chi hoạt động thường xuyên theo định mức

2.1. Định mức phân bổ chi thường xuyên

Căn cứ Quyết định số 602/QĐ-TANDTC ngày 31/12/2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 và các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, trên cơ sở số kinh phí phân bổ của Chính phủ và Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc phân bổ kinh phí chi thường xuyên năm 2022 cho các đơn vị dự toán trực thuộc theo số biên chế kế hoạch đã cắt giảm 10% theo tinh thần Kết luận số 17-KL/TW ngày 11/9/2017 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, cụ thể như sau:

- Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và 03 Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh: Áp dụng định mức 66 triệu/đồng/biên chế/năm.

- Tòa án nhân dân 03 thành phố trực thuộc trung ương (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và Tòa án nhân dân các tỉnh có từ 16 huyện trở lên (Thanh Hóa, Nghệ An, Gia Lai, Quảng Nam): Áp dụng định mức 65,5 triệu đồng/biên chế/năm.

- Tòa án nhân dân các tỉnh miền núi (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Bắc Kạn, Cao Bằng, Yên Bái, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Đắc Lắk, Kon Tum, Đắk Nông): Áp dụng định mức 64,5 triệu đồng/biên chế/năm.

- Tòa án nhân dân các tỉnh còn lại (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau): Áp dụng định mức 63 triệu đồng/biên chế/năm.

- Tòa án nhân dân các huyện đảo (Cô Tô, Phú Quốc, Bạch Long Vỹ, Cát Hải, Phú Quý, Lý Sơn, Côn Đảo); Áp dụng định mức 70 triệu đồng/biên chế/năm.

- Tòa án nhân dân các huyện miền núi dưới 10 biên chế kế hoạch (Biên chế chưa thực hiện cắt giảm theo Kết luận số 17-KL/TW): Áp dụng định mức 67 triệu đồng/biên chế/năm.

- Tòa án nhân dân các huyện miền núi từ 10 biên chế trở lên và huyện đồng bằng dưới 10 biên chế (Biên chế chưa thực hiện cắt giảm theo Kết luận số 17-KL/TW): Áp dụng định mức 58,5 triệu đồng/biên chế/năm.

- Tòa án nhân dân các quận, huyện còn lại: Áp dụng định mức 55,5 triệu đồng/biên chế/năm.

- Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao, Vụ Công tác phía Nam: Áp dụng định mức 115 triệu đồng/biên chế/năm.

2.2. Nội dung chi hoạt động thường xuyên

2.2.1. Chi tiền lương, tiền công lao động và chi hoạt động cho các đối tượng hợp đồng lao động làm công việc thừa hành, phục vụ theo quy định (Không bao gồm tiền lương cho Lái xe cấp huyện theo Đề án “Trang bị tài sản, phương tiện làm việc của hệ thống Tòa án nhân dân”).

2.2.2. Các khoản chi thường xuyên phục vụ hoạt động bộ máy: Phúc lợi tập thể; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; công tác phí, hội nghị, tổng kết; đoàn ra, đoàn vào; chi tập huấn nghiệp vụ chuyện môn; vật tư văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng; chi hoạt động cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chi giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, chi học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; chi hỗ trợ hoạt động cho công tác Đảng, đoàn thể, dân quân tự vệ trong cơ quan, chi vận hành trụ sở cơ quan.

2.2.3. Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hằng năm: Chi nghiệp vụ chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực; chi xây dựng, rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tập huấn, tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật; chi hoạt động kiểm tra, giám sát.

2.2.4. Chi cho công tác thi đua, khen thưởng theo chế độ. Nội dung và đối tượng thực hiện cụ thể như sau:

- Đối với Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao; Học viện Tòa án; Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh; Vụ Công tác phía Nam,Tạp chí Toà án nhân dân, Báo Công lý:

+ Chi cho công tác tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các phong trào thi đua của đơn vị;

+ Chi tiền thưởng theo các Quyết định khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý;

+ Chi tiền thưởng theo các Quyết định khen thưởng thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng đơn vị đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý (03 Tòa án nhân dân cấp cao);

+ Các khoản chi thưởng khác theo quy định của pháp luật.

