Lên lương tháng 1 năm 2023

Bộ này dự kiến có 2.000 DN thuộc nhiều nhóm, ngành tại 18 tỉnh, TP đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước sẽ được tiến hành khảo sát tiền lương và mức sống tối thiểu. Đón nhận thông tin này, nhiều người lao động rất phấn khởi, bởi từ năm 2020 Nhà nước chưa điều chỉnh lương tối thiểu.

Theo số liệu thống kê mới đây, các yếu tố liên quan đến tiền lương như tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng hơn 5%, năng suất lao động cũng tăng bình quân tới 5,8%/năm. Chính vì thế việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, hiện nhiều DN vẫn dựa vào mức lương tối thiểu Nhà nước quy định (vùng 1 là 4.420.000 đồng/tháng; vùng 2 là 3.920.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng; vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng) để làm căn cứ tính lương cho công nhân.

Trong khi tình hình vật giá leo thang, dịch bệnh Covid-19 kéo dài, với đồng lương eo hẹp khiến cuộc sống của người lao động (NLĐ) và gia đình họ càng khốn đốn hơn. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới thời gian qua diễn ra tranh chấp giữa NLĐ và sử dụng lao động tại một số khu công nghiệp.

Từ những phân tích về các chỉ số GDP, CPI, năng suất lao động, các chuyên gia lao động cho rằng, chúng ta đang nợ NLĐ một khoản tăng lương trong 2 năm 2020 và 2021 khoảng 10%, rất cần phải thực hiện ngay trong năm 2022. Nếu chúng ta cứ trì hoãn, đời sống của công nhân lao động càng khó khăn hơn, khó có thể yên tâm lao động sản xuất. Không những thế, nếu chờ đến năm 2023 mới điều chỉnh tăng lương tối thiểu đồng nghĩa với phải tính toán mức bù đắp được phần của 3 năm không tăng cho NLĐ. Và, nếu mức tăng lương tối thiểu nhiều sẽ gây sốc và vượt quá khả năng chi trả của DN.

Mặt khác, theo quy định, mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ. Tuy nhiên, hiện nay, theo tính toán của chuyên gia công đoàn, mức lương tối thiểu đang “nợ” mức sống tối thiểu khoảng 15%. Đó là lý do công nhân luôn có nhu cầu làm thêm, kể cả những người đang đi tìm việc đều hỏi chủ sử dụng lao động có tăng ca thì mới nộp hồ sơ.

Một vấn đề hiện nay, đó là mức sống tối thiểu của NLĐ đang được thực hiện theo tỷ lệ: 48% lương thực thực phẩm và 52% phi lương thực thực phẩm. Các chuyên gia nghiên cứu về lao động cho rằng, cũng cần điều chỉnh theo hướng tăng tỷ lệ phi lương thực thực phẩm và giảm tỷ lệ lương thực thực phẩm. Cũng bởi trong tình hình hiện nay, bên cạnh việc ăn uống đủ chất để phòng chống dịch bệnh, người công nhân còn phải chi phí cho việc khám chữa bệnh, thuê người trông giữ con…

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hậu quả dịch Covid-19”, các DN đã trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu cho NLĐ hoàn toàn chính đáng. Để giữ chân NLĐ trong bối cảnh tuyển dụng người làm rất khó khăn, đã có những DN chấp nhận tăng lương để động viên và chia sẻ với NLĐ. Về phía NLĐ rất phấn khởi đã làm việc hăng say, tăng năng suất lao động để đáp lại tấm chân tình của chủ sử dụng lao động.

Xem xét để tăng lương ngay trong năm 2022 đó đang là yêu cầu mà NLĐ đặt ra nhằm bù đắp cho những khó khăn sau 2 năm đối phó với đại dịch và thực hiện mở cửa kinh tế - xã hộ trở lại.

