Khách hàng tiềm năng là gì trắc nghiệm

Câu 4. Thị trường tiềm năng đuợc hiểu là

A. Thị trường mà doanh nghiệp có thể khai thác trong tương lai

B. Thị trường mà doanh nghiệp có thể khai thác trong tương lai bao gồm những khách hàng chưa mua hàng của doanh nghiệp và khách hàng đang mua hàng của đối thủ

C. Thị trường mà doanh nghiệp đang khai thác và sẽ khai thác trong tương lai

D. Tất cả đều sai

Câu 5. Thị trường thực tế được hiểu là

A. Thị trường mà doanh nghiệp có thể khai thác trong tương lai

B. Thị trường chiếm phần lớn doanh số bán của doanh nghiệp

C. Thị trường mà doanh nghiệp đang khai thác

D. Thị trường doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh và gia tăng thị phần

Câu 6. Phân đoạn thị trường là gì?

A. Là quá trình phân chia thị trường thành những đoạn nhỏ hơn mang tính không đồng nhất

B. Là quá trình phân chia thị trường thành những đoạn nhỏ hơn mang tính đồng nhất cao

C. Là quá trình phân chia thị trường thành những đoạn khác biệt mang tính không đồng nhất

D. Tất cả đều đúng

Câu 21. Xây dựng kế hoạch chiến lược marketing là

A. Nhằm tiếp cận thị trường, nghiên cứu sân sau của ai đó và dành những thị phần lớn hơn tại những thị trường hạn chế

B. Nhằm tiếp cận thị trường mới, nghiên cứu sân sau của ai đó và dành những thị phần nhỏ hơn tại những thị trường hạn chế

C. Nhằm tiếp cận thị trường, nghiên cứu sân sau của ai đó và dành những thị phần lớn hơn tại những thị trường không hạn chế

D. Không câu nào đúng

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1CCâu 14B
Câu 2DCâu 15C
Câu 3ACâu 16D
Câu 4BCâu 17C
Câu 5CCâu 18D
Câu 6BCâu 19B
Câu 7ACâu 20D
Câu 8BCâu 21A
Câu 9BCâu 22B
Câu 10ACâu 23B
Câu 11DCâu 24D
Câu 12CCâu 25C
Câu 13C

Điền Chính Quốc (Tổng hợp)

  • Khách hàng tiềm năng là gì trắc nghiệm
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

I - XÁC ĐỊNH Ý TƯỞNG KINH DOANH

Ý tưởng kinh doanh xuất phát từ nhiều lý do khác nhau:

Làm giàu cho bản thân và có ích cho xã hội.

Các điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh như có nhu cầu thị trường, có địa điểm kinh doanh thuận lợi, hoặc đơn giản là có tiền nhàn rỗi thích thử sức trên thương trường.

Có mặt bằng rộng ở khu vực đông dân cư. Vì vậy, chủ hộ có ý định mở cửa hàng kinh doanh các mặt hàng thuộc nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư như rau, hoa, quả, thực phẩm chế biến sẵn.

II - TRIỂN KHAI VIỆC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

1. Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp:

Mục đích là chứng minh ý tưởng kinh doanh là đúng và triển khai hoạt động kinh doanh là cần thiết.

Để xây dựng phương án kinh doanh, người ta tiến hành nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng, khả năng kinh doanh và xác định cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thị trường quyết định sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường với mục đích khác nhau, nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho việc tạo lập và phát triển doanh nghiệp.

a) Thị trường của doanh nghiệp

Thị trường của doanh nghiệp là khách hàng của doanh nghiệp bao gồm khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp

Khách hàng hiện tại là những khách hàng thường xuyên có quan hệ mua, bán hàng hoá với doanh nghiệp

Khách hàng tiềm năng là những khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng phục vụ và họ sẽ đến với doanh nghiệp.

b) Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp

Là nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh trên thị trường.

Nhu cầu của khách hàng thể hiện qua 3 yếu tố:

    - Mức thu nhập của dân cư.

    - Nhu cầu tiêu dùng.

    - Giá cả trên thị trường.

Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp là tìm ra phần thị trường cho doanh nghiệp, hay nói cách khác là tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên thị trường phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi sau:

Ai mua hàng? Mua ở đâu? Khi nào? Mua như thế nào?

Từ đó doanh nghiệp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng, động cơ mua hàng và tiêu dùng hàng hoá của khách hàng.

Tất cả các yếu tố trên giúp cho doanh nghiệp hình thành quy trình phục vụ khách hàng hiệu quả, đồng thời có các biện pháp thích hợp nhằm thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp và sản phẩm doanh nghiệp.

c) Xác đinh khả năng kinh doanh của doanh nghiệp

Xác định nguồn lực của doanh nghiệp ( vốn, nhân sự, cơ sở vật chất).