- Đối với Văn phòng Toà án nhân dân tối cao, ngoài các nội dung chi trên còn được cấp bổ sung kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ:

+ Chi in, làm hiện vật khen thưởng (giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, huân chương, huy chương, huy hiệu, kỷ niệm chương, cờ thi đua, hộp, khung); viết Giấy chứng nhận các danh hiệu thi đua: Giấy khen, Bằng khen, Bằng Kỷ niệm chương, làm Cờ thi đua ngành, Huy hiệu Kỷ niệm chương, Huy hiệu Chiến sỹ thi đua ngành;

+ Chi cho công tác tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các phong trào thi đua của Tòa án nhân dân tối cao;

+ Chi tiền thưởng kèm theo danh hiệu “Cờ thi đua Toà án nhân dân”, “Cờ thi đua của Chính phủ”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” và tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng Huân, Huy chương các loại, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân (kể cả những người đã nghỉ hưu nhưng được khen thưởng và người đã chết được truy tặng khen thưởng);

+ Các khoản chi thưởng khác theo quy định của pháp luật.

- Đối với Toà án nhân dân cấp tỉnh:

+ Chi in, viết Giấy chứng nhận các danh hiệu thi đua, làm khung và các ấn phẩm khác phục vụ công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

+ Chi cho công tác tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các phong trào thi đua của đơn vị mình;

+ Chi tiền thưởng theo các Quyết định khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (trừ các khoản chi thưởng do Tòa án nhân dân tối cao chi) và Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với tập thể, cá nhân, Hội thẩm nhân dân thuộc Tòa án nhân dân tỉnh;

+ Chi tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng theo các Quyết định khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh đối với tập thể, cá nhân được khen thưởng đối ngoại;

+ Các khoản chi thưởng khác theo quy định của pháp luật.

- Đối với Toà án nhân dân cấp huyện:

+ Chi cho công tác tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các phong trào thi đua của đơn vị;

+ Chi tiền thưởng theo các Quyết định khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (trừ các khoản chi thưởng do Tòa án nhân dân tối cao chi) và Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với tập thể, cá nhân, Hội thẩm nhân dân thuộc Tòa án nhân dân huyện;

+ Các khoản chi thưởng khác theo quy định của pháp luật.

3. Chi hoạt động thường xuyên bố trí ngoài định mức

3.1. Chi hỗ trợ các đơn vị có ít biên chế, đơn vị có trụ sở thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn

- Hỗ trợ chi thường xuyên đối với Tòa án nhân dân các huyện đồng bằng dưới 10 biên chế kế hoạch (Biên chế chưa thực hiện cắt giảm theo Kết luận số 17-KL/TW): 30 triệu đồng/đơn vị/năm.

- Hỗ trợ chi thường xuyên đối với Tòa án nhân dân các huyện miền núi dưới 07 biên chế kế hoạch (Biên chế chưa thực hiện cắt giảm theo Kết luận số 17-KL/TW), có hệ số khu vực từ 0,3 trở lên (không có phụ cấp thu hút): 50 triệu đồng/đơn vị/năm.

- Hỗ trợ chi thường xuyên đối với Tòa án nhân dân các huyện miền núi dưới 07 biên chế kế hoạch (Biên chế chưa thực hiện cắt giảm theo Kết luận số 17-KL/TW), có phụ cấp thu hút hoặc đặc biệt: 70 triệu/đơn vị/năm.

3.2. Chi sửa chữa xe ô tô được cấp theo Đề án “Trang bị tài sản, phương tiện giai đoạn III”

Các đơn vị có nhu cầu sửa chữa gửi đầy đủ hồ sơ dự toán về Tòa án nhân dân tối cao (Cục Kế hoạch - Tài chính) để làm cơ sở thẩm định, cấp kinh phí.

3.3. Kinh phí hỗ trợ công tác vì sự tiến bộ của Phụ nữ

Đây là kinh phí để phục vụ hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ. Kinh phí được phân bổ như sau:

- Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao: Áp dụng định mức 100 (một trăm) triệu đồng/năm.

- Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; Tòa án nhân dân TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Tòa án nhân dân các tỉnh có 16 đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện trở lên: Áp dụng định mức 70 (Bảy mươi) triệu đồng/năm.

- Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, Toà án nhân dân tỉnh còn lại: Áp dụng định mức 50 (Năm mươi) triệu đồng/năm.

- Vụ Công tác phía Nam định mức là: 20 (Hai mươi) triệu đồng/năm.

Thủ trưởng các đơn vị dự toán thuộc Tòa án nhân dân tối cao thông báo cho Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của đơn vị được biết; đồng thời, hướng dẫn lập dự toán, thanh toán các nội dung chi theo quy định tại Thông tư số 191/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

3.4. Kinh phí hỗ trợ nhiệm vụ chính trị địa phương

Trong năm 2022, các đơn vị thuộc 09 tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắk, Đắc Nông được cấp ủy địa phương giao thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương (Hỗ trợ xã nghèo) gửi công văn đề nghị kèm hồ sơ, dự toán về Toà án nhân dân tối cao (Cục Kế hoạch - Tài chính) để thẩm định, cấp bổ sung kinh phí.