  • 01 September, 2022
  • Thúy Anh
Lên lương tháng 1 năm 2023
Hội nghị về điều chỉnh mức lương cơ bản năm 2023 của Bộ Lao động đã quyết định, kể từ năm 2023, lương cơ bản hằng tháng sẽ được tăng từ 25.250 Đài tệ lên 26.400 Đài tệ, tức tăng 4,56% (Ảnh do pv RTI chụp)

Ngày 01/09, Bộ Lao động đã tập hợp đại diện của 4 bên gồm người sử dụng lao động, người lao động, chính phủ và học giả (chuyên gia nghiên cứu), để thảo luận về điều chỉnh mức tăng lương cơ bản vào năm sau, vào trưa cùng ngày đã có quyết định chính thức: kể từ năm 2023, lương cơ bản hằng tháng sẽ được tăng từ 25.250 Đài tệ lên 26.400 Đài tệ, tức tăng 4,56%, lương tính theo giờ sẽ được tăng từ 168 Đài tệ lên 176 Đài tệ, tức tăng 4,8%. Đại diện của phía người lao động là ông Giang Kiến Hưng - Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công đoàn Sản xuất Toàn Quốc, bày tỏ, kết quả này có được là nhờ cả hai bên người sử dụng lao động và người lao động đều đã có sự nhường bộ.

Do trước hội nghị của Bộ Lao động, Tổng Công đoàn Sản xuất Toàn Quốc đã từng kêu gọi rằng, muốn điều chỉnh mức lương cơ bản thì phải có sự tăng lên rõ rệt, lương cơ bản hằng tháng nên điều chỉnh lên đến 28.000 Đài tệ, nhưng tại sao lại không kiên quyết đến cùng? Ông Giang Kiến Hưng bày tỏ, do trong hội nghị, đại diện cả hai bên người sử dụng lao động và người lao động đều có lập trường riêng của mình, không khí hội nghị căng thẳng, cuối cùng do Bộ trưởng Bộ Lao động đưa ra quyết định, chính phủ cũng cam kết sẽ cung cấp sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nên sau đó hai bên cùng nhượng bộ, và hy vọng mọi người có thể cùng nỗ lực vì kinh tế của Đài Loan, giúp nhu cầu sinh hoạt cơ bản của người lao động được nâng cao.

Bộ Lao động cho biết, kể từ khi Tổng thống Thái Anh Văn nhậm chức đến nay, hằng năm đều tổ chức thảo luận về vấn đề lương cơ bản và có sự điều chỉnh ổn định qua từng năm, đến nay lương cơ bản hằng tháng đã được điều chỉnh 7 lần, từ 20.008 Đài tệ tăng lên 26.400 Đài tệ, tương đương tăng 31,9%, còn lương tính theo giờ thì được điều chỉnh 8 lần, từ 120 Đài tệ lên 176 Đài tệ, tương đương tăng 46,7%.

Truyền thông đặt câu hỏi, mặc dù lương cơ bản hằng tháng được điều chỉnh lên 26.400 Đài tệ vào năm sau, nhưng vẫn còn cách xa so với con số mục tiêu và hy vọng trước khi mãn nhiệm của Tổng thống Thái Anh Văn là 30.000 Đài tệ, Bộ trưởng Bộ Lao động Hứa Minh Xuân bày tỏ, trên con đường hướng đến mục tiêu ấy, không có ai ngờ rằng sẽ gặp phải trận đại dịch trăm năm có một, hơn nữa còn ảnh hưởng tận 3 năm, cho nên lương cơ bản của năm 2021 mới chỉ điều chỉnh tăng 0,84%, và trên con đường hướng đến mục tiêu ấy, cũng còn phải cân nhắc đến những khó khăn mà các ngành nghề đang gặp phải, để tránh tạo cú sốc quá lớn cho thị trường lao động trong nước.

Thúy Anh

Phản hồi liên quan

Tin tứcmore

  • Trong 36 đới đứt gãy trên toàn Đài Loan, đới đứt gãy nằm ở chân núi sát vùng lòng chảo Đài bắc có mức độ nguy hiểm cao nhất
  • Cục Du lịch triển khai “Lễ hội xe đạp du lịch Đài Loan” , tạo ra thương hiệu mới cho phong trào đi xe đạp
  • Đài Loan sắp mở cửa biên giới, các quốc gia mà du khách Đài Loan ưa chuộng nhất là Nhật Bản, Mỹ và Đức
  • Tàu chiến của Mỹ và Canada đi ngang qua eo biển Đài Loan, theo Bộ Ngoại giao Đài Loan: đồng minh bày tỏ phản đối ý đồ khuếch trương của Trung Quốc
  • Tổng diễn tập phòng chống thiên tai tại Hoa Liên vào 21/9, Tổng thống nhấn mạnh phải nâng cao khả năng tự hỗ trợ
  • Bộ trưởng Kỹ thuật số Đường Phụng : chính phủ đặt 3 mục tiêu chính để xây dựng Đài Loan thành quốc gia thông minh an toàn và có khả năng khôi phục tốt