Hướng dẫn các bước mài dao cơ bản

Hướng dẫn các cách mài dao sắc ngọt như mới, chuẩn như đầu bếp, chị em nên áp dụng

Dụng cụ

  • Đá mài
  • Bình xịt nước
  • Vài chiếc kẹp giấy

Thực hiện

Bước 1: Bạn chuẩn bị một viên đá chuyên dụng để mài dao.

Bước 2: Sau đó xịt nước lên viên đá, rồi dùng vài chiếc kẹp giấy kẹp lên sống dao.

Bước 3: Đè nhẹ lưỡi dao xuống viên đá mài rồi trượt lên, trượt xuống để mài dao. Bạn nhớ lật để mài cả 2 mặt của lưỡi dao.

Hướng dẫn các bước mài dao cơ bản

2. Mài dao bằng đĩa sứ

Dụng cụ

1 chiếc đĩa sứ

Thực hiện

Bước 1: Bạn chỉ việc lật úp chiếc đĩa sứ xuống bàn.

Bước 2: Mài dao trên phần đáy nhám của chiếc đĩa. Bạn cũng có thể dùng ly sứ, chén sứ... để thay cho đĩa.

Hướng dẫn các bước mài dao cơ bản
Cách này hay được sử dụng nhất trong trường hợp tiện lợi

3. Mài dao bằng dụng cụ mài kim loại

Dụng cụ

Một thanh kim loại chuyên dụng dùng để mài dao

Thực hiện

Bạn chỉ cần miết phần lưỡi dao ma sát với thanh kim loại theo chiều dọc, mài cả 2 mặt của lưỡi dao là được.

Dao thường xuyên sử dụng sẽ nhanh chóng bị cùn, để dao sắc bén trở lại cần mài dao. Tuy nhiên cách mài dao sao cho sắc mà vẫn không làm ảnh hưởng đến lưỡi dao thì không phải ai cũng nắm được.

Khi nào cần mài dao?

Dao không còn sắc bén, dao cùn thì ta cần phải mài cho dao sắc bén. Nhưng làm sao để biết được dao đã cùn? bạn chỉ cần thử dao bằng dùng dao cắt xoài chín hay cà chua. Nếu phải cưa đi cưa lại vài lần mới đứt thì dao đã cùn rồi cần phải mài lại để sử dụng.

Hướng dẫn các bước mài dao cơ bản

Hướng dẫn chi tiết cách mài dao sắc

1. Chuẩn bị đá mài

Độ grit là độ nhám (độ sắc) của các hạt nhám. Đây là đơn vị dùng để đo tỷ lệ các hạt mài mòn trên bề mặt giấy nhám, đá mài. Độ grit càng cao, bề mặt của đá mài sẽ càng mịn. Và không phải loại dao nào cũng sẽ phù hợp với đá mài có độ grit cao.

- Chọn đá thô mài phá (đá có độ nhám cao)

Độ nhám của đá hay còn gọi là grit nó là các hạt nhám trên bề mặt đá, đá thô hạt sẽ to và sần nổi hơn dùng để mài phá đầu tiên

Hướng dẫn các bước mài dao cơ bản

Cụ thể bạn có thể chọn những loại đá có grit khoảng 200 - 1000 để mài phá dao khi dao quá cùn, hoặc dao thô lưỡi dao còn thô

- Chọn đá mịn để mài sắc bén

Với những dao chuyên thái, lọc lưỡi dao mỏng chỉ cần mài nhẹ là có thể đạt độ sắc cao, bạn có thể dùng những loại đá 2000 - 3000 grit

Nếu đá mài mới mua hoặc để lâu không dùng ở nơi khô ráo thì trước khi đem đi mài hãy ngâm đá vào nước trong 15p. Nhớ để nước ngập đá mài. Đá quá khô sẽ khiến lưỡi dao bị trầy xước.

Hướng dẫn các bước mài dao cơ bản

Đá mài dao 2 mặt 400 và 1000 grit

Đá đã ngâm xong hãy vớt ra để lên khăn ẩm. Đây là cách để cố định đá khi mài. Dùng đá mài có hai mặt là mịn và nhám thì nên đặt mặt nhám lên phía trên. Mài sắc dao xong thì lật mặt mịn lên mài sơ để dao sáng bóng.