Xác định được lợi thế của doanh nghiệp.

Xác định khả năng tổ chức, quản lí của doanh nghiệp.

d) Lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp

Nội dung lựa chọn cơ hội kinh doanh:

    - Nhà kinh doanh tìm những nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu của khách hàng chưa được thoả mãn

    - Tìm nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu chưa được thoả mãn

    - Tìm cách để thoả mãn nhu cầu đó

Quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh:

    - Xác định khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp

    - Xác định đối tượng khách hàng

    - Xác định loại hàng hoá, dịch vụ

    - Xác định lĩnh vực kinh doanh

    - Sắp xếp thứ tự các cơ hội kinh doanh

2. Đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp:

a) Trình tự đăng kí thành lập doanh nghiệp.

Chính xác, trung thực về nội dung hồ sơ đăng kí kinh doanh

Lập và nộp đủ hồ sơ đăng kí kinh doanh theo quy định

b) Hồ sơ đăng kí kinh doanh bao gồm:

Đơn đăng kí kinh doanh.

Điều lệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xác nhận vốn đăng kí kinh doanh.

c) Nội dung đơn đăng kí kinh doanh:

Địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp

Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh

Tên doanh nghiệp

Vốn của chủ doanh nghiệp

Vốn điều lệ

Họ, tên, địa chỉ thường trú của chủ doanh nghiệp

∗ Đơn đăng kí kinh doanh được lập theo mẫu thống nhất do cơ quan cấp đăng kí kinh doanh quy định.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Khách hàng tiềm năng là gì trắc nghiệm
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Khách hàng tiềm năng là gì trắc nghiệm

Khách hàng tiềm năng là gì trắc nghiệm

Khách hàng tiềm năng là gì trắc nghiệm

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Khách hàng tiềm năng là gì trắc nghiệm

Khách hàng tiềm năng là gì trắc nghiệm

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

ly-thuyet-trac-nghiem-cong-nghe-10.jsp

Khách hàng tiềm năng là gì? Liệu có phương pháp nào giúp các doanh nghiệp tìm thấy khách hàng tiềm năng không? Trong bài viết này, GoSELL sẽ trả lời câu hỏi khách hàng tiềm năng là gì một cách đầy đủ. Đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò và cách tìm kiếm nhóm khách hàng này chi tiết. Hãy kéo xuống tới cuối bài để nhận được các thông tin thật hữu ích nhé.

Khách hàng tiềm năng là gì trắc nghiệm

Khách hàng tiềm năng là gì?

Khách hàng tiềm năng (Potential Customers) là những cá nhân, nhóm người quan tâm và có khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Tuy nhiên, có thể họ chưa trả tiền để mua sản phẩm của bạn nhưng lại có nhu cầu quan tâm và muốn sở hữu sản phẩm đó. Hoặc họ cần có thêm thời gian để tìm hiểu thông tin sản phẩm đó trước rồi mới ra quyết định.

Có hai yếu tố chính để xác định khách hàng tiềm năng:

  • Những người phù hợp với chân dung khách hàng mục tiêu mà bạn vẽ ra.
  • Những người mà bạn có thể thuyết phục họ trả tiền sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn và chuyển đổi họ thành khách hàng trung thành.

Vai trò của khách hàng tiềm năng đối với doanh nghiệp

Sau khi hiểu rõ về khái niệm khách hàng tiềm năng là gì, bạn có thắc mắc họ đóng vai trò thế nào đối với doanh nghiệp không? Gồm có 3 vai trò chính:

Khách hàng tiềm năng là gì trắc nghiệm
Vai trò của khách hàng tiềm năng đối với doanh nghiệp

Trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp

Khách hàng tiềm năng mang đến tỷ lệ chuyển đổi cao, từ những người tìm đọc thông tin cho đến việc tìm hiểu sản phẩm – cân nhắc rồi chuyển đổi thành khách hàng thực sự. Điều này có nghĩa là họ trực tiếp chốt đơn – chi tiền để sử dụng, trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của bạn. Từ đó giúp doanh nghiệp có doanh thu để phát triển.

Khách hàng tiềm năng chính là kênh marketing 0Đ

Việc chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực sự nếu diễn ra thành công, thì công đoạn chuyển đổi họ sang khách hàng trung thành trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Lúc này, khách hàng sẽ là một kênh marketing của thương hiệu, thông qua hình thức truyền miệng và kêu gọi người thân, bạn bè sử dụng sản phẩm. Tất nhiên là để đạt điều trên thì trước tiên chất lượng sản phẩm/dịch vụ của bạn phải thật tốt, có sự đầu tư kỹ càng.

