Mật ong thường bị đóng đường (kết tinh) khi bảo quản không đúng cách

Khi bạn đọc bài viết này, chắc hẳn trong nhà bạn đang có 1 chai mật ong bị “biến đổi hình dạng” – đặc sệt ở đít chai hoặc toàn chai, hay còn gọi là mật ong kết tinh – đóng đường. Bạn đang hoang mang không biết hiện tượng này là gì? Phân vân không biết đây có phải chai mật ong chuẩn hay không? Còn sử dụng được tiếp hay không? Hãy ĐỌC BÀI VIẾT NÀY, APABEE sẽ giải đáp chi tiết cho bạn:

Mật ong kết tinh – đóng đường là gì?

Mật ong kết tinh – đóng đường là một quá trình tự nhiên không làm ảnh hưởng đến chất lượng mật ong.

Có 3 kiểu kết tinh:

  • Kết tinh hạt to trên 0,5 mm
  • Kết tinh hạt trung bình dưới 0,5 mm
  • Kết tinh mịn như mỡ lợn

Trích: Kỹ Thuật Nuôi Ong Nội Địa Cho Người Bắt Đầu Nuôi Ong – TS Phùng Hữu Chính – Trang 90

Tại sao mật ong kết tinh – đóng đường?

Mật ong kết tinh đóng đường là do các phôi mầm kết tinh (tinh thể đường) có sẵn trong mật hoa hoặc các đồ chứa, mật ong có lượng đường Glucoze càng cao thì kết tinh càng nhanh. Ở 14 – 20oC, mật ong kết tinh nhanh nhất.

APABEE xin chỉ rõ các yếu tố ảnh hướng đến quá trình bị kết tinh – đóng đường của mật ong:

Nhiệt độ (Quan trọng nhất)

  • Dưới 6oC Mật ong thường đặc, keo lại chứ rất khó kết tinh. Nhiều người thường dùng cách này để kiểm tra xem có phải mật ong chuẩn hay không. Cách này giờ không còn hiệu quả cao vì mật ong nuôi giờ rất rẻ, có loại chỉ có 100k/lít nên gần như không có mật ong giả.
  • Từ 14oC – 20oC Mật ong rất dễ bị kết tinh – đóng đường (Ngăn Mát tủ lạnh, hoặc thời tiết mùa Đông hoặc đầu Xuân của miền Bắc)
  • Trên 27oC đây là nhiệt độ làm cho mật ong kết tinh – đóng đường bị tan chảy. Nếu bảo quản mật ong ở nhiệt độ này, mật ong sẽ không bị kết tinh.
  • Trên 35oC, ở nhiệt độ này chúng ta không cần quan tâm đến mật ong bị kết tinh – đóng đường mà cần quan tâm đến hàm lượng HMF trong mật ong.

Lưu ý: Đừng vì sợ mật kết tinh mà để nơi có nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao. Nó sẽ tránh được kết tinh nhưng làm giảm chất lượng mật đó. Hãy có để nơi thoáng mát, tránh nắng, nhiệt độ từ 27oC – 30oC là được.

Nguồn hoa mà con ong khai thác

Tùy vào từng loại hoa mà có độ kết tinh khác nhau. Ví dụ mật của hoa vải, hoa nhãn kết tinh rất chậm, khó kết tinh – đóng đường. Còn mật của hoa bạc hà Hà Giang, hoa Cỏ Kim – đóng đường rất nhanh. Với mật ong hoa rừng, kể cả nuôi hay rừng tự nhiên, con ong đều hút rất nhiều loại hoa khác nhau. Vì thế với loại này, mật ong sẽ có độ kết tinh – đóng đường khác nhau dựa theo hoa mà chúng lấy.

Tỷ lệ nước – thủy phần trong mật ong

Mật ong là dung dịch đường quá bão hòa nên mật ong có hàm lượng nước càng thấp, mật càng đặc thì càng nhanh kết tinh – đóng đường và ngược lại.

Tỷ lệ đường Glucose có trong mật ong

Như chúng ta đã biết thành phần mật ong có FRUCTOSE và GLUCOSE. Tỷ lệ GLUCOSE / FRUCTOSE càng cao thì càng nhanh bị kết tinh – đóng đường và ngược lại.

Tạp chất trong mật hoa

Trong quá trình khai thác mật ong, thường lẫn phấn hoa, hạt, ong và nhiều khi còn là bụi mịn, bụi bẩn v.v… Chính yếu tố này gây nên kết tinh – đóng đường ở mật. Với mật ong rừng, do đặc thù phải trèo đèo lội suốt, người dân vắt thủ công nên dễ kết tinh – đóng đường nhất. 

Mật ong ăn đường có bị kết tinh?

