Mai xuân thông chủ tịch thành phố thanh hóa

Khi nghe đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nói về việc đường dân sinh hư hỏng nhiều sau khi hoàn thành cao tốc mà chưa được sửa chữa kịp thời, ông Mai Xuân Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - "cảm thấy rất buồn". Nhưng nếu đi thực tế tại thời điểm này, ông Liêm chắc còn buồn hơn.

Mai xuân thông chủ tịch thành phố thanh hóa
Tỉnh lộ 525 (qua xã Thăng Bình, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) vẫn chưa được sửa chữa, hoàn trả khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Quách Du

Trước đó, sáng 7.11, trong phần chất vấn Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Vũ Xuân Hùng (ĐBQH đoàn Thanh Hóa) cho biết, các dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam đưa vào khai thác sử dụng đã tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn thời gian đi lại giữa các địa phương. Tuy nhiên, "hệ lụy để lại cũng không phải là nhỏ".

Đại biểu Hùng nói: "Tôi ví dụ dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - QL45 qua Thanh Hóa dài 49,2 km. Nhưng sau 3 năm thi công đã làm hư hỏng 92,7 km đường dân sinh, ảnh hưởng tới người dân rất lớn. Địa phương phản ánh tới các ban quản lý của Bộ GTVT, các nhà thầu nhưng không xử lý được" - ông Hùng nói.

Tại buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa chiều 11.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Thanh Hóa báo cáo có hay không việc "làm mấy chục km đường cao tốc Bắc - Nam mà làm hỏng gần 100 km đường dân sinh, nếu đúng thực tế phải xử lý trách nhiệm".

Mai xuân thông chủ tịch thành phố thanh hóa
Ông Mai Xuân Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - cho hay, “rất buồn” khi nghe ĐBQH phản ánh về tình trạng đường dân sinh xuống cấp. Ảnh: M.H

Báo cáo Thủ tướng trong buổi làm việc, ông Mai Xuân Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - cho biết: "Khi nghe thông tin đại biểu Quốc hội phát biểu ảnh hưởng của cao tốc thì cá nhân tôi rất buồn vì ý kiến đó". Vì theo ông, "các tuyến đường hư hỏng thì sửa ngay khi thi công và nhóm đường dân sinh cấp thôn, xã, cấp huyện đã sửa chữa hoàn thành". Cũng theo ông Liêm: "Đến giờ phút này cũng không có người dân nào khiếu nại, những gì tốt nhất cho dân thì cũng đã làm".

Ngay sau phát biểu cảm thấy “rất buồn” của ông Mai Xuân Liêm, phóng viên Lao Động đã có chuyến khảo sát hầu khắp các huyện bị ảnh hưởng bởi thi công cao tốc, nhất là 2 huyện Nông Cống và Hà Trung. Thực tế, hầu hết tuyến đường dân sinh từng là con đường phục vụ thi công cao tốc đang nát bét, ổ gà, ổ voi; nước đọng, sình lầy, nguy hiểm có ở khắp các cung đường. Người dân, nhiều cán bộ địa phương ca thán và mong các cơ quan quản lý nhanh chóng khắc phục.

Mai xuân thông chủ tịch thành phố thanh hóa
Đoạn đường dân sinh bị băm nát bởi xe thi công cao tốc ở huyện Hà Trung. Nếu xuống thực tế, chắc ông Liêm sẽ thấy buồn hơn. Ảnh: Quách Du

Ông Vũ Hữu Thiện - Chủ tịch UBND xã Thăng Bình, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn xã có 2 tuyến tỉnh lộ là 525 và 512 đi qua, trong thời gian thi công tuyến cao tốc, đơn vị thi công đã có văn bản mượn đường để phục vụ thi công. Đến nay, đoạn tỉnh lộ 525 (qua xã Thăng Bình) vẫn chưa được sửa chữa, hoàn trả khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Theo UBND huyện Nông Cống (Thanh Hóa), các tuyến đường cho nhà thầu mượn đều bị xuống cấp trầm trọng, hư hỏng toàn bộ kết cấu nền đường và mặt đường, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân nhưng chưa được sửa chữa dù huyện đã làm công văn đề nghị nhiều lần.

Cao tốc Bắc - Nam là công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng, việc đẩy nhanh thi công và đưa vào sử dụng đã minh chứng giá trị to lớn của huyết mạch giao thông quan trọng này. Nhân dân đều trông chờ và vì vậy, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, chấp nhận di dời nhà cửa, chia tay ruộng vườn, nhường đất cho con đường lớn đi qua, chấp nhận sống chung với tiếng ồn, bụi bặm, ô nhiễm khi thi công cao tốc; sẵn sàng nấu nước, mời cơm kỹ sư, công nhân làm đường…

Nhưng cao tốc xong rồi, việc hoàn trả đường dân sinh là rất quan trọng. Cao tốc xe lớn chạy vù vù nhưng người dân địa phương vẫn chủ yếu sống với đường dân sinh. Dự án lớn qua đi, người dân địa phương cần trở lại nhịp sống lao động, sinh hoạt đời thường. Nhưng nếu đường dân sinh vẫn trong tình trạng nát bét như hiện nay, xã, huyện kêu mãi đơn vị thi công vẫn chưa có kế hoạch sửa chữa, hoàn trả như ở Nông Cống thì nếu xuống địa bàn, chắc chắn ông Phó Chủ tịch tỉnh sẽ càng buồn hơn.

Mai xuân thông chủ tịch thành phố thanh hóa

Họ và tên: Mai Xuân Minh

Tên thường gọi: Mai Xuân Minh

Ngày sinh: 01/10/1942

Giới tính: Nam

Dân tộc: Mường

Tôn giáo: Không

Quê quán: Xã Thành Tám, huyện Thạch Thành , Thanh Hoá

Trình độ học vấn: Đại học

Trình độ chính trị:

Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Nông nghiệp

Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

Nơi làm việc: Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Ngày vào đảng: ...

Nơi ứng cử: Thanh Hoá

Đại biểu Quốc hội khoá: X

Đại biểu chuyên trách: Không

Mai xuân thông chủ tịch thành phố thanh hóa