3.5. Kinh phí hỗ trợ các Cụm thi đua

- Đơn vị Trưởng cụm: 100 (một trăm) triệu đồng/năm;

- Đơn vị Trưởng cụm căn cứ theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị để làm cơ sở chi cho Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng của Cụm thi đua.

3.6. Hỗ trợ kinh phí công tác hợp tác quốc tế

Trong năm 2022, do tình hình dịch bệnh Covid - 19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, Tòa án nhân dân tối cao tạm thời chưa phân bổ kinh phí thực hiện công tác hợp tác quốc tế, thoả thuận quốc tế. Khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, Tòa án nhân dân tối cao sẽ giao bổ sung kinh phí và có hướng dẫn cụ thể.

3.7. Kinh phí phục vụ công tác xét xử

Trong năm 2022, Tòa án nhân dân tối cao phân bổ kinh phí chi phiên tòa theo định mức bình quân 900 (Chín trăm) nghìn đồng/vụ án (Tính theo số lượng vụ án xét xử tại đơn vị từ 30/9/2019 đến 01/10/2020 do Vụ Tổng hợp cung cấp). Nguồn kinh phí này được sử dụng để chi trả chế độ bồi dưỡng phiên toà (xét xử tại đơn vị) theo Quyết định số 41/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ; chi định giá, chi giám định, chi thù lao cho luật sư chỉ định theo quy định hiện hành; chi văn phòng phẩm, cước phí bưu chính, chi xác minh, tống đạt.

Trên cơ sở kinh phí được giao, Tòa án nhân dân các cấp tiến hành thanh toán đúng, đủ, kịp thời cho các đối tượng tham gia phiên tòa như: Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân, nhân chứng, luật sư chỉ định... Trong trường hợp số lượng án xét xử thực tế tại đơn vị cao hơn số số liệu phân bổ, đề nghị đơn vị gửi Công văn đề nghị kèm theo hồ sơ, dự toán về Tòa án nhân dân tối cao (Cục Kế hoạch - Tài chính) để thẩm định, cấp bổ sung kinh phí.

3.8. Kinh phí chi hòa giải thành

Nguồn kinh phí này được sử dụng để chi giải quyết án dân sự, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động mà kết quả là Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hoặc Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Các trường hợp trên được thanh toán chế độ bồi dưỡng phiên tòa 01 lần/01 Quyết định. Đối tượng áp dụng là Thẩm phán, Thư ký tham gia hòa giải. Định mức hỗ trợ là 125 nghìn đồng/vụ án, tính theo số lượng vụ án hòa giải trong năm 2020 do Vụ Tổng hợp cung cấp.

3.9. Kinh phí tập huấn Hội thẩm nhân dân

Định mức giao dự toán là 2.500 nghìn đồng/người/năm theo số lượng Hội thẩm nhân dân có mặt tại thời điểm 01/11/2021. Các Tòa án nhân dân cấp tỉnh sử dụng nguồn kinh phí này để tổ chức tập huấn cho toàn thể Hội thẩm nhân dân trong tỉnh, tổ chức tổng kết công tác Hội thẩm nhân dân. Nội dung chi, định mức chi phải thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn Quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước và Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.

(Lưu ý: Hội thẩm nhân dân hiện đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước được áp dụng chế độ như Hội thẩm nhân dân hiện không hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

3.10. Kinh phí phụ cấp của Trưởng, Phó trưởng Đoàn Hội thẩm

Thực hiện Nghị quyết số 1213/2016/UBTVQH13 ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm nhân dân, Toà án nhân dân tối cao cấp kinh phí để các đơn vị chi trả phụ cấp cho Trưởng, Phó trưởng Đoàn Hội thẩm theo mức:

- Trưởng đoàn hội thẩm được hưởng phụ cấp hoạt động hằng tháng bằng 40% mức lương cơ sở;

- Phó trưởng đoàn hội thẩm được hưởng phụ cấp hoạt động hằng tháng bằng 30% mức lương cơ sở.

(Áp dụng theo mức lương cơ sở 1.490 nghìn đồng/tháng).

3.11. Kinh phí tổ chức xét xử án điểm, hỗ trợ thi hành án tử hình

Khi phát sinh nội dung này, đơn vị gửi công văn đề nghị kèm hồ sơ, dự toán về Toà án nhân dân tối cao (Cục Kế hoạch-Tài chính) để thẩm định, cấp bổ sung kinh phí.