Phần lớn mọi người nghĩ rằng mật ong bị kết tinh là do ong ăn thường, nhưng thực tế thì ngược lại hoàn toàn. Ong ăn đường và chuyển hóa thành mật ong thì mật ong rất sạch, không bao giờ bị kết tinh. Bạn hãy chú ý đến bình sấu hoặc mơ ngâm đường của các mẹ, các bà sẽ thấy rõ. Đường trong hũ sấu hoặc mơ đó sau một thời gian sẽ chuyển hóa thành dạng lỏng, đặc sệt chứ tuyệt đối không kết tinh lại thành đường như xưa.

Độ kết tinh – đóng đường của những loại mật ong phổ thông

Mật ong Khả năng kết tinh – đóng đường
Mật ong rừng Không xác định vì chất lượng của từng tổ, từng khu vực khác nhau. Đa số là kết tinh.
Mật ong bạc hà Hà Giang Dễ kết tinh
Mật ong hoa vải Khó kết tinh
Mật ong hoa nhãn Khó kết tinh
Mật ong hoa cà phê Khó kết tinh

Mật ong bị kết tinh – đóng đường có mất chất, sử dụng được không?

Trong điều kiện từ 6 – 20oC, mật ong rất hay bị kết tinh – đóng đường. Theo như phân tích ở trên, đây chỉ là sự tách nước và bão hòa của đường tự nhiên – những phản ứng mang tính chất vật lý, hóa học dạng đơn giản. Không hề có sự phản ứng hóa học nào trong quá trình kết tinh. Vì thế, mật ong bị kết tinh – đóng đường chỉ là thay đổi trạng thái tồn tại, không có bị mất chất, vẫn sử dụng bình thường.

Nhiều người cứ thấy mật ong đóng đường là nghĩ ngay tới mật ong giả, là mình bị lừa.

Nhưng mọi người phải xem xét kỹ các nguyên nhân của nó. Khoa học đã chứng minh, càng mật ong xịn có độ đậm đặc cao càng dễ bị kết tinh – đóng đường. Mọi người hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Nguyên nhân mật ong bị kết tinh – đóng đường khi sử dụng tại nhà

  • Thứ nhất: Bạn để chai mật ong ở dưới nền đá hoa, nền đất lạnh
  • Thứ hai: Bạn để chai mật ong vào trong tủ lạnh ngăn mát.
  • Thứ ba: Thời tiết trở lạnh, nhiệt độ giảm. Nhất là ở mùa đông ngoài miền bắc.

Cách xử lý khi mật ong bị kết tinh – đóng đường

Khi chai mật của bạn bị đóng đường, bạn hãy tham khảo những cách dưới đây để xử lý:

  • Nếu mật ong được đựng trong hũ thủy tinh, miệng lớn, bạn hãy cứ lấy thìa múc từng tảng ra để ăn trực tiếp (khá là ngon) hoặc pha chế, chế biến như bình thường.
  • Nếu mật ong được đựng trong chai thủy tinh, miệng nhỏ, bạn hãy ngâm chai thủy tinh vào nước ấm. Khi gặp nước ấm, những mảng kết tinh đó sẽ tự tan ra. và bạn sử dụng như mọi khi.
  • Nếu mật ong được đựng trong chai nhựa, miệng nhỏ thì tùy vào độ kết tinh sẽ có các xử lý khác nhau. Nếu mật ong sệt sệt như mỡ thì bạn chỉ cần bóp mạnh là ra. Khi gần hết thì dùng nước ấm đổ vào chai, lắc đều rồi uống. Nếu mật ong kết tinh đặc quánh, bóp mạnh khó ra thì bắt buộc bạn phải cắt vỏ chai và chuyển sang hũ thủy tinh để dùng.

Lưu ý: Không nên mang chai mật ong bị kết tinh – đóng đường ra ngoài nắng để mật ong chảy ra. Bởi vì khi phơi nắng, mật ong sẽ dễ bị tăng hàm lượng HMF trong mật ong làm chất lượng mật giảm xuống đôi chút. Mặc dù để thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến mật nhưng cẩn thận vẫn hơn. Dù sao thì cách ngâm nước ấm kia cũng khá là dễ làm.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của APA BEE về mật ong bị kết tinh – đóng đường. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ được bản chất và biết cách xử lý khi gặp hiện tượng này. Rất nhiều người chỉ dùng qua một hai loại mật, thấy nó kết tinh hoặc không kết tinh rồi áp cái suy nghĩ đó vào tất cả các loại mật còn lại. Không khác gì “thầy bói xem voi”.

Từ nay bạn đã biết được kiến thức chuẩn, hãy cứ yên tâm mà sử dụng mật ong bị kết tinh – đóng đường nhé.

April 1, 2022

Một ngày đẹp trời khi nhìn vào chiếc tủ trong nhà bỗng bạn thấy lọ mật ong bị đóng đường mất rồi. Chắc chắn ai cũng sẽ lo lắng rằng mật ong bị hư rồi chăng? Hay là mình mua phải mật giả mất rồi! Bạn hãy bình tĩnh xem qua bài viết dưới đây để xem thử rốt cuộc lọ mật ong của chúng ta bị gì và còn có cách cứu chữa không nhé!

