Liên hệ bản thân về phong cách lãnh đạo của Bác

Thực tế này vừa phản ánh phong cách làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu mới, vừa phản ánh sự yếu kém về năng lực, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những nét nổi bật trong phong cách làm việc của Người là nói đi đôi với làm. Người làtấm gương sáng về nói đi đôi với làm cho mọi người học tập và làm theo. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá: “Mọi lời nói, việc làm của Hồ Chí Minh đều thiết thực và cụ thể. Nói là làm, thường là làm nhiều hơn nói, có khi làm mà không cần nói, tư tưởng hiện ra trong hành động”(1).

Sinh thời, Hồ Chí Minh đã phê phán một số cán bộ chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác, nhưng một việc thiết thực cũng không làm được và yêu cầu cán bộ, đảng viên nói là phải làm, “nói ít, bắt đầu bằng hành động”, “tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”(2). Muốn vậy phải luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình những lời mình đã nói, những việc mình đã làm để phát triển điều hay, sửa đổi khuyết điểm của mình, đồng thời phải hoan nghênh người khác, phê bình mình, phải chống bệnh hữu danh, vô thực, bệnh hình thức. Về phía tổ chức đảng, Người chỉ rõ: “Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và những chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng”(3).

Với cương vị, trọng trách của người đứng đầu Đảng và Nhà nước, phong cách làm việc nói đi đôi với làm của Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng lãnh đạo và uy tín của Đảng, đến mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân cũng như việc hoàn thiện nhân cách người cán bộ, đảng viên và phát huy vai trò của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể.Trong tình hình hiện nay, việc đổi mới phong cách làm việc theo tư tưởng và tấm gương về phong cách làm việc của Hồ Chí Minh nói đi đôi với làm đang làvấn đềcấp thiết.

Có thể khẳng định, những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước thời gian qua luôn gắn liền với vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên; trong đó phải nhắc tới những cố gắng của họ trong việc rèn luyện phong cách làm việc mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Phần đông đội ngũ cán bộ, đảng viên đã thực hiện tốt nói đi đôi với làm, nêu gương trước cấp dưới. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý vẫn bộc lộ nhiều hạn chế trong phong cách làm việc: nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, nói hay làm dở, nói một đằng làm một nẻo… Một số cán bộ, đảng viên là cấp uỷ viên, cán bộ giữ vị trí lãnh đạo, quản lý còn có những biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ‎ý làm trái các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quan liêu, chuyên quyền, độc đoán, hống hách với nhân dân… Tình trạng này không những làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng mà còn làm cho kỷ cương, phép nước bị coi thường. Thực tế này vừa phản ánh phong cách làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu mới, vừa phản ánh sự yếu kém về năng lực, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Để khắc phục những hạn chế yếu kém trong phong cách làm việc, thực hiện có hiệu quả nói đi đôi với làm, góp phần xây dựng phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên hiện nay, các cấp uỷ, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cần tiếp tục đổi mới giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về tư tưởng và phong cách làm việc của Hồ Chí Minh. Đồng thời, tự bản thân của mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng,cóý thức nghiêm túckhắc phụcnhững tác hạido phong cách làm việc gây ra, ảnh hưởng đến tổ chức, cơ quan, đơn vị cũng như đối với người khác. Trong làm việc, người cán bộ, đảng viên phải nêu gương, thể hiện rõ thái độ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể và cấp dưới, biết tự chỉ trích để tiến bộ.

ThS. Thái Bảo

Văn phòng Tỉnh ủy Đồng Nai

-----------------------------

(1)Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh - Một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, NXB Sự thật, HN, 1990, tr. 64-65.

(2)Hồ Chí Minh, Toàn tập,NxbCTQG-ST, HN.2002, tập 5, tr.108.

(3)Hồ Chí Minh, Toàn tập,NxbCTQG-ST, HN.2002, tập 5, tr.250.

Nguồn:http://www.xaydungdang.org.vn/Home/tutuonghochiminh/2012/5179/Hoc-tap-phong-cach-lam-viec-cua-Ho-Chi-Minh.aspx

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu cầu nêu gương trước hết là về đạo đức cho tất cả những cán bộ, đảng viên. Vì vậy mỗi cá nhân luôn cần phải học tập theo gương của Người, nội dung bài viết dưới đây sẽ liên hệ bản thân về phong cách quần chúng và phong cách nêu gương.

Tư tưởng về phong cách quần chúng của Hồ Chí Minh

– Phong cách quần chúng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu sắc những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: Quần chúng chính là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có một lòng tin tưởng vô tận đối với quần chúng, luôn quan tâm chăm lo tăng cường mối liên hệ với quần chúng, coi đó chính là nguồn gốc để tạo nên sức mạnh, tạo nên mọi chiến thắng cho sự nghiệp cách mạng.

