Hướng dẫn lập trình plc s7-1200

May mắn lớn nhất của cuộc đời, không phải là nhặt được tiền, cũng không phải là trúng số, mà là có người có thể dẫn bạn đi đến một nền tảng cao hơn, hãy tìm cho mình những người thầy như vậy, người luôn hỗ trợ giúp đỡ bạn bất cứ khi nào bạn cần .Chúng tôi trung tâm đào tạo vnk đang làm như vậy : Sẵn sàng chia sẻ mọi kiến thức , kỹ năng ,kinh nghiệm theo cách thức truyền nghề (Thực hành 100% trên dự án thực tế) ,sẵn sàn tư vấn hỗ trợ ,cung cấp tài liệu bất cứ khi nào bạn cần một cách trọn đời,bằng cách này chúng tôi đã giúp đỡ cho từ 1500 đến 1600 các bạn kỹ sư mỗi năm có được kiến thức ,kỹ năng, kinh nghiệm trong nghề thành công nhanh hơn ,thu nhập tăng từ 1.5 đến 2 lần, không còn áp lực bởi công việc sống vui và hạnh phúc mỗi ngày.

PLC S7 – 1200 là một dòng PLC mới của hãng SIEMENS, với tính năng nổi bật là đơn giản nhưng có độ chính xác cao. PLC S7-1200 ra đời năm 2009 nhằm thay thế S7-200. Nó được giới tự động hóa đánh giá cao và yêu thích bởi vì S7-1200 đã khắc phục những nhược điểm của S7-200 một cách hoàn hảo.

Trước khi bắt tay vào nghiên cứu các tài liệu về PLC Siemens S7-1200, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem PLC S7-1200 có đặc điểm nổi bật và những tính năng nào khiến nó được yêu thích đến như vậy.

Vài nét về dòng PLC S7 1200

Dòng PLC Siemens S7 1200 là thiết bị tự động hóa đơn giản nhưng có độ chính xác cao và tốc độ xử lý nhanh. Nó được thiết kế dạng module nhỏ gọn, linh hoạt, phù hợp cho một loạt các ứng dụng.

PLC S7 1200 của hãng Siemens có một giao diện truyền thông mạnh mẽ đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất của truyền thông công nghiệp và đầy đủ các tính năng công nghệ mạnh mẽ tích hợp sẵn làm cho nó trở thành một giải pháp tự động hóa hoàn chỉnh và toàn diện.

PLC S7-1200 của Siemens được thiết kế thêm nhiều tính năng tuyệt vời, từ đó đã khắc phục các nhược điểm của S7-200 trước đây.

Các thành phần của PLC S7-1200 bao gồm:

  • 3 bộ điều khiển nhỏ gọn với sự phân loại trong các phiên bản khác nhau giống như điều khiển AC, RELAY hoặc DC phạm vi rộng.
  • 2 mạch tương tự và số mở rộng ngõ vào/ra trực tiếp trên CPU làm giảm chi phí sản phẩm.
  • 13 module tín hiệu số và tương tự khác nhau bao gồm (module SM và SB).
  • 2 module giao tiếp RS232/RS485 để giao tiếp thông qua kết nối PTP.
  • Bổ sung 4 cổng Ethernet.
  • Module nguồn PS 1207 ổn định, dòng điện áp 115/230 VAC và điện áp 24 VDC.

I-Lợi ích khóa học

  • Học viên sử dụng thành thạo phần mềm lập trình PLC, HMI.
  • Biết download, upload chương trình PLC, HMI.
  • Hiểu và sử dụng được các lệnh Logic, Timer, Real time clock, Counter, High speed counter, lệnh toán học, lệnh chương trình con, chương trình ngắt, đọc xuất tín hiệu tương tự, điều khiển cấp và vô cấp biến tần, điều khiển tốc độ – vị trí động cơ Servo, thiết kế giao diện màn hình HMI.
  • Có kỹ năng tìm, đọc tài liệu tiếng anh thiết bị tự động hóa.
  • Rèn kỹ năng đọc code, phân tích tìm lỗi và sửa chữa chương trình.
  • Có phương pháp học thực hành, chủ động tìm kiếm tài liệu nghiên cứu các dòng PLC khác nếu cần: lập trình PLC Mitsubishi, Lập trình PLC Omron, Lập trình PLC Schneider, Lập trình PLC Delta…
  • Tự tin viết chương trình chạy cho các hệ thống dây truyền sản xuất.