Xem Nhanh

Dù là mật ong gì thì thành phần chính của chúng vẫn là đường gồm 31% đường glucose và 38,5% đường fructozo. Khi bảo quản mật ong ở trong nhiệt độ dưới 20 độ C, thì nước và đường trong mật ong sẽ bị bão hòa và xuất hiện hiện tượng kết tinh (dân gian còn gọi là đóng đường) 

Mật ong thường bị đóng đường (kết tinh) khi bảo quản không đúng cách

Bên cạnh đó, lượng đường glucose có trong mật khi bị tách nước sẽ tạo thành những hạt li ti rồi lắng xuống đáy chai hoặc nổi lên bề mặt. Điều đó có nghĩa, mật ong chứa càng nhiều glucose thì mức độ kết tinh sẽ càng cao.

Tóm lại là mật ong bị đóng đường không có nghĩa bị hư và mật ong nguyên chất vẫn bị đóng đường như thường.

Nhiệt độ thích hợp để bảo quản mật ong là nhiệt độ phòng khoảng 21- 26 độ C nếu nhiệt độ cao hoặc thấp hơn sẽ dễ khiến mật ong nhanh hỏng, dễ biến chất gây sẫm màu và mất vị ngon. Nếu bạn bảo quản mật ong ở nhiệt độ từ 15-20 độ C thì hiện tượng mật ong bị đóng đường chắc chắn sẽ xảy ra. Nhiệt độ bảo quản mật ong hoàn hảo nhất đó là dưới 10 độ C.

Mật ong thường bị đóng đường (kết tinh) khi bảo quản không đúng cách

Nguồn hoa lấy mật của ong và lượng phấn có trong mật

Tùy vào loại hoa khác nhau mà mật ong sẽ có thời gian kết tinh khác nhau.Một số loại hoa đại diện như mật ong hoa cà phê, mật ong hoa nhãn khó kết tinh hơn mật ong hoa cúc quỳ hay hoa keo…

Mật ong thường bị đóng đường (kết tinh) khi bảo quản không đúng cách

Mật ong nguyên chất khi chưa qua xử lý công nghiệp sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn phấn hoa, đây là yếu tố tạo thành lớp đường trong mật ong. Bên cạnh đó, mật ong khi đã được xử lý và được bán ra thị thường không bị kết tinh vì đã trải qua các quá trình xử lý dẫn đến không còn nguyên chất như ban đầu.

Như đã nói ở trên, mật ong bị đóng đường là hoàn toàn bình thường xảy ra do các hiện tượng tự nhiên như: nhiệt độ, thành phần của mật ong,...Vì vậy dù mật ong bị đóng đường nhưng nếu biết cách xử lý hợp lý thì vẫn sử dụng được bình thường. 

Mật ong thường bị đóng đường (kết tinh) khi bảo quản không đúng cách

3. Cách xử lý mật ong bị đóng đường?

Mật ong khi bị đóng đường nếu được xử lý đúng cách vẫn sẽ sử dụng được. Vậy cách làm như sau:

- 1 cái chậu vừa đủ để bỏ lọ mật ong của chúng ta

- 2 lít nước ấm khoảng 60 độ C.

- Bịt chặt hoặc vặn chặt dụng cụ đựng mật ong, sau đó ngâm phần mật ong bị đóng đường vào chậu nước ấm. Đổ nước ấm ngập phần mật ong bị đóng đường, thỉnh thoảng đảo chiều của lọ mật ong cho hơi nóng lan tỏa đều trong lọ mật. 

- Sau khi nước trong chậu đã nguội mà phần đóng đường vẫn chưa tan, ta đổ nước nguội đi, thay nước nóng mới vào. Sau mỗi lần thay nước, chú ý lau khô phần nắp chai, mở nắp ra để không khí bên trong thoát bớt, rồi mới vặn chặt vào ngâm tiếp. Vì mật ong khi gặp nhiệt độ cao, mật sủi bọt, nở, tạo khí khá nhiều. Tuyệt đối không đun, không sử dụng lò vi sóng, không phơi mật bị kết tinh dưới ánh nắng mặt trời.

Mật ong thường bị đóng đường (kết tinh) khi bảo quản không đúng cách

4. Cách bảo quản mật ong sau khi xử lý

Mật ong bị đóng đường sau khi được xử lý trở về trạng thái ban đầu chúng ta nên rót mật ra lọ thủy tinh hoặc hũ nhựa có miệng rộng. Nếu mật ong bị đóng đường lần hai chúng ta chỉ nên rã đông nốt lần này, vì khi mật ong bị ngâm đi ngâm lại trong nước ấm sẽ bị biến chất, không còn giữ được nhiều chất dinh dưỡng.  

Mật ong thường bị đóng đường (kết tinh) khi bảo quản không đúng cách

Trên đây là bài viết về nguyên nhân mật ong bị đóng đường và cách xử lý. Mua mật ong nguyên chất vừa nhiều tiền lại bảo quản khó. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích được cho chúng ta trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.