3.12. Kinh phí bảo trì sửa chữa, cải tạo trụ sở, may sắm trang phục và mua sắm tài sản theo Đề án

Căn cứ Kế hoạch năm 2022 về sửa chữa, bảo trì trụ sở; may sắm trang phục và Đề án mua sắm tài sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tòa án nhân dân tối cao sẽ hướng dẫn chi tiết các đơn vị dự toán thực hiện vào thời điểm phân bổ nội dung chi này.

3.13. Kinh phí bồi thường oan sai

Thực hiện theo Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Thông tư liên tịch số 71/2012/TTLT-BTP-BTC ngày 09/5/2012 quy định về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 18/9/2012 giữa Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. Đơn vị có trường hợp bồi thường oan sai gửi toàn bộ hồ sơ về Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính (Vụ I) để thẩm định. Sau khi có kết quả thẩm định của Vụ 1, đơn vị gửi hồ sơ về Cục Kế hoạch - Tài chính để xem xét, cấp kinh phí chi trả theo đúng quy định.

3.14. Kinh phí trợ cấp thôi việc và và tinh giản biên chế

- Đối với trường hợp cán bộ, công chức nghỉ thôi việc theo Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về chế độ thôi việc và nghỉ hưu đối với công chức: Đề nghị đơn vị sử dụng kinh phí chi cho con người của cán bộ nghỉ thôi việc (đã được cấp đầu năm) để thanh toán. Trong trường hợp kinh phí còn thiếu, đơn vị gửi báo cáo về Tòa án nhân dân tối cao (Cục Kế hoạch - Tài chính) để rà soát, cấp bổ sung.

- Đối với trường hợp đơn vị có công chức, viên chức nghỉ theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ: Đề nghị thực hiện theo Công văn số 619/TANDTC-TCCB ngày 30 tháng 8 năm 2017 của Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch tinh giản biên chế trong Toà án nhân dân, đồng thời, gửi toàn bộ hồ sơ về Vụ Tổ chức - Cán bộ để xét duyệt. Sau khi có kết quả phê duyệt của Vụ Tổ chức - Cán bộ, đơn vị gửi hồ sơ về Cục Kế hoạch - Tài chính để thẩm định, cấp kinh phí chi trả theo đúng quy định.

3.15. Kinh phí mua báo Công lý

Để thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền trong hệ thống Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục đặt mua báo Công lý để cấp phát cho các đơn vị dự toán trực thuộc (Chi tiết số lượng báo cấp phát tại Phụ lục I kèm theo Hướng dẫn này). Các đơn vị có nhu cầu đặt mua thêm trực tiếp liên hệ với Báo Công lý và sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên được giao để chi trả.

3.16. Kinh phí sản xuất, phát sóng chương trình Truyền hình Toà án

Tòa án nhân dân tối cao đặt hàng Báo Công lý tổ chức thực hiện: 1.500 triệu đồng.

3.17. Kinh phí chi sản xuất, phát sóng chương trình Hồ sơ xét xử

Tòa án nhân dân tối cao đặt hàng Báo Công lý tổ chức thực hiện: 2.000 triệu đồng.

3.18. Kinh phí Nhà nước đảm bảo một phần chi thường xuyên của Tạp chí Toà án

Thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ về việc Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số 235/TANDTC-KHTC ngày 13/7/2021 yêu cầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc xây dựng phương án tự chủ tài chính trong giai đoạn (2022-2026). Trong khi chờ đơn vị hoàn thiện phương án, Tòa án nhân dân tối cao tạm cấp kinh phí đảm bảo một phần chi thường xuyên của Tạp chí Tòa án bằng với số tiền của giai đoạn 2019 - 2021: 1.500 triệu đồng/năm.

3.19. Kinh phí mua Tạp chí Toà án

Để tăng cường hoạt động trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, lý luận về giải quyết, xét xử các vụ việc, về tổ chức, hoạt động của hệ thống Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục đặt mua Tạp chí Tòa án để cấp phát cho các đơn vị dự toán trực thuộc (Chi tiết số lượng Tạp chí cấp phát tại Phụ lục II kèm theo Hướng dẫn này). Các đơn vị có nhu cầu đặt mua thêm trực tiếp liên hệ với Tạp chí Tòa án nhân dân và sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên được giao để chi trả.

3.20. Kinh phí tiền lương hợp đồng lái xe cấp huyện theo Đề án « Trang bị tài sản, phương tiện làm việc của hệ thống Tòa án nhân dân »

Đối với các đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện đã được trang bị xe ô tô theo Đề án, Tòa án nhân dân tối cao cấp tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương cho lái xe đã ký hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Kinh phí cấp tính theo số biên chế có mặt tại thời điểm 01/11/2021.

Các đơn vị mới được trang bị xe ô tô trong năm 2021, 2022 gửi dự toán tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp kèm theo Hợp đồng lao động về Tòa án nhân dân tối cao (Cục Kế hoạch - Tài chính) để rà soát, cấp bổ sung kinh phí.