II-Những ai nên tham dự khóa học này

  • Sinh viên chuyên ngành Điện, Tự động hoá, Hệ Thống Điện.
  • Kỹ sư vận hành tại các nhà máy.
  • Kỹ sư thiết kế hệ thống tự động hoá.

Hotline: 098.606.9090 – 0966.717.341

Hướng dẫn lập trình plc s7-1200

Hướng dẫn lập trình plc s7-1200

IV-Nội dung khóa học

Phần 1: Cơ bản (8 buổi)

Nội dung 1: Tín hiệu vào – ra số cơ bản (1 buổi)

  1. Giới thiệu thiết bị thực hành tại trung tâm.
  2. Hiểu về kiểu dữ liệu: Bit, Byte, Word, Dword.
  3. Phân tích và sử dụng các vùng nhớ thường dùng: I,Q,M.
  4. Lập trình với chương trình Organization Block: Program cycle, Startup, Cyclic interrupt.
  5. Lập trình với ngôn ngữ LAD: Các lệnh Normal open, Normal close, Positive, Negative, P_trig, N_trig, Set, Reset.

*Thực hành:

  • Đấu nối tín hiệu đầu vào số: nút nhấn, cảm biến tiệm cận (dạng quang, dạng từ).
  • Đấu nối tín hiệu đầu ra số: điều khiển rơ le trung gian, đèn báo, contactor.
  • Viết chương trình điều khiển bật/tắt đèn, động cơ: Lập trình với OB1.
  • Download, upload chương trình.
  1. Kiểu dữ liệu TIME, DOT(day of time), TOD(time of day).
  2. Cách sử dụng hàm FB (Function block).
  3. Nguyên lý làm việc và cách sử dụng timer: TP, TON, TOFF, TONR.
  4. Đọc và ghi thời gian thực: Read time-of-day, Set time-of-day.
  5. Sử dụng các lệnh so sánh về thời gian.

Thực hành:

  • Phân tích bài toán điều khiển luân phiên hai động cơ sử dụng Timer.
  • Thực hành bài toán điều khiển luân phiên hai động cơ sử dụng hàm FB.
  • Thảo luận về ứng dụng Real-time clock: Đặt thời gian làm việc của động cơ trong ngày.
  1. Sử dụng bộ đếm counter: CTU, CTD, CTUD.
  2. Sử dụng các lệnh so sánh: CMP ==, <>, >=, <=, >, <.
  3. Giới thiệu về cảm biến Encoder.
  4. Cấu hình bộ đếm tốc độ cao (HSC).
  5. Các lệnh toán học: Add, Sub, Mul, Div,Calculate.

Thực hành:

  • Lập trình bài toán tính tốc độ: sử dụng hàm FC.
  • Lập trình bài toán tính quãng đường: sử dụng hàm FC.

Nội dung 3: Lập trình màn hình cảm ứng KTP400 (1 buổi)

  1. Xây dựng dự án gồm: nhiều trang màn hình, đèn báo, nút nhấn, giá trị nhập – xuất.
  2. Chạy mô phỏng giao diện HMI kết nối với S7-1200 (PLC SIM).
  3. Chạy thực giao diện HMI kết nối với PLC S7-1200.

