Hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin wosulin 30 70 năm 2024

Tập huấn chuyên đề về insulin tại Bệnh viện Nhân dân 115 đã mang đến nhiều thông tin bổ ích cho các điều dưỡng về phân loại insulin, hướng dẫn tiêm và bảo quản insulin, lỗi kỹ thuật tự tiêm bệnh nhân thực tế thường gặp…

Ngày 24/10, Bệnh viện Nhân dân 115 tổ chức buổi tập huấn chuyên đề: “Hướng dẫn phân loại insulin, hướng dẫn tiêm và bảo quản insulin đúng cách” do các bác sĩ, điều dưỡng trưởng khoa Nội tiết hướng dẫn và sự tham dự của 150 điều dưỡng các khoa/phòng.

Hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin wosulin 30 70 năm 2024
Buổi tập huấn nhằm mục đích: mô tả các típ đái tháo đường theo bệnh sinh; mô tả đặc điểm và nhận biết các loại insulin dùng trong lâm sàng; thực hiện được các bước hướng dẫn tiêm insulin cho người bệnh; cấp CME tích lũy giờ thực học.

Mở đầu chương trình là phần tổng quan về đái tháo đường, do BS.CK2 Đinh Thị Xuân Mai trình bày, gồm các nội dung: Đái tháo đường là gì? Ai là người dễ mắc ĐTĐ? Xét nghiệm nào để xác định ĐTĐ? Có thể phòng ngừa ĐTĐ được không? Điều trị đái tháo đường như thế nào?

Hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin wosulin 30 70 năm 2024
Tiếp theo, BS.CK1 Nguyễn Thị Kim Thy trình bày về “Insulin trong đái tháo đường”: phân loại, chỉ định, cách tiêm trên lâm sàng, biến chứng tiêm insulin.

Về cách bảo quản insulin, BS Kim Thy hướng dẫn:

- Khi chưa mở lọ/bút tiêm: Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (2 độ C-8 độ C) cho đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn. Lưu ý không bảo quản insulin trong hay gần ngăn đá.

- Khi đã mở lọ/bút tiêm (đã sử dụng): Có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng cho đến 4-6 tuần tuỳ từng loại insulin

- Không để lọ thuốc dưới ánh nắng trực tiếp

Những lỗi kỹ thuật tự tiêm bệnh nhân thực tế thường gặp ở Việt Nam:

Dùng Syringes:

- Không lắc chai insulin đủ

- Dùng ống tiêm 1ml=40 IU cho chai Insulin U 100

- Dùng ống tiêm 3 hoặc 5 ml lấy insulin

- Không rút không khí bơm vào chai

- Dùng lại Synringe

Dùng bút tiêm

- Lắc bút không đủ

- Không thay kim

Kỹ thuật tiêm

- Sau tiêm xoa day vùng tiêm

- Không lưu kim 10 giây

- Không thay đổi chỗ tiêm

Hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin wosulin 30 70 năm 2024

BS Kim Thy cũng cho biết các biến chứng của insulin bao gồm:

Hạ đường huyết:

- Thường gặp nhất

- Chế độ dùng insulin tích cực gây nhiều cơn hạ ĐH nặng hơn dùng insulin thường quy

- Biểu hiện sớm: đói, run, vã mồ hôi

- Uống hay ăn đường hấp thu nhanh 15 gam

Tăng cân

Loạn dưỡng mô mỡ nơi tiêm (do tiêm lặp lại 1 vị trí)

Dị ứng: hiếm gặp với human insulin và insulin analog

Hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin wosulin 30 70 năm 2024

Tiếp theo chương trình, CNĐD Phạm Ngọc Quyên - điều dưỡng trưởng khoa Nội tiết trao đổi về thực hành đóng vai: Hướng dẫn bệnh nhân tự tiêm insulin, sau đó là phần giải đáp thắc mắc của điều dưỡng các khoa tham gia buổi tập huấn.

Nhiều câu hỏi thú vị được đưa ra trong thực tế tiếp xúc với bệnh nhân đã được BS.CK2 Chu Thị Thanh Phương (phụ trách khoa Nội tiết), ThS.BS Võ Tuấn Khoa và CNĐD Phạm Ngọc Quyên giải đáp cụ thể.

Với những bệnh nhân đái tháo đường được chỉ định tiêm insulin, khi thực hiện tiêm tại nhà cần tuân theo hướng dẫn cách tiêm, chỉ định liều lượng tiêm theo đúng như bác sĩ điều trị hướng dẫn.

Insulin là một loại thuốc quan trọng hàng đầu trong điều trị đái tháo đường. Tuy nhiên, insulin chỉ có chế phẩm ở dạng tiêm nên gây khó khăn cho việc sử dụng, đặc biệt là với bệnh nhân điều trị ngoại trú. Tiếp nữa, insulin dạng tiêm có hai dạng chế phẩm chính là lọ thuốc (sử dụng cùng với bơm tiêm) và bút tiêm.

Vị trí tiêm Insulin

Trước khi đi vào hướng dẫn cách tiêm, người bệnh cần lưu ý đến vị trí tiêm. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn vị trí tiêm, bao gồm khả năng tiếp cận, tình trạng mô mỡ và khả năng hấp thụ insulin của điểm tiêm.