Tiêu chí để đánh giá hiệu quả bán hàng và marketing

Bán hàng và marketing thực chất là tìm kiếm nhu cầu của khách hàng và đáp ứng tốt nhu cầu của họ bằng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Vì vậy, công đoạn xác định và tìm chính xác khách hàng tiềm năng cho thấy hiệu quả của việc làm marketing. Có thể nói đây cũng là tiêu chí để đánh giá năng lực làm việc của dân làm marketing.

Xem thêm: 8 cách biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành

Các phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Tiếp nối khái niệm và vai trò của khách hàng tiềm năng, công đoạn tiếp theo là tìm kiếm và thu hút khách hàng về cửa hàng của bạn. Công đoạn này đòi hỏi bạn phải tận dụng các phương tiện một cách triệt để, để tìm kiếm khách hàng đạt hiệu quả tốt. Sau đây là một vài phương pháp bạn có thể tham khảo:

Quảng cáo trực tuyến

Sử dụng công cụ quảng cáo trực tuyến để tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Công cụ này dễ nhận biết nhất là website của bạn hoặc đặt banner quảng cáo trên Google theo hình thức email marketing. Cách tìm kiếm này cho phép khách hàng tìm thấy thông điệp quảng cáo thông qua hoạt động search từ khóa tương đồng với nội dung mà bạn thiết lập trước đó. Bạn có thể đặt mức chi phí hàng tháng cho quảng cáo và theo dõi hiệu quả từng đợt chiến dịch một cách chủ động.

Sử dụng báo chí

Báo chí cũng là công cụ lý tưởng để quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên trong thời buổi công nghệ phát triển bạn không nên quá tập trung vào hình thức này khi mới vừa chạy quảng cáo. Trước tiên bạn nên thử nghiệm một vài mẫu quảng cáo nhỏ để tìm khách hàng tiềm năng và phân loại để xem hiệu quả mang lại thế nào rồi hẵn tiếp tục đầu tư. Tránh tình trạng “đốt tiền” vào các công cụ để tìm kiếm mà không đạt được kết quả gì.

Khách hàng tiềm năng là gì trắc nghiệm
Sử dụng quảng cáo trực tuyến để tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Sử dụng Affiliate marketing (Tiếp thị liên kết)

Bạn cũng có thể cân nhắc việc dùng Affiliate marketing. Việc này sẽ tăng khả năng nhận diện thương hiệu nhanh hơn, thúc đẩy khách hàng nhanh chóng có nhu cầu với sản phẩm/dịch vụ của bạn và chốt đơn. Hãy để sản phẩm của bạn được quảng cáo theo mô hình PPC (pay per click) hoặc PPA (pay per action) bởi những người nổi tiếng (publisher) thật phù hợp. Khách hàng ngày nay cũng có xu hướng tin tưởng và ủng hộ người nổi tiếng bằng cách mua sản phẩm mà người nổi tiếng giới thiệu đến họ.

Học tập từ đối thủ

Liệt kê và tham khảo các ý tưởng từ các đối thủ cạnh tranh chính là bước đi khôn ngoan, không phải để sao chép hay dùng chiêu trò đánh bại họ. Mà để bạn nắm rõ hoạt động của họ, biết được họ đã và đang làm gì, từ đó lên kế hoạch – tìm kiếm thế mạnh của chính mình để hoàn thiện tốt hơn. Bước trước đối thủ một bước mở rộng cơ hội cạnh tranh cho mình.

Quảng bá sản phẩm qua các sự kiện xã hội

Các sự kiện triển lãm, chợ thương mại là những địa điểm lý tưởng để bạn mang sản phẩm/dịch vụ của mình đến gần hơn với khách hàng. Song song kết hợp với mạng lưới cá nhân để mở rộng phạm vi quảng bá. Cụ thể là bạn có thể chia sẻ sản phẩm của mình đến người thân, bạn bè để họ sử dụng, trải nghiệm và giới thiệu đến cho những người khác.

Khách hàng tiềm năng là gì trắc nghiệm
Quảng bá sản phẩm/dịch vụ qua sự kiện xã hội, đăng tin trên diễn đàn và áp dụng telesales

Đăng tin trên các diễn đàn

Việc đăng tin trên các diễn đàn, trang rao vặt đòi hỏi bạn cần phải kiên trì với tần suất đăng liên tục để Google nhanh chóng chú ý đến website và các thông tin mà bạn chia sẻ. Từ đó khách hàng tiềm năng cũng sẽ tìm thấy giải pháp mà họ đang cần từ sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp thông qua các thanh tìm kiếm.