3.21. Kinh phí thừa phát lại

Toà án nhân dân tối cao phân bổ kinh phí chi cho hoạt động Thừa phát lại về Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đề nghị đơn vị căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và căn cứ trên tình hình thực hiện năm 2021 của các đơn vị dự toán trực thuộc để phân bổ cho phù hợp.

3.22. Kinh phí hỗ trợ phục vụ cho công tác họp xét tha tù trước thời hạn có điều kiện do Toà án thực hiện theo quy định của Bộ Luật Hình sự sửa đổi

Khi có phát sinh nội dung chi này, các đơn vị gửi công văn đề nghị kèm hồ sơ, dự toán về Toà án nhân dân tối cao (Cục Kế hoạch - Tài chính) để xem xét cấp kinh phí bổ sung.

3.23. Kinh phí chỉnh lý hồ sơ vụ án

Do dự toán được Bộ Tài chính phân bổ cho nội dung chi này còn hạn chế, không đủ để thực hiện đồng thời việc chỉnh lý hồ sơ của toàn hệ thống, Tòa án nhân dân tối cao sẽ từng bước bố trí kinh phí để các đơn vị thực hiện công tác chỉnh lý hồ sơ, tài liệu. Đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh căn cứ theo Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 07/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử và Thông tư số 12/2010/TT-BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn phương pháp xác định đơn giá chỉnh lý tài liệu giấy để xây dựng dự toán chi tiết, báo cáo Tòa án nhân dân tối cao (Cục Kế hoạch - Tài chính) trước ngày 15/02/2021 để thẩm định, xem xét cấp bổ sung kinh phí.

3.24. Kinh phí xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm của 03 Tòa án nhân dân cấp cao

- Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội: 2.000.000 ngàn đồng;

- Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng: 1.000.000 ngàn đồng;

- Tòa án nhân dân cấp cao tại TP Hồ Chí Minh: 2.000.000 ngàn đồng.

Các Tòa án nhân dân cấp cao sử dụng nguồn kinh phí này để thanh toán chế độ công tác phí, xăng xe và các chi phí khác phục vụ hoạt động đi xét xử tại địa phương.

3.25. Kinh phí nâng cấp phần mềm kế toán

Số kinh phí này được sử dụng để nâng cấp, cập nhật chương trình khi có sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán; hỗ trợ từ xa, giải đáp thắc mắc, sự cố của phần mềm kế toán hành chính, sự nghiệp. Định mức cấp kinh phí: 2.700 nghìn đồng/đơn vị/năm.

3.26. Triển khai, thực hiện Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Dự toán được phân bổ căn cứ tình hình thực tế triển khai Luật Hòa giải, đối thoại tại Toà án năm 2021 và dự kiến thực hiện năm 2022. Nguồn kinh phí này được sử dụng để chi trả cho các nội dung quy định tại Thông tư số 92/2020/TT-BTC ngày 13/11/2020 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Công văn số 68/TANDTC-KHTC ngày 30/3/2021 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề tài chính trong triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Kinh phí được giao về Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế triển khai tại địa phương, Tòa án nhân dân cấp tỉnh chủ động phân bổ về Tòa án nhân dân cấp huyện cho phù hợp.

II. KINH PHÍ ĐÀO TẠO VÀ ĐÀO TẠO LẠI

1. Đào tạo cử nhân

Kinh phí này cấp về Học viện Tòa án để chi đào tạo Đại học. Nội dung chi bao gồm:

- Chi hỗ trợ một phần bảo đảm hoạt động thường xuyên: 7.429 triệu đồng;

- Chi thực hiện chính sách miễn, giảm học phí theo NĐ 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ: 1.770 triệu đồng;

- Kinh phí thực hiện chế độ học bổng và trợ cấp xã hội theo Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ: 80 triệu đồng;

- Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ: 450 triệu đồng;

- Chi sửa chữa ký túc xá và giảng đường: 2.661 triệu đồng.

2. Kinh phí đào tạo và đào tạo lại

Kinh phí đào tạo và đào tạo lại được Tòa án nhân dân tối cao phân bổ căn cứ theo Kế hoạch đào tạo, đào tạo lại của Tòa án nhân dân các cấp, dựa trên nhu cầu đào tạo năm 2022 của các đơn vị và khả năng ngân sách của toàn hệ thống Tòa án nhân dân. Căn cứ Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, nội dung bồi dưỡng bao gồm:

1. Lý luận chính trị.

2. Kiến thức quốc phòng và an ninh.

3. Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.

4. Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.

Tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng và phương thức quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo Quyết định số 636/QĐ-TANDTC ngày 15/4/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân và Công văn số 215/TANDTC-KHTC ngày 06/7/2018 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng để thực hiện.

III. KINH PHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Căn cứ Quyết định của Chánh án Toà án nhân dân tối cao về việc phân bổ kinh phí khoa học và công nghệ năm 2022, Tòa án nhân dân tối cao giao dự toán cho các đơn vị có liên quan thực hiện.

IV. KINH PHÍ SỰ NGHIỆP VĂN HÓA THÔNG TIN

Giao cho Báo Công lý để triển khai thực hiện.

B. TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN NGÂN SÁCH CHI THƯỜNG XUYÊN NĂM 2022

I. VỀ PHƯƠNG THỨC GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH

- Thực hiện Kết Luận số 17-KL/TW ngày 11/9/2017 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá XII, căn cứ theo số kinh phí phân bổ của Chính phủ và Bộ Tài chính, Toà án nhân dân tối cao tiến hành cắt giảm 10% kinh phí chi thường xuyên theo biên chế kế hoạch. Kinh phí chi con người được cấp theo biên chế có mặt tại thời điểm 01/11/2021. Đối với cán bộ, công chức tuyển dụng sau ngày 01/11/2021 (nếu có) đơn vị làm báo cáo kèm theo Quyết định tuyển dụng gửi về Tòa án nhân dân tối cao (Cục Kế hoạch - Tài chính) để cấp bổ sung kinh phí chi con người. Sau khi nhận được dự toán, các đơn vị kiểm tra, nếu thiếu hoặc thừa theo định mức thì báo cáo về Tòa án nhân dân tối cao (Cục Kế hoạch - Tài chính) để có hướng dẫn cụ thể.

- Trong năm 2022, Tòa án nhân dân tối cao tiến hành tiết kiệm 10% đối với phần kinh phí chi thường xuyên theo định mức để mua sắm tập trung tài sản và sửa chữa trụ sở nhằm đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức; đảm bảo tiêu chuẩn phòng xử án, phòng hòa giải theo quy định hiện hành, số kinh phí này được giữ tại Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao và sẽ được hướng dẫn chi tiết nội dung sử dụng trong thời gian tới.

- Sau 05 năm triển khai thực hiện tinh giản biên chế theo Kết luận số 17-KL/TW ngày 11/9/2017 của Bộ Chính trị trong toàn hệ thống Tòa án nhân dân, một số đơn vị dự toán xuất hiện tình trạng số lượng biên chế có mặt cao hơn số lượng biên chế được giao sau khi cắt giảm, dẫn đến kinh phí chi thường xuyên theo định mức không đủ để đảm bảo hoạt động, đồng thời, gây mất cân đối kinh phí giữa các đơn vị. Trước thực trạng trên, đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động điều tiết lại biên chế trong phạm vi Tòa án nhân dân hai cấp trực thuộc sao cho phù hợp với chỉ tiêu đã được Tòa án nhân dân tối cao giao tại Kế hoạch số 458-KH/BCS ngày 26/5/2017 của Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao về việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân giai đoạn từ nay đến năm 2021, cũng như thực tiễn thi hành công vụ của từng đơn vị.

- Toà án nhân dân tối cao trực tiếp phân bổ dự toán chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, bao gồm: Văn phòng Toà án nhân dân tối cao; Vụ công tác phía Nam; Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh; Báo Công lý; Tạp chí Tòa án nhân dân và các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều hành ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt, giao dự toán cho đơn vị dự toán cấp III trực thuộc bảo đảm nguyên tắc giao đúng, đủ theo hướng dẫn; thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ, đảm bảo theo đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định.

II. ĐIỀU CHỈNH DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2022

- Trong quá trình sử dụng ngân sách, Tòa án nhân dân tỉnh được phép điều chỉnh tiền lương từ đơn vị thừa sang đơn vị thiếu (nếu có), thời gian điều chỉnh phải hoàn thành trước ngày 15/11/2022. Tòa án nhân dân tối cao giao kinh phí chi cho con người như: Tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương của số biên chế có mặt tại thời điểm 01/10/2021. Các đơn vị dự toán cấp II có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các việc quản lý, sử dụng số kinh phí này tại đơn vị dự toán cấp III trực thuộc; rà soát, báo cáo Toà án nhân dân tối cao trước ngày 30/9/2022 tình hình kinh phí thừa, thiếu so với dự toán đã cấp để điều chỉnh trong toàn hệ thống Tòa án nhân dân. Nếu phát hiện đơn vị nào chi sai nội dung này, Toà án nhân dân tối cao sẽ giảm trừ vào ngân sách năm sau.

- Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện nhập dự toán chi ngân sách nhà nước của các đơn vị trên hệ thống TABMIS, do đó, trong quá trình thực hiện, nếu cần điều chỉnh các nội dung chi cho phù hợp với thực tế hoạt động, đơn vị gửi báo cáo về Toà án nhân dân tối cao trước khi điều chỉnh.

- Việc điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc trong tỉnh không được làm thay đổi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao.

- Trường hợp điều chỉnh kinh phí từ tỉnh này sang tỉnh khác, ngoài văn bản báo cáo Tòa án nhân dân tối cao, đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách giảm dự toán gửi bản xác nhận, đối chiếu số dư dự toán của đơn vị đó tại thời điểm điều chỉnh (bản photocopy) về Toà án nhân dân tối cao (Cục Kế hoạch - Tài chính) để Tòa án nhân dân tối cao báo cáo Bộ Tài chính xin điều chỉnh.

III. CÁC LOẠI KINH PHÍ GIAO DỰ TOÁN ĐẦU NĂM 2022

1. Kinh phí quản lý hành chính (Loại 340 khoản 341)

1.1. Kinh phí thực hiện tự chủ

Chi cho con người; định mức chi thường xuyên; kinh phí vì sự tiến bộ phụ nữ; lương lái xe cấp huyện theo Đề án “Trang bị tài sản, phương tiện làm việc của hệ thống Tòa án nhân dân”; hỗ trợ kinh phí xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của 03 Tòa án nhân dân cấp cao; kinh phí bảo trì, tập huấn phần mềm kế toán; kinh phí hỗ trợ cụm thi đua, kinh phí xây dựng Thông tư, Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán...

1.2. Kinh phí không thực hiện tự chủ

Kinh phí tập huấn Hội thẩm nhân dân; thuê trụ sở; kinh phí chi phiên tòa, hòa giải thành; kinh phí thừa phát lại; mua sắm tài sản theo Đề án...

2. Các loại kinh phí khác

Bao gồm: Kinh phí sự nghiệp giáo dục - đào tạo, kinh phí nghiên cứu khoa học, kinh phí đảm bảo xã hội.

IV. KINH PHÍ SẼ GIAO BỔ SUNG TRONG NĂM 2022

Giao dự toán bổ sung vào các đợt tiếp theo đối với các khoản kinh phí còn lại như kinh phí chi cho con người của số biên chế tuyển mới sau ngày 01/11/2021; Lương lái xe theo Đề án của đơn vị cấp huyện mới được trang bị xe ô tô; Kinh phí thi hành án tử hình, xét xử án điểm, thuê trụ sở, biệt phái, thôi việc...

V. VỀ VIỆC SỬ DỤNG KINH PHÍ CỦA CÁC ĐƠN VỊ DỰ TOÁN

1. Đối với kinh phí thực hiện tự chủ

1.1. Căn cứ Thông tư số 122/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022, trên cơ sở tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng đơn vị dự toán tự quyết định bố trí, sử dụng số kinh phí được giao vào các nội dung hoạt động của đơn vị theo đúng mục chi của Mục lục ngân sách nhà nước và thực hiện đúng các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.

Trong điều kiện kinh phí nhà nước còn khó khăn, yêu cầu các đơn vị sử dụng ngân sách triệt để tiết kiệm các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, tiếp khách, đi công tác trong và ngoài nước và các nhiệm vụ khác.

1.2. Trường hợp đơn vị có cán bộ đi, đến tăng cường (Biệt phái) thì thực hiện như sau:

- Đơn vị có cán bộ đi biệt phái thanh toán trả lương, phụ cấp, BHXH, BHYT và các khoản đóng góp khác theo quy định, tiền tàu xe một lượt khi về trong quá trình tham gia biệt phái.

- Đơn vị có cán bộ đến tăng cường, chịu trách nhiệm trả tiền phụ cấp biệt phái và bố trí nơi ăn nghỉ cho cán bộ đến biệt phái; thanh toán tiền tàu xe nghỉ phép (nếu có); thanh toán vé tàu, xe của một lượt đến trong quá trình đi công tác biệt phái.

- Thẩm phán biệt phái từ 12 tháng trở lên được nghỉ phép một lần (tính trừ vào nghỉ phép năm) và được thanh toán tiền tàu, xe đi và về. Việc nghỉ phép do Chánh án Toà án nhân dân nơi có Thẩm phán biệt phái đến quyết định.

- Mức hỗ trợ đối với cán bộ trong suốt thời gian biệt phái được thực hiện theo Quyết định 237/QĐ-TANDTC ngày 20/9/2019 của Tòa án nhân dân tối cao quy định một số chế độ, chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái trong hệ thống Toà án nhân dân.