Theo đó, các vị trí tiêm phổ biến nhất thường là bụng, mặt sau cánh tay, đùi và mông.

Vị trí Lưu ý Bụng Bụng là vị trí được nhiều bệnh nhân cũng như bác sĩ lựa chọn tiêm Insulin nhất. Vì bụng là nơi insulin đi vào máu nhanh nhất, đồng thời, đây là vị trí dễ tiếp cận và ít gây khó chịu. Tiêm cách rốn 3 - 4cm. Mặt sau cánh tay

Ở vị trí này, tốc độ hấp thu insulin vừa phải, không nhanh như bụng.

Tiêm ở mặt sau, khoảng 1/3 giữa của cánh tay, nằm giữa vai và khuỷu tay.

Đùi

Đây là vị trí hấp thu insulin chậm nhất nhưng lại thuận tiện cho người bệnh tự tiêm.

Tiêm vào phía trước của đùi, đoạn giữa đầu gối và háng, hơi lệch về phía ngoài chân.

Mông

Tốc độ hấp thụ thuốc khá chậm.

Tiêm vào góc phần tư, bên ngoài, phía trên của mông.

Hướng dẫn cách tiêm Insulin dưới da bằng bơm tiêm

  • Bước 1: Làm ấm lọ Insulin, lăn lọ giữa hai lòng bàn tay khoảng 20 lần để thuốc ấm lên và trở nên đồng nhất.
  • Bước 2: Sát khuẩn nắp cao su lọ thuốc bằng cồn 70 độ, để khô.
  • Bước 3: Lấy thuốc: kéo bơm tiêm rút lượng không khí bằng lượng thuốc cần tiêm, đâm xuyên kim tiêm qua nắp cao su của lọ thuốc và đẩy hết lượng không khí trong bơm tiêm vào lọ. Quay ngược lọ và rút bơm tiêm để lấy đủ lượng Insulin cần dùng.
  • Bước 4: Sát trùng vị trí tiêm
  • Bước 5: Kẹp một phần da và tiêm một góc 45 độ hoặc 90 độ
  • Bước 6: Thả vùng da sau khi ấn tiêm vào
  • Bước 7: Tiêm chậm và giữ 6s sau khi tiêm xong
  • Bước 8: Sát trùng sau khi tiêm

Hướng dẫn sử dụng bút tiêm Insulin

  • Bước 1: Làm ấm và đồng nhất insulin trước tiêm bằng cách lăn bút giữa 2 lòng bàn tay và lắc bút lên xuống 10 lần
  • Bước 2: Gắn kim vào bút: Mở giấy bảo vệ kim và gắn kim theo hướng thẳng và vặn chặt vào đầu cao su của bút tiêm. Kéo thẳng để tháo nắp kim lớn bên ngoài và giữ lại. Kéo thẳng để tháo nắp kim nhỏ bên trong.
  • Bước 3: Đuổi bọt khí và test thuốc: Xoay nút chọn liều tiêm chọn 2 đơn vị. Ấn nút tiêm về số 0 và nhìn kiểm tra thông kim khi thấy giọt insulin xuất hiện ở đầu kim
  • Bước 4: Định liều tiêm: Xoay nút chọn liều tiêm để chọn số đơn vị cần tiêm
  • Bước 5: Tiêm thuốc: Xác định vị trí tiêm luân chuyển. Véo da để dễ dàng cố định vị trí tiêm. Đâm kim thẳng góc 90 độ qua da tại vị trí tiêm. Ấn nút tiêm hướng xuống đến khi vạch chỉ liều tiêm trở về số 0. Giữ nguyên kim và đếm 10 giây mới rút kim ra.
  • Bước 6: Tháo kim và hủy kim sau khi sử dụng: Gắn lại nắp lớn bên ngoài vào kim. Vặn ngược lại để tháo kim ra. Gắn lại nắp bút tiêm và cất vào nơi bảo quản.

Lưu ý chung khi tiêm Insulin tại nhà

  • Cần làm sạch vị trí tiêm. Insulin được tiêm vào lớp mỡ ngay dưới da.
  • Tùy vào từng loại insulin mà có thời gian tiêm khác nhau. Insulin Mixtard (nhanh/trung bình): tiêm trước ăn 30 phút. Insulin Novomix (rất nhanh/dài): tiêm ngay trước ăn hoặc sau ăn 5 phút
  • Không nên tiêm lặp lại tại một vị trí trong vùng tiêm. Để hạn chế các biến chứng, cần luân phiên các vị trí tiêm. Đặc biệt, với những trường hợp sử dụng hơn 1 mũi tiêm trở lên trong ngày, phải tiêm ở các vị trí và ở các vùng khác nhau.

Người bệnh đái tháo đường có thể tự tiêm insulin tại nhà nhưng để đạt hiệu quả cần biết cách chọn vị trí tiêm phù hợp và thao tác tiêm đúng cách. Hy vọng nội dung bài viết trên đã giúp người bệnh, người thân có thêm thông tin hữu ích hỗ trợ việc thực hiện tiêm Insulin tại nhà.