Telesales

Một phương pháp phổ biến nhưng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt được đa số các doanh nghiệp/cửa hàng áp dụng, chính là telesales. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần có một danh sách thông tin khách hàng, tuổi – địa chỉ, nghề nghiệp, sở thích,… Việc này nhằm giúp nhân viên sale dễ dàng trong việc liên lạc và nhắm đúng nhu cầu của khách hàng, rồi thuyết phục họ quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Xem thêm: Xây dựng tệp khách hàng tiềm năng từ chương trình khách hàng thân thiết

Chung quy lại, trước khi áp dụng các phương pháp để tìm kiếm khách hàng tiềm năng cần có thời gian để xác định. Mà muốn xác định chính xác, bạn phải nắm được danh sách khách hàng thì mới có thể theo dõi và quan sát hành vi mua sắm của họ. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của công nghệ thì bạn không phải quá lo lắng việc quản lý, lưu trữ danh sách khách hàng gặp khó khăn, dễ thất lạc. CRM – hệ thống quản lý quan hệ khách hàng sẽ giúp bạn:

  • Thu thập và lưu trữ thông tin khách hàng trở nên đơn giản hơn. 
  • Lưu trữ hành vi, thói quen mua sắm của khách hàng giúp bạn tiện quan sát và lên các kế hoạch tiếp thị phù hợp.
  • Dựa trên các dữ liệu mà bạn có được để nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Vậy phần mềm quản lý bán hàng đa kênh của GoSELL có tích hợp CRM không? Câu trả lời là: “CÓ”. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về lợi ích và tính năng của CRM GoSELL ngay nhé.

CRM GoSELL – quản lý và lưu trữ thông tin khách hàng dễ dàng hơn bao giờ hết

CRM GoSELL – quản lý khách hàng gồm các lợi ích và tính năng sau:

Lợi ích khi sử dụng tính năng CRM?

  • Thu thập thông tin khách hàng: khi khách hàng đã thực hiện hành động mua sắm thì thông tin của họ sẽ được thu thập và lưu trữ trên trang quản trị GoSELL.
  • Gia tăng doanh số bán hàng: sau khi thu thập thông tin, dựa vào nhu cầu và sở thích của khách hàng, bạn có thể tạo ra những chiến dịch marketing cho từng nhóm đối tượng. Điều này giúp khách hàng tiếp tục quay trở lại doanh nghiệp/cửa hàng của bạn để mua sắm.
  • Hiểu rõ hành vi khách hàng: việc thông tin và lịch sử mua sắm được lưu lại giúp bạn dự đoán được hành vi của khách hàng trong tương lai. Khi đó, bạn dễ dàng đẩy mạnh chiến lược marketing như gửi email, thông báo đẩy nhắm đúng tâm lý của khách hàng.
  • Chăm sóc khách hàng: các dữ liệu mà bạn thu thập được như lịch sử mua hàng, email, số điện thoại và ngày sinh. Tất cả nhằm phục vụ tốt cho hoạt động chăm sóc khách hàng, gia tăng lượng khách hàng thân thiết.
Khách hàng tiềm năng là gì trắc nghiệm
CRM GoSELL – quản lý và lưu trữ thông tin khách hàng tiềm năng

Các tính năng của CRM

  • Lưu trữ toàn bộ thông tin khách hàng sau khi khách hàng đã đăng ký trên website/app bán hàng.
  • Đồng bộ thông tin khách hàng từ các kênh: website, Lazada, Shopee, cửa hàng, GoMUA,… trên một giao diện quản lý duy nhất.
  • Linh hoạt nhập xuất dữ liệu ra file Excel nhanh chóng. Dễ dàng theo dõi và báo cáo hoặc nhập danh sách khách mới từ nguồn bên ngoài lên trang quản trị.
  • Phân nhóm khách hàng dựa trên các tiêu chí: thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng, thông tin đơn hàng hoặc sản phẩm đã mua. GoSELL cho phép bạn phân loại từ 100 – 500 nhóm khách hàng khác nhau.
  • Thiết lập trạng thái khách hàng: tiềm năng, không tiềm năng, đã chốt đơn, chưa liên lạc được để thuận tiện cho việc phân loại khách hàng và có chiến lược tiếp cận phù hợp.
  • Phân bổ nhân viên chịu trách nhiệm quản lý – chăm sóc khách hàng cụ thể, điều này giúp bạn dễ dàng đánh giá năng suất của nhân viên thông qua cuộc tương tác giữa nhân viên với khách hàng.
  • Tính năng lọc và loại bỏ khách hàng không thuộc thành viên hoặc không còn mua sắm tại doanh nghiệp/cửa hàng, giúp bạn tập trung quản lý và thực hiện chương trình đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.
  • CRM sẽ lưu lại các khách hàng đã đăng ký thông tin trên Facebook, website, app bán hàng.

Hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ tích lũy thêm cho mình những xu hướng hữu ích về khách hàng tiềm năng là gì và cách tiếp cận. GoSELL luôn sẵn sàng trở thành một phần trong hành trình phát triển kinh doanh của bạn.