Nội dung 4: Cài đặt và đấu nối biến tần (1 buổi)

  1. Đấu nối mạch công suất, mạch điều khiển cho biến tần.
  2. Thực hành cài đặt các tham số: tần số min – max, thời gian tăng tốc – giảm tốc, cài đặt đa chức năng đầu vào – đầu ra, cài đặt tham chiếu lệnh chạy – tần số, cài đặt cấp tốc độ, tham số động cơ…
  3. Vận hành biến tần: sử dụng nút nhấn trên mặt biến tần, chạy cấp tốc độ sử dụng các tín hiệu terminal.
  4. Viết chương trình PLC và HMI thực hiện điều khiển biến tần chạy nhiều cấp tốc độ.

Nội dung 5: Tín hiệu vào – ra tương tự (2 buổi)

  1. Thực hành đấu nối tín hiệu tương tự đầu vào, đầu ra.
  2. Sử dụng các lệnh chuyển đổi.
  3. Đọc tín hiệu tương tự, viết hàm hiệu chuẩn và chuyển đổi.

    Thực hành:

    • Dùng tín hiệu tương tự đầu vào để quy đổi ra khối lượng (sử dụng cảm biến loadcell).
    • Dùng tín hiệu tương tự đầu ra điều khiển biến tần chạy trơn vô cấp.
  4. Thực hành viết chương trình PLC và HMI điều khiển biến tần chạy trơn vô cấp.

Phần 2: Nâng cao (6 buổi)

Nội dung 1: Điều khiển vị trí sử dụng động cơ Servo (2 buổi)

  1. Thực hành đấu nối: PLC với bộ drive MR (hãng mitsu).
  2. Cấu hình chế độ phát xung trên phần mềm TIA.
  3. Sử dụng các khối lệnh: MC_Power, MC_Reset,MC_Home, MC_MoveAbsolute.
  4. Thực hành và thảo luận về bài toán: chạy theo một quỹ đạo đặt trước.

Nội dung 2: Truyền thông Modbus-RTU (2 buổi)

  1. Tổng quan về giao thức Modbus-RTU: Cơ chế hỏi – đáp, chủ – tớ, đặt địa chỉ, cấu trúc của khung truyền, mã hàm đọc – ghi.
  2. Đấu nối truyền thông Modbus-RTU giữa mô đun Rs422/485 với thiết bị bộ điều khiển nhiệt độ, biến tần.
  3. Cài đặt các tham số truyền thông Modbus-RTU trên bộ điều khiển nhiệt độ, biến tần.
  4. Sử dụng thư viện truyền thông Modbus-RTU trong PLC: MB_COMM_LOAD, MB_MASTER.
  5. Thực hành bài toán giao tiếp giữa PLC S7-1200 với thiết bị bộ điều khiển nhiệt độ, biến tần sử dụng giao thức Modbus-RTU.
  6. Chẩn đoán lỗi truyền thông: phát hiện và xác định trạm mất kết nối.

Nội dung 3: Truyền thông Profinet (1 buổi)

  1. Cấu hình mạng Profinet trên phần mềm TIA.
  2. Thực hành mạng Profinet giao tiếp 3 CPU S7-1200.
  3. Trao đổi dữ liệu giữa các trạm.
  4. Chẩn đoán lỗi truyền thông: phát hiện và xác định trạm mất kết nối.

Nội dung 4: Bộ điều khiển PID trong PLC S7-1200 (1 buổi)

  1. Nguyên lý điều khiển vòng kín PID.
  2. Phân tích các tham số của bộ điều khiển: PID_Compact.
  3. Thực hành và thảo luận bài toán điều khiển ổn định tốc độ động cơ sử dụng bộ PID_Compact.

Phần 3: Tổng kết (2 buổi)

Thực hành chữa bài tập các chương trình học viên đã viết và kiểm tra kết thúc khóa học.

Hotline: 098.606.9090 – 0966.717.341

Tài liệu – Quà tặng đi kèm

  • Giáo trình lập trình plc s7-1200

  • Các file thực hành chạy chương trình s7-1200 và tài liệu kỹ thuật giảng viên tích luỹ nhiều năm gửi tặng