Hãy thoa một lớp dầu mài lên đá mài hoặc đổ trực tiếp dầu lên đá rồi dùng tay xoa cho dầu phủ đều trên khắp bề mặt đá. Dầu đá mài là dầu chuyên dụng không thể thay thế bằng các loại dầu khác.

Loại dầu này thường làm từ khoáng và các nguyên liệu khác chứ không phải là dầu mỏ. Bên cạnh đó trong dầu còn có các chất phụ gia giúp bảo vệ lưỡi dao. Tuyệt đối không thoa đá mài bằng dầu thực vật hay dầu ăn, và cũng không ngâm đá dầu vào trong nước.

2. Chú ý đến góc độ đặt dao

Hãy đặt lưỡi dao lên bề đặt một hướng nghiêng chếch góc 20 độ. Sau đó dùng ngón tay trỏ đặt lên bề mặt dao để dễ dàng kiểm soát lực khi mài.

3. Tiến hành mài dao

Cách mài dao sắc là ấn nhẹ nhàng để lưỡi dao trượt dài bên trên bề mặt của viên đá mài khoảng vài chục lần. Khi mài nhớ chú ý để cho toàn bộ bề mặt lưỡi dao chà sát với đá mài. Lật mặt dao và làm tương tự với mặt này.

Hướng dẫn các bước mài dao cơ bản

Bước 1: Trước khi mài cho viên đá ngâm khoảng 15p Bước 2: Dùng đá thô mài phá lưỡi cho nhanh mỏng, sau đó dùng đá mịn đề mài cho sắc bén, khi mài giữ lưỡi dao nghiêng khoảng 20 độ và giữ chặt, đưa tay mài vài chục lần đều rồi đổi sang mặt bên Bước 3: Trong quá trình mài, bạn nên vẩy thêm nước để mài dao trơn thu hơn và tăng hiệu quả làm sắc dao. Bước 4: Mài đến khi cảm thấy sắc bén, dùng nước rửa sạch và lau hong khô

Khi mài để đá không bị khô hãy thoa thêm dầu ăn hoặc vẩy nước. Cứ khi nào bạn cảm thấy đá khô thì lại vảy nước.

4. Làm bóng dao

Đã dùng mặt nhám của đá để mài sao sắc xong thì lật mặt mịn lên để đánh bóng, chuốt lưỡi dao. Tương tự mài, làm bóng dao mặt này sang mặt kia.

Sau khi hoàn tất mài bóng dao thì hãy kiểm tra xem dao sắc hay chưa bằng một từ giấy. Lấy dao cắt giấy, nếu dao sắc sẽ cắt từ giấy dễ dàng. Trường hợp vẫn chưa cắt được giấy thì cần mài thêm.

Vệ sinh sạch sẽ dao và đá mài

Đã mài dao xong thì nên rửa sạch dao và đá mài bằng nước. Chú ý chỉ rửa dao nhẹ nhàng không dùng giẻ sắt cọ xát khiến lưỡi dao bị trầy xước.

Những vấn đề cần lưu ý khi mài dao

Để mài dao siêu sắc thì cần hết sức chú ý đến góc nghiêng khi đặt dao để mài. Các loại độ dày vừa phải đến mỏng, kích thước trung bình tới nhỏ thì để ở góc mài từ 20 độ trở xuống. Nếu để góc lớn hơn dễ khiến dao bị mẻ, sứt khi mài.

Có một số loại dao siêu mỏng, làm từ chất liệu đặc biệt chỉ mài ở góc 10 độ mà thôi. Mài ở góc lớn hơn khiến dao bị gãy bất cứ lúc nào. Với những loại dao này nên đọc kỹ lưu ý của nhà sản xuất trước khi mài.

Khi bạn mài dao ở góc lớn (vuông góc) và nếu bạn căn lưỡi dao không đều có thể làm dao càng cùn hơn vì bị mài mất lưỡi dao