Đơn vị có cán bộ đến biệt phái phải gửi công văn, dự toán, hợp đồng thuê nhà và Quyết định cử cán bộ đi biệt phái về Toà án nhân dân tối cao (Cục Kế hoạch - Tài chính) để Toà án nhân dân tối cao có cơ sở cấp bổ sung kinh phí chi trả tiền phụ cấp biệt phái, tiền tàu xe một lượt đến biệt phái và tiền nghỉ phép (nếu có) cho cán bộ, công chức khi được cử đến đơn vị công tác biệt phái.

2. Đối với kinh phí không thực hiện tự chủ

Thực hiện, quản lý sử dụng kinh phí hiệu quả, chấp hành theo đúng nội dung dự toán đã được giao.

3. Trường hợp cán bộ, công chức nghỉ ốm, thai sản

Thực hiện chi thanh toán cá nhân tại cơ quan Bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành. Đối với Thẩm phán, Thư ký, Thẩm tra viên, khi nghỉ thai sản, nghỉ ốm nhiều ngày (hưởng lương do BHXH chi trả) thì vẫn được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Quyết định số 171/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp trách nhiệm cho đối tượng này được bố trí trong nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức của đơn vị.

VI. VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ, THỰC HIỆN CÔNG KHAI TÀI CHÍNH, SỬ DỤNG KINH PHÍ TIẾT KIỆM ĐƯỢC

1. Tiếp tục hoàn thiện quy Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005; Nghị định số 117 ngày 07 tháng 10 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ, Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp II phối hợp với Chủ tịch Công đoàn cơ sở của đơn vị tổ chức hội nghị để đánh giá về kết quả việc thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ đã ban hành năm 2021 của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Trên cơ sở kết quả đánh giá, Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp II hướng dẫn các đơn vị dự toán cấp III xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo thống nhất, cập nhật các tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành, phù hợp với tình hình và nhiệm vụ chung của các đơn vị.

2. Sử dụng kinh phí tiết kiệm được

- Kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao, đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao về kinh phí thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch được xác định là kinh phí tiết kiệm (Không bao gồm kinh phí chi cho con người). Số kinh phí tiết kiệm đơn vị được giữ lại để chi tiêu phục vụ cho các nhiệm vụ của đơn vị theo quy định của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005; Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ.

- Số kinh phí tự chủ (Vì sự tiến bộ của phụ nữ, Cụm trưởng Cụm Thi đua...) nếu không thực hiện nhiệm vụ đã giao, hoặc thực hiện không đầy đủ khối lượng công việc thì không được xác định là kinh phí tiết kiệm và phải chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện.

- Thủ trưởng các đơn vị dự toán thực hiện chế độ tự chủ quyết định phương án sử dụng kinh phí tiết kiệm nêu trên trong Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan sau khi thống nhất ý kiến bằng văn bản với tổ chức Công đoàn cơ quan.

3. Thực hiện công khai tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng

- Yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ công khai tài chính của các đơn vị dự toán cấp II, cấp III theo quy định theo Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/06/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và Thông tư số 90/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/06/2017 của Bộ Tài chính.

- Thủ trưởng đơn vị ban hành, chủ trì việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm, chống lãng phí, phối hợp với tổ chức Đảng, Đoàn thể tại cơ quan phát động cán bộ, công chức trong cơ quan thực hiện phong trào tiết kiệm, chống lãng phí.

- Thủ trưởng đơn vị tổ chức tốt việc quản lý tài sản công; xây dựng quy chế quản lý, sử dụng từng loại tài sản, mở sổ sách theo dõi chặt chẽ.

- Cục Kế hoạch - Tài chính Toà án nhân dân tối cao tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính kế toán đối với các đơn vị dự toán trong hệ thống Tòa án nhân dân và đề xuất với Chánh án Toà án nhân dân tối cao biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh nếu để xảy ra thất thoát, lãng phí, sử dụng ngân sách nhà nước sai chế độ, chính sách tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề nghị Chánh Văn phòng Toà án nhân dân tối cao; Vụ trưởng Vụ Công tác phía Nam; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành Phố Hồ Chí Minh; Giám đốc Học viện Toà án, Tổng biên tập Báo Công lý; Tổng biên tập Tạp chí Toà án nhân dân và Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm chỉnh chấp hành và sao gửi cho các đơn vị thuộc phạm vi quản lý (nếu có), đồng thời, quán triệt đơn vị nghiêm túc thực hiện.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh bằng văn bản về Toà án nhân dân tối cao (Cục Kế hoạch - Tài chính) để có hướng dẫn cụ thể./.