– Phong cách này được thể hiện qua việc sâu sát với quần chúng, vì lợi ích của quần chúng nhân dân, đi đúng đường lối, lắng nghe ý kiến của quần chúng, của những người chiến sĩ cộng sản suốt đời luôn phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp giải phóng giai cấp.

– Người yêu cầu các cán bộ, đảng viên gần dân để thấu hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và bản thân là một tấm gương sáng về phong cách gần dân.

– Hồ Chí Minh yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải đi đúng đường lối quần chúng đồng thời chính bản thân của Người luôn nêu cao tấm gương về lòng yêu mến và tin tưởng rất mực vào sức mạnh của nhân dân.

– Mỗi cán bộ, đảng viên cần phải luôn biết phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của tập thể, lợi ích của nhân dân. Phải yêu dân, kính dân thì thì dân mới dành cho mình sự kính yêu; điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Từ đó thấy được rằng chính tư tưởng yêu nước thương dân suốt đời vì dân của Hồ Chí Minh đã thể hiện ra bên ngoài bằng phong cách quần chúng ở Người. Do vậy việc liên hệ bản thân về phong cách quần chúng và phong cách nêu gương có ý nghĩa rất lớn với mỗi cá nhân hiện nay.

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về phong cách nêu gương

Theo như Chủ tịch Hồ Chí Minh thì nêu gương trước hết là phải làm gương trong công việc, từ những công việc nhỏ đến những việc lớn. Phải thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và nói cần phải đi đôi với làm.

– Cần nêu gương trên ba mối quan hệ đó là đối với mình, đối với người và đối với việc. Với bản thân mình thì không được tự cao tự đại mà cần phải luôn cố gắng học tập, có tinh thần cầu tiến, phải tự phê bình bình. Đối với người khác thì bản thân cần phải luôn giữ được thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không lừa lọc, dối trá..; đối với việc thì dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ được nguyên tắc để công việc lên trên, lên trước việc tư.

– Muốn nêu gương được thì nói phải đi đôi với làm, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức mẫu mực cho các thế hệ học tập và noi gương.

– Để việc giáo dục bằng nêu gương đạt được kết quả cao thì theo người phải lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng cách mạng và xây dựng con người mới, cuộc sống mới.

Trong một gia đình cha mẹ sẽ làm tấm gương cho các con học tập, anh chị là tấm gương cho các em; trong nhà trường thì thầy cô giáo sẽ là tấm gương cho học sinh noi theo; trong các cơ quan tổ chức thì cán bộ lãnh đạo sẽ là tấm gương cho cấp dưới, người này có thể nêu gương cho người khác.

Trong cuộc sống hằng ngày mỗi cán bộ, mỗi đảng viên không những phải có trách nhiệm tự tu dưỡng, tự rèn luyện đạo đức, nhân cách mà còn cần phải là một tấm gương sáng để nhân dân noi theo.

Từ những tư tưởng đạo đức đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo nên một phong cách nêu gương, tự giác gương mẫu của người, suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước, cho độc lập dân tộc, là tấm gương sáng cho tất cả các thế hệ noi theo. Nội dung tiếp theo sẽ liên hệ bản thân về phong cách quần chúng và phong cách nêu gương.

Tự liên hệ bản thân về phong cách quần chúng và phong cách nêu gương Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng cho tất cả các thế hệ noi theo, nội dung này sẽ liên hệ bản thân về phong cách quần chúng và phong cách nêu gương như sau:

– Mỗi cá nhân cần phải luôn tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, rèn luyện phong cách tư duy, có tinh thần độc lập, sáng tạo, có bản lĩnh chính trị vững vàng, dám chịu trách nhiệm, phải có chính kiến riêng, luôn là tấm gương sáng để mọi người noi theo.

– Phải tự rèn luyện tác phong quần chúng, dân chủ và khoa học trong công việc; muốn tạo mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân thì phải chịu khó đi đến những cơ sở để nắm vững tình hình, nắm được tâm lý và lắng nghe ý kiến của dân.

– Giải thích chi tiết những vấn đề dân chưa hiểu, nếu có khuyết điểm thì phải thật thà tự phê bình trước dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình; không được kiêu ngạo mà phải thấu hiểu là luôn sẵn sàng học hỏi nhân dân.

– Luôn nỗ lực phấn đấu để nâng cao hiệu quả trong việc rèn luyện về sự nêu gương. Để có thể nêu gương cho quần chúng thì bản thân mỗi người phải không ngừng học tập rèn luyện, luôn quan tâm sâu sát và lắng nghe ý kiến của nhân dân.

Mong rằng qua bài viết trên của Tư vấn Hoàng Phi đã cung cấp cho quý độc giả những thông tin cần thiết về tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về phong cách nêu gương và liên hệ bản thân về phong cách quần chúng và phong cách nêu gương hiện nay.